Vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư. Tìm hiểu về kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là gì? Vị trí và nhiệm vụ?
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là gì?
Khái niệm kế hoạch khối lượng vốn đầu tư:
Như đã phân tích cụ thể bên trên, hiểu một cách đơn giản thì vốn đầu tư chính là toàn bộ chi phí mà một nhà đầu tư sẽ bỏ ra để nhằm mục đích có thể tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư đã được lên kế hoạch từ trước, được hình thành từ hai nguồn tài chính chủ yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư hay kế hoạch vốn đầu tư xã hội.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế.
Nhằm mục đích là để có thể xác định quy mô, cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần có để từ đó thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kì kế hoạch, cân đối với các nguồn bảo đảm vốn đầu tư và đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư xã hội.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư hay kế hoạch vốn đầu tư xã hội trong tiếng Anh gì?
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư hay kế hoạch vốn đầu tư xã hội trong tiếng Anh tạm dịch là Social capital plan
2. Tìm hiểu về vốn đầu tư:
Ta hiểu về vốn đầu tư như sau:
Nguồn vốn đầu tư được hiểu cơ bản chính là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.
Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.
Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.
Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư là cụm từ thường phổ biến đối với những doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.
Như vậy, từ những phân tích cụ thể bên trên, chúng ta hiểu vốn đầu tư là tổng các nguồn vốn được doanh nghiệp huy động để nhằm mục đích có thể thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau: tiền mặt, các loại tài sản bằng hiện vật, quyền về tài sản. Bên cạnh đó, Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài về vốn đầu tư, đảm bảo chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư, đầy đủ tiền gốc, tiền lãi các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động.
Vốn đầu tư là một thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến trong những nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn đầu tư sẽ có những đặc điểm cụ thể như sau:
– Điểm quan trọng nhất của nguồn vốn đầu tư đó chính là đem lại khả năng tìm kiếm và thu về khoản lợi nhuận lớn cho các chủ thể là những nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp đầu tư sẽ có trách nhiệm bắt buộc phải góp đủ số vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của công ty nhận đầu tư để từ đó có thể thực hiện các quyền kiểm soát hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty nhận đầu tư.
– Đa số các nước nhận đầu tư đều đã và đang tạo ra hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, từ đó đã tạo ra động lực để thúc đẩy nền kinh tế, xã hội pháp triển một cách ổn định và đồng đều vì mục đích lâu dài.
– Phần trăm góp vốn đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tương ứng với tỷ lệ các quyền và nghĩa vụ mà các bên được hưởng, bên cạnh đó là các rủi ro từ hoạt động đầu tư mà các bên sẽ phải gánh chịu.
– Khoản thu nhập mà các chủ thể là những chủ đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, tuy nhiên nó mới chỉ mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ chưa phải lợi ích.
– Toàn bộ hoạt động đầu tư được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện nên các chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi từ hoạt động kinh doanh.
– Vốn đầu tư là nguồn vốn có sự linh hoạt, tùy thuộc vào từng lĩnh vực dự án đầu tư cụ thể. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành thực hiện dự án thì sẽ đòi hỏi số vốn đầu tư là khác nhau, do vậy không được đồng nhất vốn đầu tư là vốn điều lệ của doanh nghiệp. Cũng chính bởi vì vậy để nhằm mục đích đảm bảo tính ổn định của dự án đầu tư thì doanh nghiệp thực hiện có thể tiến hành góp vốn đầu tư theo từng phần hoặc là toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp bên cạnh các khoản vốn huy động từ các nguồn khác.
3. Vị trí của kế hoạch khối lượng vốn đầu tư:
Trong hệ thống kế hoạch phát triển, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có vai trò quan trọng không những xuất phát từ vị trí của chính bộ phận kế hoạch này mà nó còn xuất phát từ mối quan hệ trực tiếp của kế hoạch vốn đầu tư với các kế hoạch khác.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư được hiểu cơ bản chính là kế hoạch một yếu tố nguồn lực có liên quan trực tiếp và kế hoạch khối lượng vốn đầu tư chính là tiền đề quan trọng nhất để nhằm mục đích có thể từ đó thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư còn là kế hoạch khối lượng tài chính (tiền) cần thiết để nhằm mục đích có thể thực hiện kế hoạch tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế và hiện đại hóa đất nước.
4. Nhiệm vụ của kế hoạch khối lượng vốn đầu tư:
Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có nhiệm vụ đánh giá thực trạng bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của thời kì trước.
Việc đảm bảo vốn đầu tư phát triển được đánh giá dựa trên kế hoạch đặt ra và thực trạng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá bảo đảm vốn đầu tư phát triển phải được thực hiện cả mặt quy mô, cơ cấu và hiệu quả.
– Thứ hai, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có nhiệm vụ xác định được tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Để nhằm mục đích có thể thực hiện được nhiệm vụ này, điều cơ bản là phải dựa vào kế hoạch tăng trưởng, các mục tiêu cụ thể đặt ra về tăng trưởng GDP kì kế hoạch.
– Thứ ba, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có nhiệm vụ xác định tỉ lệ, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, theo các lĩnh vực, đối tượng, khu vực đầu tư. Điều đó đặt ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kế hoạch vốn đầu tư với các kế hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các đặc trưng đầu tư của từng ngành, vùng, các thành phần kinh tế.
– Thứ tư, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư có nhiệm vụ xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư, coi đó là nhiệm vụ tiết kiệm của từng lĩnh vực, từng bộ phận cấu thành tổng nguồn vốn đầu tư xã hội.
– Thứ năm, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của kế hoạch khối lượng vốn đầu tư đó chính là xác định các chính sách định hướng nhằm mục đích có thể khai thác, huy động và định hướng sử dụng các nguồn vốn cũng cần phải đưa ra trong kế hoạch khối lượng vốn đầu tư.