Hiện nay như chúng ta đã biết dịch vụ khách sạn là một trong các loại hình kinh doanh rất được sự quan tâm bởi sự tiện lợi của nó và giá trị kinh tế mang lai, một khách sạn nếu muốn có hoạt động hiệu qua cần thực hiện điều phối các hoạt động trong khách sạn. Vậy khả năng điều phối các hoạt động trong khách sạn là gì? Đặc trưng?
Mục lục bài viết
1. Khả năng điều phối các hoạt động trong khách sạn là gì?
Quá trình điều phối các hoạt động là hoạt động rất cần thiết đối với nhều loại lĩnh vực khác nhau và nó cũng là một trong những kĩ năng cần thiết của khách sạn và với khả năng điều phối các hoạt động chúng ta cần hiểu đây là sự điều khiển các hoạt động khác nhau tạo ra sự nhịp nhàng liên kết với nhau tạo ra hành động thống nhất để thực thi nhiệm vụ.
2. Đặc trưng của hoạt động trong khách sạn:
Trong công việc kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch cụ thê nhưu đối với tài nguyên du lịch chính là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch cũng theo đó nên nơi nào có tài nguyên du lịch thì nơi đó sẽ có khách du lịch và nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không thể có khách du lịch. Bên cạnh đó với đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch.
Như vậy chúng ta có thể thấy khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khách sạn sẽ thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch và nó lại càng thành công hơn khi mà tài nguyên du lịch ở đó lại có giá trị và sức hấp dẫn cao và kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng lớn của tài nguyên du lịch.
Không những vậy, chúng ta cần hiểu khi đầu tư vào kinh khách sạn đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn, thu hút tới điểm du lịch, để từ đó xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế.
Bởi vì, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại điểm du lịch đó. Đồng thời, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định đến thứ hạng của khách sạn và khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi đòi hỏi có sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp.
Ngoài ra ta thấy việc kinh doanh khách sạn không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của điểm đến mà nó còn có tác động trở lại đối với tài nguyên du lịch với các đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại điểm du lịch có ảnh hưởng tới việc làm tăng hoặc giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.
Đặc điểm kinh doanh khách sạn rất cụ thể đó là hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn cụ thể với lý do nào đòi hỏi kinh doanh khách sạn phải có vốn đầu tư lớn và đó chính là yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn, nó đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng có chất lượng cao và khách sạn luôn mong muốn mang lại cho khách sự thoải mái nhất nên các trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn phải có chất lượng cao để đạt được mục tiêu của khách sạn.
Tuy nhiên, với các khách sạn khác nhau thì chất lượng các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn cũng khác nhau, tức là với chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao.
Bên cạnh đó ta thấy với đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn.
Kinh doanh khách sạn là công việc cần tới rất nhiều nhân viên trực tiếp tương đối lớn cụ thể với sản phẩm khách sạn chủ yếu là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn và mặt khác, lao động trong khách sạn lại được chuyên môn hóa cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, mỗi ngày thường kéo dài 24/24 giờ.
Theo đó nên khách sạn phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp với đặc điểm này, các nhà quản lý của khách sạn luôn phải đối mặt với các vấn đề khó khăn về chi phí lao động cao, khó mà cắt giảm chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn và nó còn gây khó khăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình. Trong điều kiện kinh doanh khách sạn theo mùa vụ thì việc giảm chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức đối với các nhà quản lý của khách sạn.
3. Các hình thức áp dụng trong khách sạn:
Hiện nay theo thực tế có thể đưa ra ba hình thức có thể áp dụng trong khách sạn là: liên hợp góp phần, liên hợp liên tục và liên hợp tương hỗ xoay chiều cụ thể như sau:
Thứ nhất về liên hợp góp phần là các hoạt động được thực hiện bởi những cá nhân khác nhau hoặc các nhóm chức năng nhưng ít bị ảnh hưởng của tác động qua lại do đó cần phải tiêu chuẩn hoá các chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên.
Ví dụ: nhân viên điện thoại, nhân viên phục vụ buồng và nhân viên thu tiền mỗi người có thể thực hiện nhiệm vụ của họ một cách độc lập, các nỗ lực cố gắng của họ đều hướng tới một kết quả cụ thể như các cuộc điện thoại được xử lí đúng cách, nhanh, kịp thời chính xác;
Buồng ngủ và khu vực hành lang được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có tính thẩm mĩ cao và thu đúng, đủ và chính xác các khoản tiêu dùng của khách tại khách sạn. Đòi hỏi sự tăng cường và hoạt động có hiệu quả của công tác giám sát.
– Thứ hai về liên hợp liên tục là đầu ra của công việc này trở thành đầu vào của công việc kia cụ thể với tính dây chuyền trong sản xuất dịch vụ.
Theo đó nên chúng ta cần có sự liên kết chặt chẽ để hoạt động liên tục bảo đảm cho sản xuất dây chuyền của khách sạn tạo ra sản phẩm cuối cùng đạt năng suất và chất lượng cao.
Hiện nay đối với công tác trong kinh doanh khách sạn, hình thức liên hợp liên tục là khá phổ biến đặc biệt với là qui trình làm thủ tục đăng kí buồng cho khách cần có sự liên hợp giữa bộ phận đón tiếp, bộ phận buồng và bộ phận kế toán hoặc hoạt động giữa bộ phận phục vụ bàn với bếp và bar.
Thứ ba, về liên hợp tương hỗ xoay chiều là sự điều phối mang tính qui mô lớn và theo phương pháp này tong đó có các bộ phận hoặc các cá nhân cung cấp cho nhau đầu vào và cả đầu ra và với đầu ra của bộ phận cá nhân này là đầu vào dưới dạng thông tin cho các bộ phận với những cá nhân khác và chúng ta thấy kết quả hoạt động của bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp tức thời tới kết quả và chất lượng hoạt động của bộ phận khác trong toàn khách sạn với hình thức liên hợp tương hỗ xoay chiều là đặc trưng điển hình của tổ chức lao động trong khách sạn.
Ví dụ cụ thể đối với bộ phận đón tiếp của khách sạn và bộ phận phục vụ buồng chúng ta hiểu đây là một hình thức liên hợp tương hỗ xoay chiều đặc trưng và đối với hình thức này khi có khách trả buồng, bộ phận đón tiếp phải thông báo cho bộ phận buồng có buồng trống chưa làm vệ sinh.
Đến lượt mình bộ phận buồng đã làm vệ sinh các buồng mà khách vừa trả phải thông báo ngay cho bộ phận đón tiếp là các buồng khách vừa trả đã được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng đón tiếp khách mới, cũng chính theo đó ta thấy đối với tất cả bộ phận đón tiếp và phục vụ buồng đều cung cấp đầu vào và đầu ra cho nhau, phối hợp nhịp nhành trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ buồng ngủ.