Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa là gì? Nội dung chính của kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa? Xây dựng kế hoạch phục hồi sau thảm họa và những vấn đề cần xem xét?
Hiện nay trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp không thể tránh khỏi các thảm họa có thể xảy ra và sẽ sảy ra, vậy khi gặp trường hợp này chúng ta cần làm gì để phục hồi kinh doanh sau thảm họa, hiện nay trong kinh tế người ta thường nhắc tới ” Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa” đây được xem là nội dung để tiến hành các hoạt động cụ thể cho doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường sau thảm họa.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa là gì?
Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa trong tiếng Anh là Business Disaster Recovery Plan.
Khi nhắc tới kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa là một tài liệu ghi rõ chính xác những gì cần phải làm để giảm thiểu tác động và đưa trình tự hoạt động công ty trở lại bình thường càng nhanh càng tốt sau khi một thảm họa xảy ra gây hại đến công ty và với mọi doanh nghiệp đều có khả năng xảy ra thảm họa, trường hợp nếu không có phương thức phản ứng thích hợp, doanh nghiệp có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng là việc mất dữ liệu, mất khách hàng và cuối cùng dẫn đến mất khả năng hoạt động Vì vậy mỗi doanh nghiệp nên có một kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa. Tính chi tiết và phức tạp của kế hoạch có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Những thảm họa cần đề phòng do không thể biết trước mối nguy nào sẽ xảy đến, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị càng nhiều kịch bản ứng phó càng tốt và vớ một số khả năng có thể xảy ra là: sự cố thời tiết như bão hoặc sóng thần, hoặc các thiên tai khác, bao gồm hỏa hoạn, lũ lụt và động đất và các tình huống hình sự, chẳng hạn như một vụ nổ súng trong cửa hàng, đe dọa đánh bom, hoặc làm hỏng thiết bị hoặc dữ liệu.
2. Nội dung chính của kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa:
Dữ liệu
Doanh nghiệp cần đánh giá dữ liệu kinh doanh và quyết định xem đâu là những dữ liệu quan trọng nhất và sau đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng chúng được sao lưu thường xuyên với nhiều công ty sao lưu dữ liệu của họ hàng ngày. Về mặt lí tưởng, thay vì sao lưu tự động vào ổ đĩa cục bộ, doanh nghiệp nên để bản sao lưu ở nơi khác, để trong trường hợp có điều gì đó xảy ra với cơ sở kinh doanh, thì bản sao lưu vẫn còn được bảo quản ở nơi an toàn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn sao lưu dữ liệu thông qua các dịch vụ đám mây, để có thể dễ dàng truy cập vào chúng từ một vị khác trong trường hợp xảy ra thảm họa.
Liên lạc
Nếu xảy ra thảm họa, doanh nghiệp sẽ cần một cách để liên lạc với nhân viên và những người khác và với danh sách liên lạc bao gồm thông tin liên lạc thay thế của khách hàng, nhân iên và các bên quan trọng khác nên được lưu trữ ở một vị trí dễ truy cập, hoặc mỗi nhân viên nên giữ một danh sách riêng. Ngoài ra, công ty cũng có thể lưu trữ một bản sao tại một công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu an toàn trực tuyến, và tất cả nhân viên có thể giữ lại thông tin đăng nhập.
Nhân sự
Xác định các chức năng quan trọng phải hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho nhân viên và với một số ví dụ bao gồm có việc trả lời các cuộc gọi hoặc email, liên hệ với nhân viên để cho họ biết tình hình và những gì họ cần làm; và liên hệ với công ty bảo hiểm. Theo đó cuối cùng chúng ta sẽ thực hiện phân phối kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa cho tất cả nhân viên cần biết về nó, sau đó lên lịch họp thường xuyên để nhắc lại nó và cập nhật khi cần thiết và với nhiều doanh nghiệp đánh giá lại kế hoạch của họ hàng quí hoặc hàng năm, cập nhật khi cần thiết và sau đó phân phối lại cho tất cả nhân viên với ghi chép tóm tắt những thay đổi.
3. Xây dựng kế hoạch phục hồi sau thảm họa và những vấn đề cần xem xét:
Một kế hoạch phục hồi sau thảm họa Disaster Recovery Plan – DRP là một quá trình được văn bản hóa hoặc tập hợp các quy trình để phục hồi và bảo vệ hạ tầng công nghệ thông tin khi xảy ra thảm họa với thảm họa có thể là tự nhiên, môi trường environmental, hoặc do con người man-made.
Muốn xây dựng được kế hoạch thì các tổ chức không phải lúc nào cũng tránh được thảm họa, nhưng với một kế hoạch kỹ lưỡng thì sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng của thảm họa với mục đích của kế hoạch phục hồi sau thảm họa là giảm thiểu thời gian gián đoạn của hệ thống và mất mát dữ liệu.
Hiện nay ta thấy cụ thể trên một kế hoạch DRP hiệu quả không chỉ giúp giải quyết việc bảo vệ và phục hồi công nghệ, mà còn cần có những yếu tố cần thiết như con người, quy trình và thủ tục để tạo nên thành công thực sự và nó còn cho phép người dùng cuối quản lý nguy cơ doanh nghiệp, phản ứng với các rủi ro đình trệ hệ thống, và hoàn tất các giao dịch kinh doanh mới, trong khi vẫn bảo vệ được các giao dịch truyền thống có vai trò tối quan trọng với doanh nghiệp.
Trong DRP, cần phải đưa ra các bước chi tiết để khôi phục các hệ thống IT về trạng thái bình thường để có thể hỗ trợ hoạt động sau một thảm họa. Trước khi xây dựng kế hoạch khôi phục chi tiết, cần phải thực hiện đánh giá rủi ro Risk Assessment – RA hoặc phân tích tác động Business Impact Analysis – BIA để xác định các dịch vụ IT hỗ trợ các hoạt động quan trọng của tổ chức sau đó xây dựng các thời gian khôi phục và điểm khôi phục và sau đó cần tiến hành xây dựng kế hoạch chung phục hồi thảm họa Disaster Recovery Strategies, sau đó là các kế hoạch chi tiết thực hiện Disaster Recovory Plan.
Tấn công mạng và thảm họa là một thực tế đáng tiếc mà mọi công ty phải đối mặt dưới hình thức này hay hình thức khác. Nó chỉ mất một lỗ hổng để bị kẻ tấn công cơ hội lợi dụng để đánh sập mạng hoặc trang web, hoặc một thảm họa tự nhiên như hỏa hoạn để đưa công ty vào tình trạng bế tắc và ở lại được bảo vệ isn đủ; bạn cần một kế hoạch dự phòng để bảo vệ bản thân khỏi virus và các thảm họa khác. Bạn cần một chiến lược kinh doanh liên tục.
Tóm lại, chiến lược liên tục kinh doanh là một kế hoạch khẩn cấp được thiết kế để giúp bạn bảo vệ các hoạt động bình thường sau thảm họa như tấn công phần mềm độc hại hoặc thảm họa tự nhiên.
Bất kỳ doanh nghiệp nào không có một chiến lược kinh doanh liên tục sẽ gieo xúc xắc vào tương lai của nó. Bốn mươi đến sáu mươi phần trăm doanh nghiệp nhỏ, những người mất quyền truy cập vào hệ thống vận hành và dữ liệu mà không có kế hoạch khắc phục thảm họa sẽ đóng cửa mãi mãi. Các doanh nghiệp không có kế hoạch khắc phục thảm họa hoặc kế hoạch sao lưu dữ liệu có nguy cơ bị loại khỏi doanh nghiệp.
Hiện nay ta thấy có các doanh nghiệp có ấn tượng rằng Kế hoạch liên tục kinh doanh quá phức tạp và không nên thực hiện các bước để tự bảo vệ mình nhưng dù chúng ta thiết kế một kế hoạch liên tục kinh doanh nghe có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, việc thực hiện các biện pháp khắc phục thảm họa rất đơn giản và theo đó chúng ta chỉ cần dành thời gian để đặt một cái lại với nhau.
Như vậy ta thấy thực hiện một kế hoạch khắc phục thảm họa là về khôi phục các chức năng quan trọng sau một sự kiện thảm khốc. Các doanh nghiệp sẽ tạo ra một kế hoạch khắc phục thảm họa để đưa ra cách ứng phó trong trường hợp ngừng hoạt động.
Một kế hoạch khắc phục thảm họa nên bao gồm các thông tin sau:
+ Tạo một tuyên bố và phác thảo các mục tiêu của kế hoạch
+ Phác thảo các hành động ứng phó khẩn cấp để thực hiện sau một sự kiện
+ Xác định các tài sản CNTT quan trọng và đặt thời gian ngừng hoạt động tối đa
+ Tạo danh mục cho bất kỳ phần mềm hoặc hệ thống nào sẽ được sử dụng trong quá trình khôi phục
+ Tạo một đội khắc phục thảm họa và ghi lại thông tin liên lạc của họ
+ Tích lũy tài liệu từ các nhà cung cấp công nghệ về các biện pháp và phần mềm phục hồi
Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét kỹ hơn các phần thiết yếu của việc triển khai BCP. Bao gồm các:
+ Tạo phân tích tác động kinh doanh (BIA)
+ Tìm tiềm năng rủi ro lớn nhất của bạn
+ Tạo một kế hoạch truyền thông
+ Kiểm tra bảo hiểm của bạn
+ Sao lưu dữ liệu của bạn trên đám mây
+ Kiểm tra kế hoạch của bạn
+ Cài đặt công cụ bảo mật mạng – Phần mềm chống vi-rút, phần mềm chống vi-rút và DDOS
+ Tạo bản sao vật lý cho kế hoạch của bạn
Trên đây là thông tin do công ty luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa là gì? Nội dung chính” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.