Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) của thực dân Pháp là một kế hoạch tàn bạo, một chiến lược hoàn hảo mả nòng cốt là một đội quân hùng hậu, tinh nhuệ, vũ khí tối tân nhằm tấn công nước ta. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bối cảnh ra đời kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) của thực dân Pháp:
- 2 2. Nội dung và diễn biến kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) của thực dân Pháp:
- 3 3. Pháp đã thực hiện kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) như thế nào?
- 4 4. Kết quả và bài học rút ra từ kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950):
1. Bối cảnh ra đời kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) của thực dân Pháp:
Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 do Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giành thắng lợi trước Đệ Tứ Cộng hòa Pháp mở ra nhiều lợi thế, khơi rộng biên giới Trung – Việt đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng.
Sau khi gặp thất bại trận biên giới 1950, Thực dân Pháp thay đổi đáng kể. Pháp phải thay đổi toàn bộ chiến lược, mất thế chủ động hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, cuộc kháng chiến của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Không những chúng ta khai thông được biên giới Việt – Trung, nhận được viện trợ từ Trung Quốc năm 1950 mà còn nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó đã giúp Việt Nam càng có tinh thần chiến đấu cao. Còn Pháp trong tình hình đó đã buộc phải cầu viện Mỹ để tiếp tục giữ thế thượng phong trong các nước Đông Nam Á. Mỹ đồng ý giúp đỡ, chiến tranh Đông Dương nổ ra khắp nơi.
Tháng 9 năm 1951, Mỹ và quân ngụy ký hiệp ước gắn bó mật thiết với “Hiệp ước hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ”. Mỹ thực hiện viện trợ cho chính phủ vua Bảo Đại nhằm đàn áp dã man nhân dân trong nước cùng với đó thực hiện những vụ thảm sát người dân vô tội. Nhờ bàn đạp hiệp ước đó, Mỹ càng trở lên tự do rong ruổi trên lãnh thổ nước ta.
Nhận được sự ủng hộ, tiếp sức từ Mỹ, Pháp tập trung phòng thủ và bình định các vùng chiến sự tạm thời, mở ra các cuộc phản công liên tiếp.
Tháng 12 năm 1950, chính phủ Pháp bổ nhiệm tướng Jean Joseph Marie Gabriel de Lattre de Tassigny làm chỉ huy xâm lược Đông Dương. Với kinh nghiệm trinh chiến nhiều cuộc chiến quy mô lớn (thế chiến 1, 2,…), ông ta đã nhanh chóng vạch ra kế hoạch mang tên kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi nhằm âm mưu thâu tóm nhanh chóng các nước Đông Dương.
2. Nội dung và diễn biến kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) của thực dân Pháp:
2.1. Nội dung:
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi là kế hoạch với ý đồ xâm lược 3 nước Đông Dương đề ra bởi Jean Joseph Marie Gabriel de Lattre de Tassigny – đại tướng rất mạnh của Pháp.
Là một đại tướng lỗi lạc của Pháp, từng tham chiến thế chiến thứ nhất, thứ hai và các cuộc chiến tranh khác, Jean Joseph Marie Gabriel de Lattre de Tassigny tự tin rằng với kế hoạch chiến dịch của mình sẽ ẵm trọn Miền Bắc Việt Nam cũng như lan rộng cuộc chiến tranh sang toàn 3 nước Đông Dương (Lào – Việt Nam – Cam – pu – chia).
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi với quy mô lớn, lực lượng đông đảo bao gồm tổ chức Tiểu đoàn Âu Phi, quân đội viễn chinh, xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, phát triển ngụy quân, xây dựng “quân đội quốc gia”.
Đồng thời, kế hoạch này cũng xây dựng một phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thực hiện lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Mục đích của việc làm này là để ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát bên ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do, ngăn chặn tiếp viện vào bên trong.
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi thực hiện tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiến và vơ vét sức người, sức của của nhân dân một cách tàn bạo để tăng cường lực lượng của chúng – việc làm gây căm phẫn tột bậc cho nhân dân ta.
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi đưa ra còn nhằm mục đích đánh phá hậu phương của ta để làm cho cuộc đấu tranh của ta vùng sau lưng địch trở lên khó khăn, phức tạp, giúp chúng dễ dàng tấn công, dập tắt ý chí chiến đấu và binh lực của ta, nhanh chóng chạm tới đích thành công của cuộc chiến.
Một kế hoạch được đặt ra hoàn hảo với một đội quân tinh nhuệ, hùng mạnh, nguồn lực dồi dào, sự hậu thuẫn từ Mỹ càng làm cho chúng tự tin về kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi sẽ thành công.
2.2. Diễn biến:
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi được đề ra với mục đích nhanh chóng thâu tóm được 3 nước Đông Dương. Thực dân Pháp đã triển khai mạnh mẽ đội quân tay sai quy mô lớn đánh chiếm địa bàn ở các nước. Tổ chức Tiểu đoàn Âu Phi lập ra nhằm hành quân, gây bạo loạn làm cho tình hình xã hội 3 nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng bị rối loạn, nhũng nhiễu.
Thực dân Pháp thực hiện xây dựng các tuyến phòng thủ xung quanh vùng Bắc Kỳ nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào bên trong. Lực lượng này thực hiện trên địa phận các tỉnh bao gồm Hòn Gai, Đông Triều, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Ninh Bình, Hà Đông. Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi được đặt ra với mục tiêu chính là phá hủy các cứ điểm do bên ta xây dựng để tấn công vào trong.
Chúng tập trung vào các cuộc càn quét lớn trong dài ngày, cô lập, cướp bóc và bắt thường dân. Không dừng lại ở đó, chúng còn bao vây, phá hoại, đập phá các công trình lớn và củng cố chính quyền địa phương làm tay sai. Thực dân Pháp ra tay tàn nhẫn, man rợ với người dân, khiến cho cuộc sống người dân chìm trong khói lửa.
Sau nhiều lần tác chiến, dù thắng nhưng lực lượng của chúng giảm sút. Pháp xin viện trợ từ Mỹ để tăng cường chiến tranh Đông Dương để biến các nước này trở lại thành thuộc địa như cũ. Chúng nhất quyết không rút lui dễ dàng, chấp nhận đổ máu nhiều hơn để nhất quyết không cho Việt Nam giành được độc lập, tự do như mong muốn. Sự căm phẫn đẩy lên đỉnh điểm, Việt Nam âm ỉ chuẩn bị nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp với quy mô lớn.
Tướng de Lattre de Tassigny đã tập trung quân Pháp mở các cuộc tấn công vào khu vực phía bắc tỉnh nhằm giành thế chủ động. Nhận biết vị trí phía Bắc là trung tâm cát tỉa các vùng khác của 3 nước Đông Dương, hắn đã tăng cường đàn áp những người biểu tình. Các cuộc nổi dậy được người dân nhen nhóm khắp nơi.
Một mấu chốt cho sự thành công của thực dân Pháp tại một số chiến thắng chính là số lượng đông đảo được viện trợ từ Mỹ. Điều đó đã thúc đẩy lan rộng cuộc chiến tranh ra khắp 3 nước Đông Dương. Nếu như cắt đứt, chắc chắn thực dân Pháp sẽ không có cơ hội vùng dậy và có thể dập tắt được ngọn lửa chiến tranh Đông Dương.
3. Pháp đã thực hiện kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950) như thế nào?
Thực dân Pháp đưa Bảo Đại lên ngôi tuyên thệ, chính thức trở thành bù nhìn, nhận sự tiếp sức từ Mỹ cướp bóc, hà hiếp người dân. Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi, thực dân tự do lộng hành, phá hủy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội 3 nước Đông Dương thảm hại, trầm trọng. Các quan đại thần trong bộ máy các cấp từ trên xuống dưới lần lượt bị loại bỏ.
Các lực lượng phản quốc dưới hỗ trợ từ thực dân Pháp lên nắm quyền dễ dàng điều khiển triều chính theo ý của mình. Những phần tử phản động được tăng cường tuyển làm tay sai. Tình hình Việt Nam trở lên điên đảo với nỗ lực tiêu diệt chính quyền và đời sống nhân dân từ sâu bên trong.
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi vạch ra áp dụng nhiều chính sách dùng chiến tranh để nuôi chiến tranh. Chúng ra sức áp bức, tăng thuế nhằm góp phần nuôi dưỡng đội quân của chúng ở nước ta. Nhiều loại thuế vô lý đặt ra, nạn cướp bóc xảy ra muôn nơi, dân chúng lầm than, cùng cực, đói khổ.
Trên mảnh đất các tỉnh miền Trung, chúng thực hiện nạo vét lúa, phá hoại lúa, xây đập, đốt nhà khiến cho đời sống người dân càng trở lên khó khăn. Nhận được sự viện trợ từ Mỹ, chúng mang đội quân và vũ khí hạng nặng đi xâm chiếm nhiều vùng đất.
Trước tình hình đó, quân đội ta không hề chùn bước, tiếp tục xây dựng căn cứ, mưu đồ giành lại lãnh thổ. Vì mục đích mang lại cuộc sống hòa bình, tự do của nhân dân, chống lại áp bức, cướp bóc, tàn phá của bọn thực dân, ủng hộ kháng chiến lâu dài của đất nước, chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh này.
Năm 1954, Pháp chính thức đình chiến tại Việt Nam, kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi tan vỡ.
4. Kết quả và bài học rút ra từ kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (12/1950):
4.1. Kết quả:
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi là chiến lược do Pháp vạch ra cùng sự ủng hộ từ Mỹ nhằm đánh bại quân và dân ta, duy trì chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại thảm hại vào tháng 5/1954, sau khi quân Pháp bị bao vây và đánh bại ở Điện Biên Phủ. Trận đánh lịch sử này đã đập tan hoàn toàn tham vọng xâm lược Đông Dương của Pháp và mở ra cơ hội cho ta đàm phán với Pháp tại Hà Nội để chấm dứt chiến tranh, giành lại độc lập.
4.2. Bài học ý nghĩa rút ra từ kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi:
Từ thất bại của kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi, chúng ta có thể rút ra được bài học ý nghĩa:
Chứng minh được sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc chiến tàn khốc mà lực lượng quân Pháp mạnh hơn gấp nhiều lần. Từ đó khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc của ta.
Làm sụp đổ niềm tin của Pháp – Mỹ vào việc duy trì chế độ thực dân ở Đông Dương, buộc chúng phải thừa nhận thất bại và rút lui khỏi đây.
Tạo tiền đề cho việc thống nhất Việt Nam, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng đất nước theo nền xã hội chủ nghĩa nhân dân.