Kế hoạch đầu tư đa ngành là gì? Kế hoạch đầu tư đa ngành trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Multi Sectoral Investment Planning. Phương pháp kế hoạch hóa tập trung?
Kế hoạch đầu tư đa ngành là phương pháp thực hiện trong chiến lược quy hoạch đô thị. Mở ra các tiếp cận và hướng phát triển mới cho các ngành nghề. Khi thành phố thấy được các lợi thế hay tiềm năng phát triển. Cũng như giải quyết các nhu cầu và đảm bảo việc làm. Tính chất quy hoạch đô thị được thể hiện trong chiến lược chung. Với các tham gia phối hợp giữa nhiều sở, ban, ngành. Cùng chung tay mang đến các thúc đẩy và xây dựng nền móng cho phát triển đa dạng ngành. Cũng như thực hiện thông qua các giai đoạn chiến lược và lộ trình phù hợp.
1. Kế hoạch đầu tư đa ngành là gì?
Kế hoạch đầu tư đa ngành trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Multi Sectoral Investment Planning.
Khái niệm được triển khai tổng hợp các tiêu chí sau:
Kế hoạch đầu tư đa ngành là một phương pháp quy hoạch đô thị.
Mang đến các mục tiêu được xác định cùng các hoạt động nhằm thực hiện. Với tính chất trong mở rộng hoạt động đầu tư với nhiều ngành nghề khác nhau. Trước tiên phản ánh với tính chất áp dụng lợi thế và khai thác tiềm năng. Phát triển đa dạng ngành nghề tạo nhiều thuận lợi trong tìm kiếm lợi nhuận kinh tế. Các ứng dụng tiến bộ được áp dụng vào các ngành nghề khác nhau.
Quy hoạch đô thị là mang đến các tiến bộ được áp dụng và phát triển. Với các tính chất đa dạng trong thành phần kinh tế. Đặc biệt khi định hướng trong phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tùy vào các giai đoạn khác nhau mà lộ trình đặt ra phù hợp. Như với các nước đang phát triển xác định chiến lược khai thác tiềm năng công nghiệp. Như vậy các ngành nghề liên quan trong lĩnh vực công nghiệp được lên kế hoạch tập chung nhiều hơn.
Ngoài ra cũng phản ánh các tính chất tương quan và liên hệ giữa các ngành nghề khác nhau trong một nhóm ngành. Khi đó, kế hoạch thường được xác định cho cả nhóm ngành. Thể hiện tính đa ngành được đầu tư phát triển.
Là tiến trình phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong quy hoạch đô thị.
Đây là vai trò chung của các cơ quan nhà nước trong đáp ứng đòi hỏi kinh tế. Khi các đòi hỏi được đặt ra rất đa dạng. Các lợi thế cần được phối hợp mang đến hướng phát triển cho ngành đề ra. Để lập các dự án ưu tiên xây dựng cơ bản. Với các thuận lợi được áp dụng trước và thúc đẩy tính chất bền vững trong nền móng phát triển ngành. Nó không được xác định phát triển trên tiêu chí cụ thể. Mà phải có sự tác động từ nhiều yếu tố trên các khía cạnh khác nhau. Khi đó sự phối hợp, hỗ trợ và thúc đẩy cho các ngành nghề được phát triển.
Với chiến lược cụ thể cho các giai đoạn nhất định. Các mục tiêu trong phát triển hay dịch chuyển cơ cấu được thực hiện. Khi đó, các nhóm ngành nghề khác nhau được lên kế hoạch phát triển theo lộ trình.
Mục đích trong thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch xác định các nội dung công việc cụ thể. Với các chiến lược được triển khai cụ thể bằng những hoạt động cần thiết thực hiện trên thực tế. Nó giúp chuyển hóa các kế hoạch trung hạn và dài hạn thành kế hoạch đầu tư hàng năm. Khi các chiến lược càng được thể hiện cụ thể. Xác định các tiềm năng và đi đến thực hiện khả thi kế hoạch. Tức là mang đến các tính toán phù hợp cho từng lộ trình cụ thể. Các bước đi hiệu quả sẽ dẫn đến hiệu quả của đầu tư đa ngành.
Đầu vào của kế hoạch đầu tư đa ngành là đầu ra của quy hoạch chiến lược hợp nhất. Nhìn nhận chung là các chiến lược phát triển. Khi mà các ngành nghề cần được triển khai, tìm các lợi ích đa dạng trong nền kinh tế. Cũng như tạo ra các nguồn tài chính củng cố hay thúc đẩy các ngành có quan hệ tương quan. Mục đích cuối cùng được gọi là thành công của kế hoạch khi các ngành nghề phát triển đúng chiến lược đề ra. Tức là có tiềm năng và giá trị nhất định. Phản ánh các thành công riêng từng ngành cũng như các tác động với các ngành nghề khác.
Trong nhu cầu phát triển kinh tế của một quốc gia, kế hoạch này cần thiết được thực hiện. Các hoạt động chiến lược phải được nhà nước đề ra và xây dựng. Cũng như tạo thuận lợi và lợi ích cho các thành phần kinh tế tư nhân tham gia.
Tính chất chung phản ánh qua kế hoạch.
Các chiến lược phát triển vạch ra cần chuyển thành các dự án để thực hiện các chiến lược đó. Tức là xác định các hoạt động cụ thể cần thiết tiến hành. Mỗi chiến lược có các dự án ứng với các chiến lược đề ra. Tổng hợp dự án theo các chiến lược hình thành một danh sách dài các dự án. Đó chính là kế hoạch trung hạn và dài hạn. Các kế hoạch triển khai trước mắt và lâu dài. Khi các điều chỉnh để hiệu quả kế hoạch trước mắt phản ánh đúng tính chất mong muốn. Khi đó các khả thi trong tìm kiếm hiệu quả của kế hoạch dài hạn càng cao.
Để kế hoạch mang tính hành động, thành phố cần xác định chiến lược nào trong số các chiến lược cần ưu tiên thực hiện. Tức là xác định các lộ trình tương ứng với nhu cầu cần thiết của ngành. Tương ứng với các chương trình và dự án đi kèm. Có thể phụ thuộc vào các tiềm năng lớn trong giai đoạn nhất định. Hoặc đó là nhu cầu quan trọng của thành phố trong tương lai gần.
Có thể sử dụng phương pháp ma trận mục tiêu (Goal Achievement Method – GAM) định lượng. Đánh giá nhu cầu và tính chất khả thi cho các ngành nghề cần đầu tư và phát triển. Kết hợp với phương pháp định tính để xác định các danh mục ưu tiên cho thành phố. Hình thành một danh sách ngắn kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm.
2. Phương pháp kế hoạch hóa tập trung:
Khái niệm.
Phương pháp kế hoạch hóa tập trung là phương pháp quy hoạch đô thị được thực hiện theo cấp quản lí. Khi các công việc và chia cho các bộ phận khác nhau. Hoàn thành công việc của mình là góp phần vào thực hiện kế hoạch chung. Bao gồm quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ. Tức là các phân công phối hợp theo tính chất của ngành. Cũng như các cấp quản lý thực hiện tốt hoạt động trên phạm vi địa bàn của mình. Được xây dựng trên cơ sở các định hướng chiến lược phát triển chung của quốc gia. Bên cạnh kết hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Chia nhỏ các hoạt động theo tiêu chí khác nhau. Các hoạt động nhằm tác động đến mục đích thực hiện kế hoạch. Bên cạnh các quản lý và giám sát, cũng như phân công hiệu quả công việc. Vừa đảm bảo kế hoạch được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Vừa kiểm soát các cấp khác nhau mang đến hiệu quả chung. Tính chất phân chia được kết hợp với tập chung và phối hợp, kiểm soát lẫn nhau. Khi các hiệu quả trong phạm vi này tác động đến phạm vi lớn hơn. Và mang đến kết quả được điều chỉnh chung nhằm hoàn thành chiến lược.
Phương pháp quy hoạch này được thực hiện theo phương thức 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Xác định các kế hoạch với các phương diện cụ thể. Thành phố (Sở Kế hoạch – Đầu tư) gửi các dữ liệu định hình kế hoạch. Bao gồm dự báo, các mục tiêu tập trung, nguồn vốn ngân sách và các nguồn huy động khác trong kì kết hoạch cho các quận, huyện và các sở, ngành liên quan. Đề xuất dự thảo kế hoạch gửi về thành phố. Giúp xác định các thực tế phản ánh ở các địa phương khác nhau. Để đánh giá tình hình cụ thể cũng như thông qua các hiểu rõ địa phương, các kế hoạch tốt nhất được phản ánh.
– Giai đoạn 2: Các cơ quan tổng hợp (Sở kế hoạch – Đầu tư) điều chỉnh kế hoạch tổng hợp sau khi có các kế hoạch từ dưới lên và góp ý của các sở, ban, ngành. Đồng thời hướng dẫn cấp dưới điều chỉnh lại trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Mang đến các kế hoạch được xác định đầy đủ và khả thi nhất.Làm căn cứ lập kế hoạch chính thức với các phản ánh chiến lược một cách toàn diện nhất. Sau khi các điều chỉnh diễn ra cũng như được các cơ quan phê duyệt. Cuối cùng là với kế hoạch được xây dựng, tổ chức triển khai.
Hạn chế.
– Các danh mục đầu tư chủ yếu tập trung danh mục của từng sở, ngành chuyển lên xin để xét duyệt. Mang tính chất đơn ngành, theo cơ chế “xin – cho”. Do đó mà các tính chất trong thúc đẩy sự hỗ trợ giữa các ngành không hiệu quả. Thường các danh mục phản ánh nhu cầu lợi ích riêng, đặc thù của các sở ngành đó. Mà không phải là các liên hệ cần thiết tác động để tìm kiếm hiệu quả cho các ngành liên quan.
– Kế hoạch và chương trình đầu tư thiếu tính liên kết với các chương trình của các cơ quan cấp thành phố. Phản ánh các giải quyết tồn tại thực tế ở địa phương. Bởi các yếu tố phải được cải thiện thuận lợi trước khi tác động trên thực tế. Do đó mà mất nhiều thời gian để chính sách phản ánh hiệu quả rõ rệt ở địa phương. Không mang tính đa ngành, không có sự tham gia của đại diện cộng đồng.
– Kế hoạch chưa bao quát được toàn bộ của nền kinh tế quốc dân trong mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là sự tham gia tâm huyết của khu vực tư nhân. Thường không có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp. Kế hoạch này được xem là kế hoạch của nhà nước. Và các thành phần kinh tế khác chỉ tiền kiếm các ngành nghề có tiềm năng để khai thác. Chứ không phải tập chung xây dựng ngành nghề từ con số 0.
– Các yếu tố xã hội và môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Khi mọi người không thực sự xem đó là nghĩa vụ của mỗi người. Vì vậy chất lượng và hiệu quả của công tác kế hoạch hóa chưa cao.