Hiện nay trên thị trường chứng khoán có các kênh giá khác nhau để xác định mức tăng hay giảm của chứng khoán, trong số đó kênh giá giảm dần là một kênh được xếp vào mục kênh xu hướng rộng. Vậy kênh giá giảm dần là gì? Đặc điểm Kênh giá giảm dần như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kênh giá giảm dần là gì?
Kênh giá giảm dần trong tiếng Anh là “Descending Channel”.
Một kênh giá giảm dần được xác định là kênh giá kết nối các đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn của giá chứng khoán với các đường xu hướng song song hiển thị xu hướng giảm. Hay nói cách khác, không gian giữa các đường xu hướng là kênh giá giảm dần, được xếp trong danh mục kênh xu hướng rộng.
Nếu như kênh tăng dần xuất hiện trong một xu hướng tăng thì kênh giảm dần sẽ xuất hiện khi có một xu hướng giảm. Tại kênh này cũng có 2 đường xu hướng nhưng lại đi theo hướng dốc xuống, một đường ở trên chính là đường trendline của kênh này, còn đường bên dưới cũng được xác định bằng cách kéo một đường song song dọc với đường trendline và phải đi qua đáy đầu tiên của xu hướng giảm dần đó. Vế cấu tạo thì gần như kênh giảm dần cũng giống như kênh tăng, các mức giá cũng nằm gọn trên hai đường thẳng của xu hướng này. Và sẽ bị phá vỡ khi mà giá vượt qua khỏi một trong các đường trendline phía trên hoặc phía dưới. Tại đây cũng có thể xuất hiện 2 trường hợp mới như là xu hướng đi ngang hoặc bắt đầu xu hướng giảm dần mới.
2. Đặc điểm Kênh giá giảm dần:
Nhìn chung, các kênh giá được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch kĩ thuật để xác định và theo dõi xu hướng giá chứng khoán theo thời gian. Kênh giá giảm dần là một biểu đồ mô hình giá các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng để đánh giá xu hướng giá chứng khoán. Kênh giá giảm dần được xác định bằng các đường xu hướng được biểu diễn dọc theo các mức hỗ trợ và mức kháng cự của chuỗi giá chứng khoán trên biểu đồ.
Về tổng quan, các kênh giá có thể được sử dụng để xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự tối ưu để mua hay bán chứng khoán. Các nhà giao dịch nếu tin rằng một chứng khoán có khả năng vẫn đang nằm trong Kênh giá giảm dần có thể bắt đầu giao dịch khi giá dao động trong ranh giới đường xu hướng của kênh giá. Các đường xu hướng của Kênh giá giảm dần có thể được mở rộng để xác định một hướng dịch chuyển dự kiến mà giá chứng khoán có thể đi qua nếu xu hướng hiện tại của giá vẫn được giữ vững. Tín hiệu giá mạnh hơn thường xảy ra khi có điểm đột phá (breakout), hay là khi giá của chứng khoán phá các ranh giới mà kênh giá đã thiết lập, giá đỉnh hoặc giá đáy.
Khi điểm đột phá xảy ra, giá chứng khoán có thể di chuyển nhanh và mạnh theo hướng điểm đột phá đó. Nếu giá di chuyển theo hướng của xu hướng trước đó thì Kênh giá giảm dần là một mô hình tiếp tục. Nếu giá di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng trước đó thì Kênh giá giảm dần sẽ là khúc dạo đầu cho một sự đảo chiều giá. Trong một kênh giá giảm dần, nhà giao dịch có thể đặt lệnh bán khi giá chứng khoán đạt đến đường kháng cự. Ngược lại, các giao dịch mua để bán có thể được thực hiện khi chứng khoán bắt đầu đạt đến đường hỗ trợ của nó.
Các chiến lược giao dịch này thường có lợi với các chứng khoán có độ biến động từ thấp đến trung bình hay hành động giá của chúng bị hạn chế hơn. Phân tích kênh giá để đưa ra quyết định giao dịch bằng cũng có thể đem lại lợi nhuận khi giá chứng khoán đã đảo chiều và có điểm đột phá, thường theo sau bởi một loạt các khoảng trống tiếp diễn và khoảng trống cạn kiệt có xu hướng dịch chuyển cùng chiều. Kênh giá tăng là khái niệm ngược lại với Kênh giá giảm dần. Cả kênh giá tăng và giá giảm đều là các kênh giá chính tiếp theo là các nhà phân tích kĩ thuật. Đường xu hướng trong kênh giá tăng sẽ có độ dốc dương ở mức kháng cự và hỗ trợ.
Chỉ báo Envelope:
Loại chỉ báo này chúng ta có thể hiểu đây là một hình thức kênh giá phổ biến khác có thể kết hợp cả kênh giá giảm dần và kênh giá tăng. Các chỉ báo Envelope thường được sử dụng để lập biểu đồ giá và phân tích sự dịch chuyển giá chứng khoán nhiều hơn với khoảng thời gian dài. Các đường xu hướng có thể dựa trên các đường trung bình động hoặc các đỉnh giá và đáy giá trong một khoảng giá nhất định. Các chỉ báo Envelope có thể sử dụng các chiến lược giao dịch tương tự cho cả Kênh giá giảm dần và kênh giá tăng. Cách thức phân tích kĩ thuật này thường sẽ dựa trên biến động giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian dài còn kênh giá tăng và Kênh giá giảm dần thường có ích cho việc lập biểu đồ giá chứng khoán ngay sau khi giá đảo chiều.
3. Cách giao dịch hiệu quả với kênh giá:
Trong kênh giá như ta thấy có hai đường trendline của kênh giá đóng vai trò như các mức cản, đường phía trên tạo thành ngưỡng kháng cự, trong khi đường phía dưới là một đường hỗ trợ. Chính vì thế, giao dịch với kênh giá cũng chính là giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Hiện nay có 2 cách giao dịch hiệu quả với kênh giá đó là giao dịch thuận xu hướng và giao dịch phá vỡ cụ thể như sau:
3.1. Giao dịch thuận xu hướng:
Giao dịch thuận xu hướng có nghĩa là trong một xu hướng tăng, nhà đầu tư chỉ nên chờ đợi giá chạm ngưỡng hỗ trợ để đặt lệnh Buy, không nên đặt lệnh Sell khi giá chạm ngưỡng kháng cự. Và ngược lại, trong một xu hướng giảm, chỉ nên chờ đợi giá chạm ngưỡng kháng cự để vào lệnh Sell, không nên đặt lệnh Buy khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ. Lý do để các bạn không nên giao dịch ngược chiều xu hướng vì trong một xu hướng tăng hoặc giảm cụ thể, các đợt retest ngược chiều của giá chỉ là những đợt sóng hồi nhỏ trước khi giá đi vào lại xu hướng chính, vì vậy, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ những đợt hồi giá này là rất thấp và rủi ro cao.Cách giao dịch như sau:
Thứ nhất, Đối với xu hướng tăng: vào lệnh khi giá chạm đường hỗ trợ (đường trendline dưới) từ lần thứ 3 trở đi vì một đường hỗ trợ/kháng cự mạnh khi có ít nhất 2 lần giá chạm vào các đường đó và quay đầu. Đặt stop-loss tại đáy gần nhất trước đó, khi giá tăng lên và chạm vào đường trendline trên thì đóng lệnh để chốt lời. Giá 2 lần liên tiếp chạm đường trendline dưới và quay đầu (vị trí số 1, số 2), chứng tỏ đây là một mức hỗ trợ mạnh. Nhiệm vụ của các bạn lúc này là chờ đợi giá quay trở lại test đường trendline dưới một lần nữa thì vào lệnh Buy. Vị trí số 3 là lúc giá chạm vào trendline dưới, vào lệnh khi cây nến giảm vừa kết thúc, đặt stop-loss phía dưới vị trí vào lệnh, trong tình huống này, các bạn có thể stop-loss tại mức giá thấp nhất và gần nhất trước đó (như hình trên). Mục tiêu lợi nhuận chính là lúc giá đi lên và chạm vào đường trendline trên. Trong trường hợp này, nếu các bạn không muốn mạo hiểm và chờ đợi sự xác nhận của cây nến tăng ngay sau khi giá chạm đường trendline dưới thì lợi nhuận thu được là rất thấp vì cây nến xác nhận có thân nến khá dài.
Thứ hai, Đối với xu hướng giảm: vào lệnh khi giá chạm vào đường trendline trên từ lần thứ 3 trở đi. Stop-loss tại đỉnh gần nhất trước đó và đóng lệnh chốt lời khi giá đi xuống chạm đường trendline dưới. Đường trendline trên ở trường hợp này đóng vai trò như một mức kháng cự mạnh vì trước đó giá đã ít nhất 2 lần chạm vào đường này và quay đầu. Khi giá chạm vào đường trendline trên một lần nữa là tín hiệu để các bạn vào lệnh Sell. Trong tình huống này, các bạn có thể vào lệnh khi giá vừa chạm vào đường kháng cự hoặc chờ đợi thêm sự xuất hiện của một cây nến xác nhận (là cây nến giảm) và vào lệnh khi cây nến xác nhận kết thúc. Ở đây, phần lợi nhuận chênh lệch sẽ không nhiều do thân nến xác nhận ngắn, khác với trường hợp ở ví dụ trên.
3.2. Giao dịch phá vỡ:
Ở tại một thời gian chúng ta sẽ thấy có các các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ sẽ không còn phát huy tác dụng của nó, kênh giá sẽ bị phá vỡ, giá sẽ thoát ra khỏi phạm vi 2 đường trendline và bắt đầu một xu hướng mới. Cách giao dịch khi giá phá vỡ trendline và đảo chiều đã được chúng tôi hướng dẫn trong bài viết về trendline, các bạn có thể đọc lại bài viết đó để tham khảo cách giao dịch. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn giao dịch với tín hiệu phá vỡ kênh giá kết hợp với xu hướng của khung thời gian lớn hơn.Nếu trên khung thời gian lớn, giá di chuyển theo một xu hướng tăng hoặc giảm nhất định thì những đợt sóng trên khung thời gian lớn đó sẽ tạo thành một xu hướng trên khung thời gian nhỏ hơn. Cách giao dịch như sau:
Thứ nhất, cần thực hiện xác định xu hướng chung trên khung thời gian lớn.
Thứ hai, Trường hợp xu hướng tăng thì ở khung thời gian nhỏ thì chỉ giao dịch với tín hiệu phá vỡ kênh giá giảm (vào lệnh Buy) vì chúng ta đang kỳ vọng giá sẽ đảo chiều tăng và đi đúng lại xu hướng chung trên khung thời gian lớn. Ngược lại với một xu hướng giảm trên khung thời gian lớn, otheo đó chúng ta chỉ nên giao dịch với tín hiệu phá vỡ kênh giá tăng để kỳ vọng giá đảo chiều và đi đúng lại xu hướng chung trên khung thời gian lớn. Cách giao dịch này vừa thỏa mãn thuận chiều xu hướng trên khung thời gian lớn vừa nắm bắt cơ hội lợi nhuận tiềm năng khi giá phá vỡ các ngưỡng giá quan trọng trên khung thời gian nhỏ.