Nghiên cứu khoa học là một nội dung được rất nhiều người quan tâm bởi tính sáng tạo, tìm ra những cái hay, cái mới để có thể ứng dụng được tốt hơn trong cuộc sống hay có những tìm ra các mô hình mới và hiệu quả. Vậy Khách thể, chủ thể, phạm vi và đối tượng nghiên cứu là gì?
Mục lục bài viết
1. Khách thể nghiên cứu:
Là từ chỉ người. Trả lời cho câu hỏi chúng ta nghiên cứu ai? Học sinh, doanh nhân, quân nhân, bác sĩ, người lao động, lực lượng khủng bố, phe ly khai… những người tham gia hoặc mang trong mình đặc tính liên quan tới đối tượng nghiên cứu được gọi là khách thể nghiên cứu.
Ví dụ: hiện tượng tiêu cực của cảnh sát, biểu hiện suy thoái của cán bộ nhà nước, hoạt động kinh doanh của tiểu thương chợ An Tây, chiến lược phát triển sinh kế của người dân Hà Tĩnh, hiện tượng sử dụng tài liệu của sinh viên …
Có thể nói đối với một đề tài nghiên cứu thì hách thể nghiên cứu là một nội dung cực kỳ quan trọng, do đó, các thông tin này cần được xuất hiện ngay từ lúc ta đưa ra tên đề tài và xuất hiện ở trang đầu tiên ngoài cùng của báo cáo nghiên cứu.
Chúng ta cùng theo dõi một ví dụ cụ thể hơn về khách thể nghiên cứu qua đề tài nghiên cứu khoa học: “Quản lý hoạt động của tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”
+ Mục đích nghiên cứu của đề tài : Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh và hoạt động dạy – học môn Tiếng Anh ở nhà trường.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
Từ đó ta xác định được:
+ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
+ Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông.
+ Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên tổ bộ môn Hóa học và học sinh trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu về sau của đề tài đều tập trung xoay quanh nhóm khách thể nghiên cứu này.
Như vậy nếu theo dõi trên thực tế ta thấy khách thể nghiên cứu là nội dung quan trọng đối với đề tài nghiên cứu cụ thể, bên cạnh đó thì đối tượng – Khách thể – Phạm vi nghiên cứu sẽ cho thấy nghiên cứu của chủ thể thực sự tập trung vào điều gì, góp phần thể hiện quy mô cũng như tính khả thi của nghiên cứu ra sao để người đọc có thể nắm được và hình dung dễ dàng.
Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu cũng như xã hội. Có thể thấy bằng việc nghiên cứu khoa học thì người thực hiện nghiên cứu sẽ chủ động và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn có ý nghĩa giúp cho việc phát hiện và tạo ra những kiến thức cũng như các giải pháp để nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người…
2. Chủ thể nghiên cứu:
Để biết được chủ thể của nghiên cứu khoa học bạn hãy đặt caua hỏi bạn có đam mê với nghiên cứu khoa học? Vậy tại sao không thử sức trong một đề tài nghiên cứu tự chọn theo chuyên môn của mình? Hay bạn đang phân vân về trình độ liệu mình có đủ điều kiện để tham gia nghiên cứu khoa học? Vậy hãy xem bạn thuộc đối tượng nào trong những đối tượng dưới đây:
– Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu
– Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp
– Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước
– Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân
– Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,
Như vậy, có thể thấy trên đây là các chủ thể của nghiên cứu khoa học đây là những người thuộc các đối tượng trên đều có đầy đủ tố chất cần thiết để tiến hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên với đối tượng là sinh viên, bạn e ngại về kiến thức chuyên môn chưa đủ sâu, chưa đủ rộng để thực hiện một cuộc nghiên cứu hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể thử sức với một đề tài nhỏ, chủ đề hẹp, tích lũy dần kiến thức, kỹ năng cho cơ hộ sau này. Việc nghiên cứu khoa học từ khi còn là sinh viên giúp bạn có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ, trau dồi kiến thức chưa biết nhưng lại cần thiết đồng thời còn đem lại cho bản thân thêm kỹ năng mềm giúp ích cho các hoạt động mai sau.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Để hiểu thêm về phạm vi chúng ta hãy thử nghĩ ví dụ như khi chụp ảnh hoặc vẽ tranh, người nghệ sĩ không thể tái tạo lại toàn bộ khung gian mà họ thấy, sáng tác toàn thời gian và hàm chứa tất cả nội dung chỉ với một khung hình. Thường thì chúng ta sẽ căn máy để bắt lấy khoảnh khắc đắt nhất và khả thi nhất mà thôi. Phạm vi nghiên cứu cũng vậy.
Phạm vi nghiên cứu sẽ theo các khía canh như phạm vi theo không gian: Trả lời cho câu hỏi, bạn sẽ thực hiện nghiên cứu của mình ở đâu. Các thuật ngữ hành chính sẽ giúp bạn. Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.
Phạm vi thời gian là một phạm vi nghiên cứu giúp chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi, bạn thực hiện nghiên cứu này từ khi nào (thời gian) hoặc trong bao lâu (thời lượng). Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 12.2018 đến tháng 4/2019.
Cuối cùng đó là phạm vi về nội dung hay giới hạn của nó, ta thấy rõ ràng, bạn sẽ không đủ nguồn lực và nhân lực để thức hiện tất cả các vấn đề. Vậy nên ở mục đặt vấn đề mình đã khuyên các bạn giới thu hẹp lại vấn đề xã hội của mình thành vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nội dung trả lời cho câu hỏi, phần lớn nghiên cứu của bạn sẽ phân tích nội dung gì?
Ví dụ: trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm chủ yếu tới chiều cạnh tương tác vĩ mô giữa các tập đoàn kinh tế hơn là tương tác vi mô giữa các cá nhân giữa các tập đoàn.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Trước khi tìm hiểu về khái niệm đối tượng nghiên cứu ta cần hiểu khái niệm nghiên cứu là gì?
Trong một nghiên cứu ngoài phạm vi và khách thể, nội dung ra thì xác định đối tượng nghiên cứu rất quan trọng, được hiểu là một công việc được thực hiện bằng cách tìm hiểu, khảo sát, học tập có tính cách khoa học để khám phá kiến thức mới cũng như áp dụng những kiến thức của mình vào công việc nghiên cứu đó. Nghiên cứu bao gồm một hệ thống gồm những bước có trình tự để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu khoa học là một công cụ cho sự phát triển của khoa học, bất kỳ là khoa học thuần túy hoặc ứng dụng.
Hiện nay nếu nói về đối tương j nghiên cứu được định nghĩa thế nào thì không có định nghĩa về vấn đề này. Tuy nhiên có thể hiểu đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hiểu hơn về xác định đối tượng nghiên cứu bạn hãy nghĩa rằng với đề tài nghiên cứu là: Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Như vậy đối tượng nghiên cứu là việc đọc sách của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu ở trường Đại học Luật Hà nội và thời gian cho phép cuộc nghiên cứu diễn ra.
Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa – xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có:
– Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng.
– Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống
– Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất
– Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp.