Để các em học sinh có thể kịp thời làm quen cũng như học tốt, hiểu tốt về chương trình Ngữ Văn lớp 10 bộ sách chân trời sáng tạo thì còn chần chừ gì mà không còn bài viết dưới đây tìm hiểu ngay những hướng dẫn cách soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Cấu trúc chương trình ngữ văn lớp 10 Sách chân trời sáng tạo:
Soạn văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo:
– Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần Thoại)
Thần trụ trời
Prô – mê – tê và loài người
Đi san mặt đất
Thực hành tiếng Việt
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
– Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng ( Sử Thi)
Đăm săn chiến thắng Mtao Mxây
Gặp Ka – rip và Xi – la
Ngôi nhà truyền thống của người Ê đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
– Bài 3:Giao cảm với thiên nhiên ( Thơ )
Hương Sơn phong cảnh
Thơ duyên
Lời má năm xưa
Thực hành tiếng Việt trang 71
Nắng đã hanh rồi
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
Soạn văn bài Ôn tập trang 79
– Bài 4: Những di sản văn hóa ( văn bản thông tin)
Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một
bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật
Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện
hỗ trợ
– Bài 5: Nghệ thuật truyền thống ( Tuồng/chèo)
Thị Mầu lên chùa
Huyện Trìa xử án
Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Xã trưởng-mẹ Đốp
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Viết một bản nội quy nơi công cộng
Viết một bản hướng dẫn nơi công cộng
Ôn tập trang 148
ÔN TẬP HỌC KỲ I
+ Ôn tập học kì 1
Soạn văn 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo:
– Badi 6: Nâng niu kỷ niệm (Thơ)
Chiếc lá đầu tiên
Tây Tiến
Dưới bóng Hoàng Lan
Thực hành tiếng Việt trang 15
Nắng mới
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Ôn tập trang 28
– Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ ( Văn bản nghị luận – tác giả Nguyễn Trãi)
Bình Ngô đại cáo
Thư lại dụ Vương Thông
Bảo kính cảnh giới – Bài 43
Thực hành tiếng Việt trang 44
Dục Thúy Sơn
Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Ôn tập trang 58
– Bài 8: Đất nước và con người ( Truyện)
Đất rừng phương Nam
Giang
Xuân về
Thực hành tiếng Việt trang 77
Buổi học cuối cùng
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm
tự sự hoặc tác phẩm kịch
Ôn tập trang 89
– Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Văn bản nghị luận)
Hịch tướng sĩ
Nam quốc sơn hà
Đất nước
Thực hành tiếng Việt trang 100
Tôi có một giấc mơ
Viết bài luận về bản thân
Ôn tập trang 113
ÔN TẬP HỌC KỲ II
Ôn tập học kì 2
2. Hướng dẫn cách soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo tập 1:
Bài soạn ngữ văn 10 Sách Chân trời sáng tạo Bài 1 (Thần trụ trời):
Tóm tắt
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?
Phương pháp giải:
– Hồi tưởng những truyện thần thoại bản thân đã được đọc, được tìm hiểu.
– Chia sẻ những truyện thần thoại ấy cho các bạn trong nhóm.
Lời giải chi tiết:
– Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: đây là một truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.
– Thần Trụ trời: đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi, …
– Nạn hồng thủy: Loài người càng phát triển càng kiêu ngạo với Trời và thánh thần. Zeus ra lệnh thần Mưa Bão hoạt động liên tục để “rửa sạch” trái đất. Loài người diệt vong, may còn sót lại một cặp vợ chồng là con của Titan Promethe. Nhờ phép thuật của cha, họ tiếp tục sinh sôi nảy nở duy trì loài người cư trú khắp vùng Hi Lạp.
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn 1, 2.
Lời giải chi tiết:
Hình dung về vị thần Trụ trời:
– Ngoại hình: vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
– Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
→ Vị thần Trụ trời có sức vóc mạnh mẽ, kì lạ mà những người bình thường không thực hiện được.
Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn số 3
Lời giải chi tiết:
Sau khi có cột chống trời:
– Trời đất phân đôi.
– Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
– Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần kết thúc truyện.
Lời giải chi tiết:
Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè, liệt kê tên của các vị thần như: thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời.
→ Đây là cách kết thúc truyện độc đáo. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.
Sau khi đọc
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
– Tìm các chi tiết về không gian, thời gian trong truyện.
Lời giải chi tiết:
– Yếu tố về không gian trong truyện: trời và đất.
– Yếu tố về thời gian trong truyện: “thuở ấy” → chưa có thời gian cụ thể trong truyện.
Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?
Phương pháp giải:
– Đọc lại lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ văn.
– Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm:
– Không gian: trời và đất → không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.
– Thời gian: “thuở ấy” → thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.
– Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.
– Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạo ra thế giới.
Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
– Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời:
+ Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.
+ Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy → vòm trời được đẩy lên cao.
+ Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi → tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao à mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
+ Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột → biển rộng.
– Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.
Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và rút ra nội dung bao quát.
Lời giải chi tiết:
Nội dung bao quát của truyện Thần trụ trời.
Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên (thần thoại suy nguyên). Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác.
Câu 5: (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Phương pháp giải:
– Tóm tắt quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện.
– So sánh cách giải thích trong truyện với cách giải thích một hiện tượng nào đó trong ngày nay.
Lời giải chi tiết:
– Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:
Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.
– Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, cách minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực. Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người.
Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Phương pháp giải:
– Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).
– Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.
Lời giải chi tiết:
– Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
– Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
– Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+ Đều có tính hư cấu.
+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.
3. Hướng dẫn cách soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo tập 2:
Bài soạn ngữ văn 10 Sách Chân trời sáng tạo Bài 1 (Chiếc lá đầu tiên):
Nội dung chính
Bài thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò : về trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm…và cả tình yêu đầu tiên của mình.
Trước khi đọc
Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.
Phương pháp giải:
– Hồi tưởng.
– Chia sẻ với bạn bè.
Lời giải chi tiết:
Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong quãng đời thanh xuân của mỗi chúng ta. Những năm tháng học tập ở đó, chắc hẳn mỗi người đều có những kỉ niệm riêng khó quên và tôi cũng vậy. Kỉ niệm khiến tôi xúc động nhất mỗi khi nhớ lại là ngày đầu tiên được mẹ cầm tay dắt đến trường. Bản thân là một đứa trẻ nhút nhát, khi bước đến cổng trường cấp 1, mọi thứ thật lạ lẫm và tôi lúc này chỉ biết đứng núp sau lưng mẹ. Cảm giác ngại ngùng ấy càng thể hiện rõ hơn khi mẹ dẫn tôi vào nhận lớp mới. Dường như hiểu được cảm giác ấy của tôi, cô giáo chủ nhiệm bước đến và an ủi. Cô mặc một chiếc áo dài hồng phấn, mái tóc dài cùng giọng nói ấm áp ấy đã khiến tôi nhanh chóng quên đi cảm giác đó. Sự động viên của cô giáo, sự hòa đồng, vui vẻ của các bạn giúp tôi dần quen với môi trường mới. Mỗi lần nhớ lại, kỉ niệm ấy khiến tôi bồi hồi và cảm thấy bản thân thật hạnh phúc khi có một người mẹ luôn bên cạnh, một cô giáo luôn chia sẻ, động viên và những người bạn thật tốt.
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai dòng thơ đầu.
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ đầu là dòng hồi tưởng của tác giải khi nhớ về quãng thời gian xưa với nhân vật “Em”. Hai câu thơ ấy như sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy khi giờ đây “tất cả đã xa rồi”.
Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?
Phương pháp giải:
– Đọc khổ thơ 3.
– Nêu suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi đọc khổ thơ này, những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong trí nhớ tôi. Đó là lớp học với biết bao kỉ niệm gắn bó cùng thầy cô, bạn bè, bảng đen, sân trường,… Quãng thời gian ấy thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng mà mỗi lần nhớ đến, con người ta lại dâng lên một niềm xúc cảm khó quên.
Câu 3 (trang 6, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?
Phương pháp giải:
Chú ý khổ thơ thứ 5.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ này giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh lớp học vui nhộn, hồn nhiên. Nơi ấy có “một nàng Bạch Tuyết” – chính là cô giáo và “những chú lùn rất quấy” là những cô cậu học sinh tinh nghịch, nhí nhảnh. Trong không gian ấy, vang lên những tiếng cười “lao xao”, trong sáng của cả cô và trò, giúp xua tan bầu không khí căng thẳng của những tiết học. Qua đoạn thơ ấy, câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” càng trở nên đúng đắn.
Câu 4 (trang 6, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ 6.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.
Sau khi đọc
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Chú ý những từ ngữ được nêu ra trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
– Từ “một người” (dòng 8) có thể chỉ chủ thể trữ tình hoặc một học sinh.
– Từ “tôi” (dòng 16) có thể chỉ chủ thể trữ tình.
– Từ “anh” (các dòng thơ khác) có thể chỉ chủ thể trữ tình.
→ Việc tác giả sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy để tránh trường hợp lặp từ trong các câu thơ.
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ khổ 3, 4, 6.
– Xác định biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
– Khổ 3: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.
→ Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm nơi mái trường cũ.
– Khổ 4: Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần).
→ Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
– Khổ 6:
+ Biện pháp điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.
→ Tác dụng: nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ.
→ Tác dụng: chỉ quãng thời gian trôi nhanh, liên tục.
Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ khổ thơ 5.
– Chú ý câu đối thoại.
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng câu đối thoại ở khổ 5 nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ, những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.
Câu 4 (trang 7, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
– Chú ý những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Lời giải chi tiết:
– Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.
Câu 5 (trang 7, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ?
Phương pháp giải:
Chú ý hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” trong khổ thơ cuối.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.
Câu 6 (trang 7, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ bài thơ.
– Nêu lên cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Với em, tuổi học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Bài thơ dường như đã diễn tả hết những tâm trạng của em mỗi khi nhớ đến những ngày tháng hồn nhiên, vô tư cắp sách đến trường, được học tập, được vui chơi cùng bạn bè và thầy cô. Tuổi học trò thật trong sáng, vô giá và chất chứa nhiều kỉ niệm khó quên.
Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,… để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng và sở thích của bản thân.