Thúc đẩy kinh tế quốc gia là việc xác định các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế chung của đất nước. Bên cạnh các trở ngại và thách thức, các hoạt động kế hoạt xây dựng cũng cần được thực hiện linh hoạt và cân đối. Như vậy, với chiến lược được xác định là hướng đến toàn dân.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là gì?
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là Economic Growth Plan.
1.1. Hiểu trong phạm vi rộng:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Trong hoạt động của một quốc gia, các đặc điểm về nhu cầu cơ bản phải được đáp ứng và ngày càng đa dạng. Kinh tế đi liền với các tiến bộ trong xã hội. Kinh tế phát triển được phản ánh bằng đời sống xã hội phong phú, nhu cầu của con người được phục vụ.
Bởi các ý nghĩa đó mà phát triển kinh tế là mục tiêu và cũng là thách thức đối với các quốc gia trong đời sống xã hội luôn có sự chuyển mình. Đây là đòi hỏi tất yếu cảu thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch đặt ra xác định các kỳ vọng, mục tiêu cần đạt. Bên cạnh các lộ trình, mục tiêu ngắn hạn và cả các hoạt động, công việc phải thực hiện.
Kế hoạch xác định mục tiêu chung là gia tăng về thu nhập của nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này cần thực hiện các bước đi nhỏ và hiệu quả trong các kỳ kế hoạch. Giống như một cái cây, kế hoạch tăng trưởng là gốc, rễ. Trong khi các kỳ kế hoạch và hoạt động cụ thể đặt ra là cành và các tán cây.
1.2. Với phạm vi hẹp hơn, tìm hiểu về khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
Đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế là xác định các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Được đặt trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố tác động. Bao gồm nguồn lực và các chỉ tiêu việc làm, ổn định giá cả.
– Kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc và tác động qua lại với nguồn lực.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường. Như vậy đây được xem là các giá trị thuộc về tự nhiên. Tuy nhiên, muốn phát triển kinh tế, con người cần làm chủ các nguồn lực này.
Vị trí địa lý có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế. Giàu tài nguyên gì, khai thác và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa. Nguồn nhân lực được đào tạo như thế nào, kinh nghiệm ra sao. Trong các yếu tố thì nguồn nhân lực đóng góp và phản ánh rất nhiều trong tăng trưởng kinh tế. Đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là đầu tư hiệu quả và đem lại giá trị cho quốc gia về lâu dài.
– Các chỉ tiêu việc làm là một yếu tố trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Các ngành nghề được phát triển và đầu tư phát triển là gì. Các chỉ tiêu việc làm đã phản ánh đúng hay chưa. Để tạo ngành kinh tế mũi nhọn thì chỉ tiêu việc làm được sắp xếp, phân bổ như thế nào. Trong thực tế hoạt động của một quốc gia, các kế hoạch phải được căn cứ vào các yếu tố tác động, Chỉ có vây thì mục tiêu đề ra mới có căn cứ để thực hiện và phản ánh hiệu quả trên thực tế. Có nhiều ngành nghề tập chung lao động. Tuy nhiên phải xem xét yếu tố tập chung đó có thúc đẩy kế hoạch đang đặt ra hay không. Tức là kế hoạch phải được thực hiện hiệu quả và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
– Các chỉ tiêu về ổn định giá cả.
Đây là hoạt động phản ánh các nhu cầu trên thực tế. Kinh tế phát triển khi người dân được đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Và hơn thế nữa, họ được trải nghiệm các dịch vụ. Nhu cầu này được thực hiện khi người dân có khả năng về tài chính, làm chủ cuộc sống. Điều này phản ánh tính chất về ổn định giá cả trên thị trường.
Để đạt được kết quả trong tăng trưởng kinh tế, không thể phản ánh kết quả trong một năm hay hai năm. Nó là một kế hoạch chiến lược được thực hiện lâu dài. Từng bước cải thiện, khôi phục và đi đến tăng trưởng kinh tế.
2. Nhiệm vụ chủ yếu:
Với kế hoạch đề ra trong tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược cần có các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn. Ngoài ra là xác định các tiềm lực để đầu tư lâu dài. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hay phản ánh cụ thể trên thu nhập bình quân đầu người. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế được tiến hành qua các giai đoạn bao gồm:
2.1. Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:
Các chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng ở Việt nam là:
– Mức độ và tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GO);
– GDP và GDP tính bình quân trên đầu người.
Giá trị đạt được về GDP trong kì kế hoạch phải được thể hiện dưới dạng số liệu về các giá trị nhất định. Nói cách khác là các số liệu thể hiện các giá trị tạo ra khi áp dung kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Các phản ánh được thống nhất trên các loại giá. Đó là giá cố định, giá hiện hành, thậm chí còn phải tính theo giá dự báo kế hoạch.
Các chỉ tiêu tăng trưởng được phản ánh trên các loại giá.
– Giá cố định là thuật ngữ được dùng để chỉ dòng tiền cố định, hoặc theo lãi suất cố định. Giá cố định không có sự thay đổi trong thời gian dài. Nó chỉ bị phụ thuộc vào giá trị của đồng tiền của quốc giá đó.
– Giá hiện hành là giá bán gần nhất của một cổ phiếu, loại tiền tệ, hàng hóa hoặc kim loại quý. Đây là mức giá được giao dịch trên một sàn giao dịch. Và là chỉ số đáng tin cậy nhất về giá trị hiện tại của loại chứng khoán đang giao dịch.
– Giá dự báo kế hoạch là giá dự đoán cho tương lai. Dựa trên các căn cứ về giá phản ánh của loại hình giao dịch trong hiện tại và cả quá khứ. Ngoài ra, việc đánh giá tính khả thi của kế hoạch cũng là căn cứ để tính toán giá dự báo kế hoạch.
Xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được phản ánh trên các loại giá cả khác nhau. Dựa trên quy tắc nhằm đưa đến hiệu quả phản ánh đúng giá trị.
– Chỉ tiêu về tăng trưởng GDP cần sử dụng số liệu theo giá cố định. Các tăng trưởng được xác định trên các mốc thời gian nhất định. Nó thể hiện các dấu mốc đánh giá các bước nhảy vọt trong kinh tế. Và để có được GDP đó cần có một khoảng thời gian thực hiện kế hoạch. Do đó mà giá trị được dùng phải phản ánh đúng tính chất lâu dài, giai đoạn.
– GDP/người lại cần sử dụng giá hiện hành để tính toán. Đại lượng này phản ánh thu nhập bình quân đầu người ở các thời điểm đánh giá. Cần xác định giá trị tại thời điểm hiện tại để theo dõi và so sánh giữa các thời điểm khác nhau. Các thời điểm đó được phản ánh thông qua giá hiện hành.
– GDP tính theo giá dự báo năm kế hoạch là cần thiết khi sử dụng giá trị GDP để tính các nhu cầu chỉ tiêu cho kì kế hoạch.
2.2. Xây dựng các chính sách nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế:
Dựa trên các chỉ tiêu đã được đưa ra ở bước 1 để xây dựng chính sách. Các chính sách này phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bao gồm:
– Các chính sách về tăng cường các yếu tố nguồn lực.
– Các chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề có liên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng. Đó là lạm phát và thất nghiệp.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Cùng với sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
Thất nghiệp là tình trạng những người đang trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và nhu cầu việc làm nhưng không có việc làm.
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch:
Do đây là kế hoạch được thực hiện dài hạn. Cho nên các kết quả đạt được sẽ được phản ánh trong nhiều năm. Mỗi năm lại có sự khác biệt, đều phản ánh hiệu quả của kế hoạch trong điều kiện của năm đó. Do vậy mà cần đưa ra năm gốc thực hiện kế hoạch để xác định yếu tố thay đổi. Nội dung đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua năm gốc và các năm liền kề. Năm gốc được xác định là năm đầu tiên, khi đó kế hoạch bắt đầu được thực hiện. Lấy một dấu mốc nhất định giúp xác định các cơ sở để thực hiện hoạt động đánh giá thực trạng.
Hoạt động này cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức liên quan đến tình hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiến hành kế hoạch. Bao gồm các giai đoạn từ các năm đã qua và căn cứ đánh giá cho các năm kế tiếp. Từ đó có sự phát huy hay điều chỉnh hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai gần.
Như vậy với các quốc gia, lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và thiết thực đối với hoạt động của đất nước. Các kế hoạch được thực hiện hiệu quả sẽ mang đến bộ mặt khác của quốc gia cả về kinh tế và đời sống xã hội.