Như chúng ta đã rất quen thuộc với thuật ngữ về nhượng quyền thương mại, hiện nay có những lợi ích về kinh tế không hề nhỏ, theo đó việc nhượng quyền có thực sự phù hợp nay không có thể xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau mà còn được gọi đó là khả năng nhượng quyền. Vậy khả năng nhượng quyền là gì? Các tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền?
Mục lục bài viết
1. Khả năng nhượng quyền là gì?
Khả năng nhượng quyền trong tiếng Anh là Franchisability.
Khả năng nhượng quyền là những tiêu chí để xác định xem việc nhượng quyền có phù hợp với các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai hay không.
2. Các tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền:
Việc đánh giá khả năng nhượng quyền của doanh nghiệp có thể căn cứ vào những tiêu thức sau:
Sự tin cậy
Để có thể nhượng quyền thương mại, một doanh nghiệp phải chứng tỏ được doanh nghiệp mình đáng tin cậy trong mắt của các bên nhận quyền tiềm năng. Sự tin cậy nào có thể được phản ánh thông qua qui mô, số lượng các chi nhánh đơn vị thành viên, thời gian hoạt động, uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm đối với khách hàng, trình độ quản trị doanh nghiệp,…
Sự khác biệt
Doanh nghiệp phải chứng tỏ mình có sự khác biệt đối với các đối thủ nhượng quyền khác thông qua sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ, sự khác biệt về chi phí đầu tư, chiến lược marketing hay sự khác biệt về các phân đoạn thị trường,…
Khả năng chuyển giao tri thức
Để có thể nhượng quyền, doanh nghiệp phải đảm bảo được đối tượng nhượng quyền của doanh nghiệp mình có thể được chuyển giao cho các bên nhận quyền tiềm năng trong một thời gian nhất định. Nếu các tri thức này quá phức tạp hoặc tốn quá nhiều thời gian để chuyển giao thì việc nhượng quyền khó có thể xảy ra.
Khả năng thích nghi
Nếu một đối tượng nhượng quyền tỏ ra khó hoặc không thích nghi được với thị trường mới do sự khác biệt về văn hóa, thói quen tiêu dùng, sở thích của khách hàng, qui định của luật pháp hay thời gian,… thì sẽ khó hoặc không thể nhượng quyền được, hoặc nếu có thì sẽ có thể tiến hành trên một phạm vi địa lí hẹp.
Sự thành công của nguyên mẫu
Một nguyên mẫu thành công sẽ là một minh chứng cho khả năng nhượng quyền của doanh nghiệp, và cũng là công cụ để doanh nghiệp tiến hành đào tạo bên nhận quyền sau này.
Các hệ thống được tài liệu hóa
Trong doanh nghiệp có nhiều hệ thống khác nhau cùng hoạt động trong một hệ thống chung là toàn bộ doanh nghiệp. Để có thể nhượng quyền, một yêu cầu cơ bản đối với doanh nghiệp là các hệ thống này phải được tài liệu hóa để có thể thông tin chúng được dễ dàng dến cho các bên nhận quyền.
Nói cách khác, bên nhận quyền cần dẫn chứng bằng tài liệu các chính sách, kế hoạch, thủ tục, qui cách, thông lệ kinh doanh,… của mình để các bên nhận quyền có thể dễ dàng tiếp cận. Việc tài liệu hóa có thể được thực hiện bằng các tài liệu hướng dẫn dạng văn bản và/hoặc các module đào tạo dạng chương trình máy tính.
Khả năng thanh toán cho bên nhận quyền
Được phản ánh thông qua chi phí để bắt đầu việc kinh doanh nhượng quyền đối với bên nhận quyền. Chi phí này phải ở mức chấp nhận được đối với bên nhận quyền.
Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
Một hợp đồng nhượng quyền phải chứng tỏ khả năng sinh lợi cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. ROI thường được xác định bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên vốn đầu tư trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định của mô hình nhượng quyền thương mại.
Các xu hướng và điều kiện của thị trường
Đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhượng quyền của doanh nghiệp. Thị trường có tiếp tục tăng trưởng không, sản phẩm hiện tại có tiếp tục thông dụng trong những năm tới không, các đổi thủ cạnh tranh hoạt động như thế nào, Internet có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp,… là những câu hỏi liên quan đế sự biến động của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm khi đánh giá khả năng nhượng quyền của doanh nghiệp mình.
Vốn và quyền lực
Doanh nghiệp cần một lượng vốn và nguồn lực nhất định để triển khai hoạt động nhượng quyền. Qui mô của lượng vốn và nguồn lực này phụ thuộc vào qui mô hoạt động nhượng quyền mà doanh nghiệp dự định tiến hành.
Cam kết duy trì các mối quan hệ
Một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của một hoạt động nhượng quyền thương mại là việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa hai bên đối tác, trong đó bên nhượng quyền phải giữ vai trò chủ động.
Việc duy trì mối quan hệ này giúp cho hoạt động của cả hai bên có hiệu quả hơn, đặc biệt là trong việc giới thiệu những cải tiến hay thay đổi trong hệ thống, khuyến khích hoạt động của bên nhận quyền để cunDịch chuyển thuế là gì? Nội dung và các phương pháp dịch chuyển thuếg cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho khách hàng.
Khả năng quản trị
Khả năng quản trị doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một hoạt động nhượng quyền, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như quản trị vốn, quản trị nhân sự, marketing, quản trị bán hàng, quản trị hệ thống nhiều đơn vị,…
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Khả năng nhượng quyền là gì? Các tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền” và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thong tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
3. Nhưng lợi ích của nhận nhượng quyền thương mại hiện nay:
3.1. Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:
Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu sẽ càng được nâng cao từ đó mà giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ càng mang lại nhiều thuận lợi hơn cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền.
Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng
Như chúng ta có thể thấy trên thực tế về các các lợi nhuận và ưu thế phải kể đến khi nhượng quyền thương mại cho một bên khác, đó chính là bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh nhất. Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường luôn diễn ra rất nhanh, nếu bạn không thay đổi, phát triển, mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh khác qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng từ đó mà trôi qua tầm tay.
3.2. Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu:
Sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền
Đối với bên nhạn nhượng quyền thì khi chúng ta tiến hành hoạt động nhận quyền kinh doanh từ bên cho nhượng quyền chung ta sẽ tận dụng được thương hiệu đó để tiếp tục đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều hơn. Được phép sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy với việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm cụ thể nao đó thì điều tất nhiên đó là sẽ mất một thời gian khá dài mới có thể tạo dựng nên, bên nhượng quyền đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để tạo dựng lên thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Tận dụng được nguồn nhân lực
Việc nhận nhượng quyền thương mại cũng nhận được rất nhiều ưu thế đó là tận dụng được tối đa nguồn nhân lực và nếu chúng ta mua lại quyền kinh doanh, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề khác như xây dựng chiến lược quảng bá, cũng có thể là quá trình chúng ta tiếp thị hay các quy trình vận hành sẽ do bên nhượng quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bạn.
Sự trung thành của người tiêu dùng
Yếu tố này rất quan trọng chúng ta hiểu đây là lợi ích to lớn nhất mà bên nhận nhượng quyền thương mại được nhận vì sự trung thành của người tiêu dùng về sản phẩm của bên nhượng quyền sẽ giúp cho việc kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho bên nhận quyền.
Áp dụng được mô hình kinh doanh đã thiết lập
Đối với yếu tố này thì bên nhượng quyền sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ trong quản lý, bao gồm các thủ tục tài chính, những nhân viên đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình quản lý và ben cạnh đó thì bên nhượng quyền sẽ giúp đỡ cho bên nhận quyền vượt qua được giai đoạn khó khăn khi áp dụng mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền thiết lập trước đó.
Được ưu đãi khi mua sản phẩm, nguyên liệu
Tại yếu tố này chúng ta hiểu bên nhận nhượng quyền thương mại theo như trên thực tế họ sẽ nhận được những sự ưu đãi đặc biệt khi mua các sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền và theo đó bên nhận quyền khi mua nguyên liệu với số lượng lớn còn nhận được tỷ lệ khấu hao hấp dẫn.