Kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế - xã hội là gì? Nội dung và vai trò kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế- xã hội?
Ngày nay, trước xu thế hội nhập hội nhập và sự biến động của cơ chế thị trường thì vai trò Nhà nước càng thể hiện quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì việc đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách là một điều tất yếu. Trong đó, kế hoạch là một trong những công cụ quản lý, điều hành của Nhà nước nên việc đổi mới, hoàn thiện công tác lập kế hoạch là một việc hết sức cần thiết và cấp bách.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế – xã hội là gì?
Khái niệm về kế hoạch phát triển được Luật Dương Gia thống nhất đưa ra là: Kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu chỉ tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Trong hệ thống kế hoạch phát triển thì kế hoạch 5 năm là công cụ chính sách định hướng còn kế hoạch hàng năm là công cụ thực hiện. Đặc biệt nếu thực hiện kế hoạch 5 năm theo hình thức “cuốn chiếu” thì kế hoạch hàng năm thực chất sẽ là một phần định hướng của kế hoạch 5 năm. Nói một cách khác, kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế- xã hội là bước cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, là công cụ điều hành các hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Nếu như KH 5 năm là công cụ chính sách định hướng thì KH hàng năm là công cụ thực hiện. Vì vậy, nguyên tắc chi phối rõ nhất là Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm phải phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm cùng cấp.
Căn cứ lập kế hoạch tùy thuộc vào kế hoạch thuộc trung ương hay địa phương, nếu kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế- xã hội địa phương thì căn cứ:
– Chỉ thị về lập kế hoạch hàng năm của Thủ tướng Chính phủ cùng các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính; khung hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở Tài chính
soạn thảo.
– Kế hoạch 5 năm hiện nay của địa phương/ngành (các định hướng phát triển, mục tiêu/chỉ tiêu cần đạt và giải pháp thực hiện).
– Đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm.
– Các cơ chế và chính sách lớn có tác động đến sự phát triển trong kỳ kế hoạch bao gồm các chính sách về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, an sinh xã hội, những điều chỉnh về phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, v.v.
– Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội/kế hoạch phát triển ngành năm nay và dự kiến các nguồn lực phát triển cho kế hoạch năm tới.
– Nghị quyết của Tỉnh ủy/Huyện ủy/Đảng ủy ngành về phát triển kinh tế – xã hội/phát triển ngành năm tới (các định hướng phát triển và chỉ tiêu cần đạt, các giải pháp cần thực hiện, v.v). Căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch là các dự báo về môi trường thực hiện kế hoạch trong tương lai (các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, sự biến động về kinh tế – xã hội nói chung,…) và các điều kiện hiện có của tổ chức, bộ phận (điều kiện về tiền vốn, cơ sở vật chất, thời gian,…).
– Những vấn đề mới xuất hiện trên địa bàn lãnh thổ của địa phương.
2. Nội dung kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế- xã hội:
Kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế- xã hội là sự cụ thể hóa kế hoạch 05 năm, do đó, về cơ bản, trước hết kế hoạch hàng năm phải đáp ứng cơ bản các nội dung mà kế hoạch 05 ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế thì kế hoạch hằng năm sẽ khó có thể thực hiện trọn vẹn tất cả các nội dung mà nó sẽ như kiểu đi từng bước từng bước trong kế hoạch 05 năm phát triển kinh tế xã hội. Về cơ bản, nội dung của kế hoạch hằng năm phát triển kinh tế xã hội được hầu hết các chủ thể có thẩm quyền hướng dẫn, trong đó bao gồm:
– Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm trước đó (Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ phát triển; đánh giá những kết quả đạt được; đánh giá những hạn chế và đưa ra nguyên nhân). Cụ thể hơn, Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra của kế hoạch từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho kỳ kế hoạch năm sắp tới; Đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở hạ tầng… trong nước và ngoài nước cùng các nhân tố ảnh hưởng khác; Đánh giá các nguồn lực làm cơ sở cho quá trình phát triển tiếp theo.
– Trong tâm: Bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội năm cần lập kế hoạch (Nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH)
Mục tiêu tổng quát, chi tiêu chủ yếu ( Mục tiêu phát triển KTXH; Kịch bản tăng trưởng năm..; Chỉ tiêu chủ yếu năm … (gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch 5 năm ).
Hệ thống chi tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm vụ cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch. Các thước đo này thể hiện cả về số lượng và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được Nhà nước sử dụng dể thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
Đứng trên góc độ phạm vi tính toán, hệ thống chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch quốc gia như: Chỉ tiêu phản ánh chương trình phát triển kinh tế đất nước, các dự báo kinh tế–xã hội, các chỉ tiêu của hệ thốngài khoản quốc gia, nguồn ngân sách Chính phủ và tài chính Nhà nước. Các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh, thành phố bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chương trình phát triển của các vùng và ngân sách địa phương. Hệ thống các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, nội bộ ngành như công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn,giao thông, bưu chính viễn thông..
Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.
So với kế hoạch 05 năm, đối với kế hoạch 1 năm thì khoảng thời gian 1 năm không đủ để đánh giá những phát sinh
của chương trình dự án. Những chương trình dự án khi hoàn thành đôi khi chưa bộc lộ hiệu quả hay những phát sinh ngay mà phải trải qua một thời gian đi vào sử dụng do vậy trong vòng một năm không thể nhận biết được điều đó. Trong khi đó kế hoạch 5 năm đủ dài để đánh giá các chính sách giải pháp, chương trình dự án…và tiến hành sử lý những phát sinh.
Trong quá trình lập kế hoạch thì công việc thu thập, sử lý thông tin đòi hỏi một thời gian khá dài do vậy kế hoạch hàng năm sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đó bởi vì quá trình thu thập, sử lý thông tin sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các hoạt động của kế hoạch đề ra.
3. Vai trò của kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế- xã hội:
Vai trò hay chức năng đầu tiên của kế hoạch năm là cụ thể hoá kế hoạch 5 năm, phân đoạn kế hoạch 5 năm để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm. Quy mô và sự cấu thành của kế hoạch năm vì thế chủ yếu được quyết định bởi ngân sách, các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, các tiến trình trong nghiên cứu khả thi và những dự án triển khai trong thời kỳ trước. Bên cạnh đó kế hoạch năm còn là công cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm có tính đến đặc điểm của từng năm. Ngoài ra, kế hoạch hàng năm còn đóng vai trò độc lập quan trọng, nó có thể bao hàm các nhiệm vụ, các chỉ tiêu chưa được dự kiến trong kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính linh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hoá nói chung.