Kế toán là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thuật ngữ kế toán đã trở nên rất phổ biến và nó cũng đóng góp rất nhiều vai trò quan trọng đối với con người. Vậy kế toán tài chính là gì? Vai trò và nhiệm vụ trong doanh nghiệp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kế toán tài chính là gì?
Trước tiên chúng ta hiểu về kế toán như sau:
– Theo uỷ ban thực hành Kiểm toán Quốc tế (International Auditing Practices Committee) đưa ra định nghĩa thì: “một hệ thống kế toán là hàng loạt các loại các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tài chính”.
– Trong Luật kế toán cũng có nêu nên định nghĩa về kế toán như sau: “Kế toán là việc thu thập xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian bảo đảm.
Kế toán cũng có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau, giúp cho chúng ta nhận thức được nội dung, mục đích, phạm vi… của từng loại kế toán.
Kế toán được biết đến là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kế toán cũng đã có sự thay đổi, phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp… để nhằm mục đích sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội.
Kế toán tài chính được biết đến chính là vị trí kế toán thực hiện công việc thu thập, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp những dữ liệu về thông tin tài chính kinh tế thông qua báo cáo tài chính đến những ai có nhu cầu về việc sử dụng.
Kế toán tài chính cũng đóng góp những vai trò quan trọng trong việc phân tích, phản ánh tình trạng và biến động về tài sản, dòng tiên vốn của doanh nghiệp.
Kế toán tài chính trong Tiếng Anh là: Financial accounting.
2. Một số vấn đề liên quan về kế toán tài chính:
2.1. Đặc điểm của kế toán tài chính:
Mỗi vị trí kế toán đều sẽ có đặc điểm nhất định. Đặc điểm của kế toán tài chính bao gồm:
– Kế toán tài chính chính là người thực hiện cung cấp những thông tin chủ yếu cho những người có nhu cầu nhằm mục đích để có thể đảm bảo được tính khách quan và thống nhất. Với đặc điểm cụ thể này kế toán tài chính cũng sẽ cần phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định của pháp luật và chuẩn mực kế toán cụ thể.
– Kế toán tài chính mang tính pháp lệnh, được hiểu một cách đơn giản đó chính là nếu muốn các hoạt động thực hiện ghi chép, cung cấp thông tin cho kế toán được thừa nhận phải được tuân thủ theo những quy định cụ thể, chặt chẽ và có tính thống nhất.
– Những thông tin mà những đối tượng kế toán tài chính cung cấp đều là những thông tin tổng hợp đã phát sinh và xảy ra trước đó và được thể hiện bằng hình thái giá trị cụ thể.
– Kế toán tài chính thực hiện cung cấp báo cáo tài chính về kết quả và tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo hoặc định kỳ hoặc hàng năm theo đúng quy định cụ thể.
2.2. Vai trò của kế toán tài chính:
Các vai trò quan trọng của một kế toán tài chính bao gồm:
– Một kế toán tài chính đóng góp vai trò vào sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
– Một kế toán tài chính sẽ có vai trò cung cấp những thông tin chính xác về tính hình hoạt động của doanh nghiệp giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định quan trọng trong đổi mới, quản lý và định hướng phát triển trong tương lai.
– Một kế toán tài chính sẽ có vai trò giúp lãnh đạo doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh.
– Một kế toán tài chính sẽ có vai trò cung cấp thông tin chính xác về kết quả tài chính, tình hình quản lý các chi phí giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí, điều hòa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
– Những thông tin được nhận từ kế toán tài chính là cơ sở pháp lý quan trọng để giúp giải quyết rõ ràng khi có tranh chấp, khiếu nại và cũng là căn cứ cho việc vay vốn ngân hàng và đầu tư.
2.3. Nhiệm vụ kế toán tài chính trong doanh nghiệp:
Trong các tài liệu, sách kinh tế có thể gặp những định nghĩa, nhận thức về kế toán ở những phạm vi, góc độ khác nhau. Cụ thể:
Giáo sư, tiến sỹ Robet Anthony. Ông là một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nổi tiếng của trường Đại học Harward của Mỹ cho rằng: ” Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”
Giáo sư, tiến sỹ Grene Allen Gohlke của Viện đại học Wisconsin lại định nghĩa lại nhận định nhiệm vụ của kế toán như sau: ” Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho ban giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế.”
Trong cuốn sách “Nguyên lý kế toán Mỹ”, Ronnanld.j.Thacker nêu quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý. Theo Ronald.j.Thacker quan niệm như sau: ” Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức.”
Pháp luật Kế toán cũng quy định các nhiệm vụ của kế toán nói chung và kế toán tài chính cụ thể như sau:
– Kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng có nhiệm vụ phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng có nhiệm vụ cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các nhiệm vụ quy định cho kế toán nói chung, các kế toán tài chính doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng, yêu cầu của kế toán tài chính trong doanh nghiệp.
Qua những điều phân tích cụ thể được nêu trên đây, ta nhận thấy mục đích của kế toán tài chính đó chính là nhằm mục đích để thực hiện thu thập xử lý, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau, với mục đích khác nhau, để từ đó ra được các quyết định quản lý phù hợp.
3. Những nguyên tắc và yêu cầu khi làm kế toán tài chính:
Về cơ bản các kế toán tài chính phải tuân theo quy tắc của kế toán doanh nghiệp nói chung cụ thể như sau:
– Giá trị tài sản và nợ phải trả sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
– Các kế toán tài chính cần áp dụng nhất quán những quy định và phương pháp kế toán đã chọn trong mỗi kỳ kế toán năm. Nếu có sự thay đổi về phương pháp thì kế toán thì cần thực hiện giải trình chi tiết trong báo cáo tài chính.
– Các kế toán tài chính cần thực hiện phản ánh một cách khách quan, đúng thực tế, đầy đủ và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính kế toán phát sinh
– Đối với việc lập và nộp báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện chính xác và nộp đúng thời hạn. Những thông tin và số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần được công khai theo quy định của Luật Kế toán.
– Kế toán thực hiện đánh giá tài sản và phân bổ những khoản chi, thu một cách đồng nhất và thận trọng, chính xác không có sự sai lệch
– Các kế toán tài chính lập và trình bày báo cáo tài chính cần phải phản ánh được đúng bản chất của mỗi giao dịch hơn là hình thức.
Để nhằm mục đích có thể phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng, kế toán tài chính sẽ cần phải đảm bảo được những yêu cầu cụ thể sau:
– Các kế toán tài chính cần phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
– Các kế toán tài chính cần phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
– Các kế toán tài chính cần phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
– Các kế toán tài chính cần phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
– Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục.
– Các kế toán tài chính cần phân loại, xắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, hệ thống.
Nội dung được nêu cụ thể bên cũng thể hiện về các yêu cầu cơ bản của kế toán quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung“ đó chính là: trung thực, khách quan; đầy đủ; kịp thời; dễ hiểu và có thể so sánh được.