Một nền kinh tế thị trường dù hoàn hảo đến đâu vẫn không thể vận hành mà không có sự điều tiết, quản lý của nhà nước. Việc đặt ra kế hoạch phát triển được coi là một công cụ quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Kế hoạch phát triển là gì? So sánh đặc trưng của kế hoạch với chiến lược phát triển
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch phát triển là gì?
1.1. Khái niệm:
Hệ thống kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Do đó, bất cứ khi nào còn nhà nước thì nhà nước còn sử dụng công cụ quản lý này. Do đó, quan điểm cho rằng kế hoạch là sản phẩm của cơ chế tập trung bao cấp, còn cơ chế thị trường không cần có kế hoạch là hoàn toàn sai lầm. Một cá nhân khi làm một công việc gì có ý thức đều cần có kế hoạch. Một gia đình cũng phải có kế hoạch chi tiêu, giáo dục con cái… Do đó, không có lý do gì để nói rằng lãnh đạo một ngành hay một quốc gia lại không cần có kế hoạch. Chỉ có điều khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì công cụ đó cũng cần được đổi mới cả về tư duy, nội dung và phương pháp.
Khái niệm về kế hoạch phát triển đã được Luật Dương Gia thống nhất rằng: Kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu chỉ tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
1.2. Phân loại:
Kế hoạch phát triển được chia thành 3 loại:
– Kế hoạch phát triển ngắn hạn: Khi nói kế hoạch dài hạn ta có thể hiểu đó là những chiến lược phát triển kinh tế xã hội có khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm. Và ngoài chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, 20 năm chúng ta còn có thể có các chiến lược phát triển kinh tế xã hội có thời gian dài từ 20 đến 25 năm và chúng được gọi là “tầm nhìn”.
– Kế hoạch phát triển trung hạn: là những kế hoạch có khoảng thời gian từ 3 đến 10 năm ở một số nước trên thế giới như nước Pháp, khi phân chia theo thời gian thì hình thức duy nhất của kế hoạch là kế hoạch 5 năm, nước Đức thường xây dựng kế hoạch trung hạn 5 năm, ở Malaysia có kế hoạch trung hạn 5 năm, kế hoạch trung hạn 3 năm, ở Việt Nam kế hoạch trung hạn thường là kế hoạch 5 năm.
– Kế hoạch phát triển dài hạn: kế hoạch năm là cụ thể hoá kế hoạch 5 năm, phân đoạn kế hoạch 5 năm để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm.
2. So sánh đặc trưng của kế hoạch với chiến lược phát triển:
So sánh giữa kế hoạch và chiến lược phát triển, cái mà tác giả đang muốn hướng đến là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trước hết, về giống nhau. Cả kế hoạch phải triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đều là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hóa, dưới góc độ này, giữa kế hoạch và chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau và thể hiện mối quan hệ định hướng. Kế hoạch dài hạn là chiến lược, kế hoạch trung hạn là sự cụ thể hóa các chiến lược và kế hoạch năm là sự cụ thể hóa của kế hoạch trung hạn. Như vậy, giữa chiến lược và kế hoạch là quá trình liên tiếp, chuyển đổi, gắn bó, phối hợp hiệu quả trong việc vạch định và thực hiện các nội dung được nhà nước ấn định một cách hiệu quả và có chiều sâu.
Thứ hai, về khác nhau.
– Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của Chiến lược phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Kế hoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu và định hướng, chính sách, biện pháp phát triển nền kinh tế quốc dân, được biểu hiện trong một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch về số lượng và chất lượng, và một hệ thống các bảng cân đối trên cơ sở nhận thức và thỏa mãn các yêu cầu của các quy luật kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội có thể phân loại theo thời gian thành Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội trung hạn (5 năm) và Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ngắn hạn (hàng năm). Theo phạm vi, kế hoạch này được phân thành Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội quốc gia, Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã) và Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ngành, lĩnh vực.
– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn về quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm các chính sách về cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian dài (ít nhất là 10 năm).
Phân theo nội dung có các loại chiến lược sau đây:
+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
+ Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.
+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ.
Một chiến lược kinh tế- xã hội thường có nội dung để giải đáp những câu hỏi: Chúng ta đang đứng ở đâu? Muốn đi đến đâu? Đi bằng cách nào? Và làm thế nào để biết được chúng ta đã đi đến đó? Để trả lời mỗi một câu hỏi trên chúng ta phải tiến hành những công việc cụ thể như:
+ Nhận dạng thực trạng của nền kinh tế : Quá trình nhận dạng thực trạng phải được đánh giá toàn diện và trong một khoảng thời gian dài tương đương với thời kỳ của chiến lược phát triển sẽ xây dựng. Nó là cơ sở để rút ra kết luận đúng đắn cho câu hỏi: Chúng ta đang đứng ở đâu?.
+ Xây dựng các quan điểm phát triển, đó là những tư tưởng chủ đạo thể hiện tính định hướng của các kế hoạch dài hạn. Việc xác định các quan điểm chủ dạo có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển , nó tạo động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước.
+ Xây dựng hệ thống mục tiêu, các mục tiêu chủ yếu là mục tiêu tổng quát, chủ yếu tập trung vào các vấn đề nâng cao đời sống xã hội của các tầng lớp dân cư, thay đổi bộ mặt đất nước, tạo thế vững chắc cho đất nước, phản ánh những biến đổi quan trọng của nền kinh tế.
+ Xây dựng hệ thống chính sách và biện pháp. Đây là thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực hiện các mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế –xã hội, các chính sách về bồi dưỡng , khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý cá nguồn lực phát triển.