Khả năng thanh toán ngắn hạn là một trong các hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp. Đây được coi là một khả năng thực hiện trong chuỗi các hoạt động chung. Vậy cụ thể, các hành vi được thể hiện là gì, đặc điểm cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là gì?
Định nghĩa
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là các hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ quá hạn phải trả của doanh nghiệp. Các hệ số này là căn cứ để doanh nghiệp xác đinh giá trị thực tế ngay tại thời điểm công ty xác định khả năng thanh toán. Việc tính toán các hệ số dựa trên các mục đích xem xét, đánh giá khác nhau mà đưa đến giá trị khác nhau.
Doanh nghiệp xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Mỗi góc độ lại cho đến một ý nghĩa khác nhau. Hướng đến phục vụ cho công tác đánh giá và nhận định thực tế khả năng ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nội dung này được thể hiện qua 3 góc độ:
– Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Có thể hiểu đây là khả năng doanh nghiệp dùng các tài sản hiện có để tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Với giá trị tài sản xác định, Doanh nghiệp có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn nào.
– Khả năng thanh toán nhanh: Có thể hiểu đây là khả năng doanh nghiệp dùng giá trị tài sản hiện có (đã loại bỏ hàng tồn) để tham gia vào hoạt động kinh doanh trước mắt. Doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản thanh toán nhanh nào.
– Khả năng thanh toán tức thời: Đây là góc độ xem xét có tính cụ thể và theo dõi chi tiết hơn. Các giá trị được xem xét trong xác định khả năng thanh toán chỉ dùng đến tiền và tương đương tiền. Trong đó, các khả năng được xem xét là nợ ngắn hạn, Nợ đến hạn phải trả, Nợ quá hạn trong còng ba tháng tính từ ngày đến hạn.
Như vậy với ba góc độ được thể hiện. Có thể thấy các góc độ này có sự xác định khác nhau về khả năng của công ty trong các mục đích khác nhau. Vì vậy mà các giá trị được xác định khả năng thanh toán nợ cũng không giống nhau. Trong điều kiện xác định cụ thể mà có thể sử dụng các tài sản hiện có; tài sản thực tế có giá trị trả nợ; hay chỉ được dùng tiền và các giá tri tương đương tiền.
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn được thực hiện bằng cách: tính và so sánh trị số của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn. Sau đó căn cứ vào kết quả so sánh, vào trị số và ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét.
2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Current ratio):
Đại lượng này là đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động trong khoảng thời gian trước mắt, được xác định là ngắn hạn. Để xem một doanh nghiệp có khả năng trước mắt ra sao, các tài sản trước mắt có thể tham gia vào hoạt động gì.
Được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả). Khả năng này được đánh giá dựa trên chỉ tiêu thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Trong đó:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Giá trị nhận được nhằm tạo số liệu giúp doanh nghiệp đánh giá Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của mình. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ bảo đảm về mặt tài sản hiện có của doanh nghiệp cho các khoản nợ. Với cùng một đơn vị tiền tệ, một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng mấy đồng tài sản ngắn hạn.
Nói cách khác, với giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Giá trị về hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp xác định các cách thức tham gia vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Hay có thể là việc sẽ sử dụng tài sản như thế nào vào sản xuất, chi phí đi kèm,…
3. Khả năng thanh toán nhanh (Acid – test ratio or Quick ratio):
Đại lượng này là đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Để xem một doanh nghiệp có khả năng trước mắt ra sao, các tài sản thực tế (không chứa hàng tồn) có thể tham gia vào hoạt động gì.
được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (đã loại bỏ hàng tồn kho) so với nợ ngắn hạn phải trả. Khả năng này được đánh giá thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Trong đó:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Giá trị nhận được nhằm tạo số liệu giúp doanh nghiệp đánh giá Khả năng thanh toán nhanh nợ của mình Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho. Nó cho biết mức độ bảo đảm về mặt giá trị tài sản thực tế có thể sử dụng của doanh nghiệp cho các khoản nợ. Với cùng một đơn vị tiền tệ, một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho.
Nói cách khác, sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho (là bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong tài sản ngắn hạn), giá trị thuần còn lại của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Giá trị về hệ số khả năng thanh toán nhanh giúp doanh nghiệp xác định cách thức tham gia vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Hay có thể là việc sẽ sử dụng tài sản như thế nào vào sản xuất, chi phí đi kèm,…
4. Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời được thể hiện là khả năng dùng các giá trị hiện có của doanh nghiệp bằng tiền hoặc tương đương tiền. Do tính tức thời phải được thực hiện ngay, nên các giá trị bằng tiền sẽ là đặc trưng cho khả năng này.
Khả năng thanh toán tức thời có sự phân tích phức tạp hơn hai góc độ về khả năng thanh toán nợ được tìm hiểu ở trên. Cùng để tính toán khả năng thanh toán tức thời, nhưng nhằm các mục đích khác nhau sẽ cho ra các công thức tính khác nhau. Việc xem xét khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp phải dựa trên ba chỉ tiêu sau:
4.1. Khả năng thanh toán tức thời toàn bộ nợ ngắn hạn:
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời nợ ngắn hạn = Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
Thay vì các giá trị được quy đổi bằng tài sản hiện có như các cách tính giá trị khác. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp hiện còn các khoản tiền hay tương đương tiền nào. Có thể dùng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nào. Với cùng một đơn vị tiền tệ, thực tế một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Nói cách khác, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn hay không.
4.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn:
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn = Tiền và tương đương tiền/Nợ đến hạn phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ đến hạn của doanh nghiệp bằng tiền và tương đương tiền. Đây không phải là hê số xác định chung cho các khoản nợ ngắn hạn. Nó chỉ dùng để xác định thực tế khả năng trả các khoản nợ đến hạn phải trả của doanh nghiệp. Nó cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ đến hạn phải trả hay không.
Nói cách khác, với cùng một đơn vị tiền tệ. Một đồng nợ đến hạn phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền. Từ đó mà cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng tiền tại chính một thời điểm trong thực tế của doanh nghiệp.
4.3. Khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng ba tháng tính từ ngày đến hạn:
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng 3 tháng = Tiền và tương đương tiền/Nợ quá hạn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ quá hạn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn (bằng tiền và tương đương tiền) của doanh nghiệp. Đây không phải là hê số xác định chung cho các khoản nợ ngắn hạn. Nó chỉ dùng để xác định thực tế khả năng trả các khoản nợ đã quá hạn trả trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn của doanh nghiệp.
Với cùng một giá trị tiền tệ. Nó cho biết một đồng nợ quá hạn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền. Chỉ sô này được tính cho thấy khả năng chi trả bằng tiền cho các khoản nợ thực tế đã quá hạn.
Như vậy, các hệ số được xác định nhằm các mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Trong đó cụ thể là viêc xác định các khả năng thực tế bằng tiền, bằng tài sản hiện có. Doanh nghiệp sẽ thực hiện được khả năng trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn nào. Ngoài ra, việc xác định còn có ý nghĩa lớn trong công tác thống kê và đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi tiếp tục tham gia vào các dự án mới. Các dữ liệu cũ sẽ giúp họ có những điều chỉnh phù hợp, chính xác trong hoạt động công ty.