Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng Tả cây cối giải thích thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng và nhiều mẫu kết bài mở rộng, không mở rộng về đề tài tả cây cối cho các em học sinh có nhiều lựa chọn. Từ đó, các em có thể tự viết được cho mình một kết bài của riêng mình.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng?
1.1. Kết bài mở rộng:
Kết bài mở rộng là kiểu kết bài có những bình luận mở rộng và nâng cao kiến thức. Người viết dựa trên cơ sở những quan điểm chính của bài viết, bằng sự liên tưởng, khả năng vận dụng kiến thức của mình, phát triển, mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đề bài.
Kiểu kết bài mở rộng này được đánh giá cao và thường được chấm điểm cao hơn so với loại kết bài thông thường. Qua đó, giáo viên, người chấm bài cũng sẽ đánh giá được khả năng viết văn, vận dụng kiến thức, và tư duy của người viết bài.
Loại kết bài mở này thường được dùng với những bạn học sinh có chuyên môn cao, giỏi văn, giỏi viết lách, và kiến thức tốt mới có thể viết ra được những kết bài ấn tượng. Đối với những bạn không chuyên, không có khả năng viết lách, hoặc chưa nắm được chắc, đào được sâu kiến thức thì không nên sử dụng kiểu kết bài này. Khi bạn thực hiện viết kết bài mở rộng mà không có kỹ năng, không có kiến thức sẽ dễ làm cho kết bài trở lên tệ hơn, và khả năng cao sẽ bị chấm điểm thấp đi.
1.2. Kết bài không mở rộng:
Kết bài không mở rộng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất với những bạn không thực sự giỏi viết lách. Nó cũng là một cứu cánh thông minh cho những bạn không có kiến thức, hay kiến thức không sâu về vấn đề cần viết. Đặc biệt, trong những trường hợp tham gia các cuộc thi viết giữa kỳ, cuối kỳ,… thời điểm làm văn, các bạn bị thiếu thời gian, không còn đủ thời gian để có thể nghĩ, để viết ra một kết bài mở hay, thời gian làm bài không còn nhiều, sự lựa chọn hợp lý nhất để có thể vẫn giữ được trọn điểm kết bài chính là viết kết bài không mở rộng.
Loại kết bài không mở rộng là kết bài đi trực tiếp vào vấn đề và không bình luận gì thêm. Kết bài này vừa ngắn gọn, lại đánh trúng trọng tâm bài viết mà không lo viết “dài – dai – dại” dẫn đến lạc đề. Mặc dù kết bài này sẽ không được đánh giá cao bằng kết bài mở rộng, xong khi đánh đúng trọng tâm vấn đề, bạn vẫn có điểm, trong khi nếu viết kết bài mở rộng không đúng cách, có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái lạc đề, dẫn tới mất điểm.
Như vậy, tùy từng hoàn cảnh, tùy từng tư duy khác nhau, mỗi người sẽ có những lựa chọn kết bài đúng đắn, phù hợp cho bản thân mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Các mẫu kết bài mở rộng cho bài văn tả cây cối:
Mẫu kết bài mở rộng số 1:
Phải công nhận một điều rằng, thiên nhiên, tạo hóa đã ban cho đất nước ta rất nhiều cảnh đẹp, đa dạng màu sắc, thiên nhiên tạo điều kiện hết mình và không thể thiếu đi màu xanh tràn đầy sức sống và kiên cường của cây tre. Cây tre – biểu tượng đặc trưng của quê hương Việt Nam, biểu tượng cho sự kiệt cường, bất khuất cũng như cha ông ta đã cố gắng, nỗ lực bằng cả xương máu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cho sự độc lập dân tộc của Việt Nam ngày hôm nay. Càng yêu lũy tre làng bao nhiêu, em lại càng kính trọng và biết ơn cha ông cũng như thêm yêu thương quê hương đất nước Việt Nam xinh đẹp này.
Mẫu kết bài mở rộng số 2:
Em rất yêu quý cây hoa hồng và luôn chăm sóc thật tốt để cây có thể tươi tốt, bông có thể nở rộ xinh đẹp. Cây hoa hồng giúp em nhận ra một chân lý tuyệt vời đó là tuy bên ngoài gai góc, nhưng sâu thẳm bên trong lại vô cùng đẹp đẽ. Cũng như cuộc đời của mỗi chúng ta vậy, để đi đến thành công con người phải trải qua biết bao cay đắng, khó khăn gian khổ. Bông hồng chính là biểu tượng của sự thành công, còn những gai góc của cây chính là biểu tượng cho sự gian nan, khổ cực mà chúng ta phải trải qua. Muốn ngắt được hồng (đạt được thành công), chúng ta phải tìm ra cách hoặc chịu đựng sự đau đớn mà gai hồng mang lại để ngắt hồng thành công. Hoặc cũng như, chúng ta không thể đoán một người qua vẻ bề ngoài của họ, vì cũng như hoa hồng, bên ngoài thì gai góc, nhưng bông hồng lại vô cùng xinh đẹp và có hương thơm quyến rũ, ngọt ngào. Hãy sống như một bông hồng, luôn nỗ lực xinh đẹp, thành công.
Kết bài mở rộng mẫu số 3:
Cây hoa sữa đã trải qua bao mùa mưa nắng vẫn luôn xanh tươi. Dưới gốc cây hoa sữa cũng đã chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm của em với những ngày tháng vui tươi, hồn nhiên và hạnh phúc. Những kỷ niệm ấy, em không thể nào quên, em rất yêu cây vú sữa nhà em.
Kết bài mở rộng mẫu số 4:
Hình ảnh cây đa đã đi vào Văn học và tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bao thế hệ. Cây đa gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước. Cây đa là hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Dù sau này đi đâu xa, em cũng vẫn sẽ nhớ về hình ảnh cây đa với dáng mẹ bên gốc cây đa tần tảo sớm hôm, nuôi con thành người.
Kết bài mở rộng mẫu số 5:
Hoa hướng dương, một loại hoa với cái tên thật đẹp. Em rất yêu quý hoa hướng dương, loài hoa có vẻ đẹp giản dị mà vẫn luôn rực rỡ, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hoa hướng dương, biểu tượng của sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, luôn hướng về mặt trời, hướng về thành công mà phấn đấu. Đó là một ý nghĩa thật tuyệt vời mà khi nhìn thấy hoa hướng dương, hay nghĩ về nó cũng sẽ tạo cho em một động lực mạnh mẽ để cố gắng không ngừng tiến về phía trước, tiến tới thành công. Hoa hướng dương, loài hoa xinh đẹp đáng được trân trọng.
Kết bài mở rộng mẫu số 6:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại thêm nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Đó là những câu thơ miêu tả về hoa sen thật tuyệt vời. Bông sen là biểu tượng cho Việt Nam, được coi là một quốc hoa của Việt Nam. Nó thể hiện cho con người Việt Nam, dù nghèo khó, cực khổ đến đâu cũng không đánh mất đi sự thuần khiết bên trong của mình. Em tự nhủ mình sẽ luôn cố gắng, nỗ lực hơn nữa, không để số phận, cuộc đời đánh mất đi giá trị bản thân. Sẽ luôn như bông sen trắng ấy, thuần khiết, tốt đẹp dù cuộc đời ra sao.
Kết bài mở rộng mẫu số 7:
“Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thăm lâu “. Những câu hát ấy luôn vang lên trong tâm trí em mỗi khi nhìn thấy cây bàng. Nó giúp cho em tưởng tượng được ra hình ảnh những cây bàng thật đẹp trong mùa thu Hà Nội. Với những chiếc lá bàng đỏ thẫm, lá đung đưa trong gió, cho lòng em nhớ mãi những hình ảnh tuyệt vời về quê hương Hà Nội của em. Em càng thêm yêu quý hình ảnh của cây bàng vào mùa thu hơn và trân trọng những giây phút nhìn thấy những cây bàng lá đỏ đung đưa trong gió để nhớ lại những kỉ niệm ngày nào vẫn ở Hà Nội.
Kết bài mở rộng mẫu số 8:
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Từ ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao lên lũy, lên thành tre ơi”
Những cây tre thẳng tắp đung đưa trong gió, mạnh mẽ và kiên cường. Cây tre là biểu tượng của sự bất khuất, luôn cố gắng không ngừng để vươn lên với ánh mặt trời. Dù mưa hay bão, cây tre vẫn hiên ngang, lũy tre tạo thành vững chắc chống chọi với bão lũ. Lũy tre làng gắn liền với biết bao kỷ niệm, em rất yêu quý những hàng tre xanh.
3. Các mẫu kết bài không mở rộng cho bài văn tả cây cối:
Mẫu kết bài không mở rộng số 1:
Cây tre chính là một biểu tượng đẹp của Việt Nam, em rất yêu quý cây tre.
Mẫu kết bài không mở rộng số 2:
Em rất yêu quý cây vú sữa mà mẹ em trồng. Dù có đi đâu xa, dù có nếm đủ trái ngon, trái ngọt trên đời, em cũng không thể nào quên được hương vị trái vú sữa do mẹ em trồng.
Mẫu kết bài không mở rộng số 3:
Cây phượng luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Sau này, rời xa mái trường, rời xa hàng phượng xanh mát, em vẫn sẽ nhớ về cây phượng và những kỷ niệm đẹp dưới gốc phượng.