Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng áp dụng chiến thuật kinh doanh rất thú vị đó chính là liên minh và hợp tác với chính đối thủ cạnh tranh của mình. Hợp tác với đối thủ là gì? Cùng bài viết tìm hiểu về lí do doanh nghiệp hợp tác với đối thủ. Vậy hợp tác với đối thủ là gì? Lí do doanh nghiệp hợp tác với đối thủ.
Mục lục bài viết
1. Hợp tác với đối thủ là gì?
Hợp tác với đối thủ là một thuật ngữ khá quen thuộc trên thị trường, kết hợp giữa hợp tác và đối thủ. Thuật ngữ hợp tác với đối thủ chỉ sự hợp tác giữa những doanh nghiệp cạnh tranh nhau. Thực chất hợp tác với đối thủ chính là cách vừa giúp tạo ra sản phẩm mới, vừa giúp tiết kiệm chi phí.
Hợp tác với đối thủ nghe có vẻ nguy hiểm. Thế nhưng theo một nghiên cứu của Viện Xuất bản Kỹ thuật số Đa ngành, hành động này có lợi hơn có hại. Cụ thể hơn, nếu một công ty có thể hợp tác với đối thủ trong 3 – 5 năm, công ty này có hơn 50% cơ hội giảm thiểu các chi phí.
Theo giáo sư Paavo Ritala của Đại học Công nghệ Phần Lan, những doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thường có xu hướng cùng tiếp cận những thị trường và sử dụng nguồn tài nguyên và công nghệ tương tự nhau. Cũng chính bởi vì vậy, khi chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển ngày càng tăng, những điểm chung này cũng sẽ có thể giúp các công ty đối thủ cùng nhau phát triển, sáng tạo và sản xuất.
Giáo sư Ritala lấy nền tảng bán hàng bên thứ 3 của Amazon – Amazon Marketplace – đây chính là một ví dụ để chứng minh sự hiệu quả của việc hợp tác với đối thủ. Theo Rilata, đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Amazon sẽ hưởng lợi khi thu được nguồn lợi nhuận lớn từ các bên bán, trong khi các bên bán (bên thứ ba) cũng hưởng lợi từ nguồn dữ liệu khách hàng đồ sộ của Amazon.
Với Amazon, cách hợp tác này sẽ đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Theo Joel Sider, phát ngôn viên của Amazon, các bên thứ ba kinh doanh chiếm 58% tổng doanh thu của Amazon, vì Amazon cam kết giúp các nhà bán lẻ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu. Trong năm nay, Amazon dự tính chi 15 tỷ USD cho công cụ, dịch vụ, chương trình và nguồn nhân lực để nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa sự thành công của các bên kinh doanh, đặc biệt là với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mối quan hệ giữa YouTube và Vimeo cũng là một kiểu hợp tác với đối thủ. Trong một hội thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh ForbesWomen 2019, Giám đốc điều hành Vimeo, Anjali Sud, chia sẻ rằng nền tảng này đã bắt tay với YouTube, một trong những đối thủ cạnh tranh chính, khi cho phép các chủ thể là người dùng đăng tải các video lên YouTube cũng như một số nền tảng video khác.
Theo Sud, bước đi này cũng đã mang lại những chiến lược hoàn toàn mới cho công ty, là một trong những hành động đem đến nhiều giá trị cho sản phẩm. Để có thể làm được như vậy, người kinh doanh cần biết cách xác định một người nào đó là đối thủ hay đối tác, và biết được mình cần ưu tiên giải quyết vấn đề gì.
Trên thực tế, thuật ngữ hợp tác với đối thủ không phải mới xuất hiện. Hơn hai thập kỷ trước, giáo sư Barry Nalebuff của Đại học Yale và giáo sư Adam Brandenburger của Đại học New York đã chú ý đến kiểu hợp tác giữa những đối thủ, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Theo Brandenburger, một trong những sự hợp tác kinh điển nhất chính là giữa Apple và Samsung. Chúng ta đều biết dòng điện thoại iPhone (Apple) và Galaxy (Samsung) là hai đối thủ cạnh tranh gay gắt. Thế nhưng đồng thời, Samsung lại là một nhà cung ứng màn hình cho Apple.
Mặc dù việc kết hợp với đối thủ đã được phổ biến hơn, thế nhưng với giáo sư Brandenburger, đây vẫn chỉ là phương sách cuối cùng.
Theo Adrian Slywotzk, đối tác hãng tư vấn Oliver Wyman, điều quan trọng là các công ty cần phải thấu hiểu cách thức và thời điểm để triển khai chiến lược này. Khi đó, chủ doanh nghiệp cần phải biết được đâu là điểm độc đáo của công ty mình. Và dĩ nhiên, các chủ thể sẽ không bao giờ muốn hợp tác với đối thủ trên phương diện mà công ty mình đang chiếm ưu thế. Ngược lại, các chủ thể sẽ nên hợp tác ở những lĩnh vực mà chủ thể đó tin rằng nguồn lực của đối thủ đang phát huy sức mạnh.
2. Hợp tác với đối thủ được hiểu là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì hợp tác chính là hành động mà chúng ta, các bên tham gia cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực bất kì để từ đó có thể cùng hướng tới một mục đích nhất định.
Hợp tác với đối thủ được hiểu cơ bản chính là hành động hợp tác giữa các công ty vốn có các hoạt động kinh doanh cạnh tranh lẫn nhau. Một số doanh nghiệp có được lợi ích bằng cách sử dụng hỗn hợp hợp lí giữa việc hợp tác với các chủ thể là những nhà cung cấp, khách hàng và các công ty sản xuất các sản phẩm bổ sung hoặc liên quan.
Hợp tác với đối thủ là một loại liên minh chiến lược đặc biệt phổ biến giữa các công ty phần mềm và công ty sản xuất phần cứng.
Hợp tác với đối thủ là một hệ tư tưởng kinh doanh được xây dựng trực tiếp từ những hiểu biết thu được từ lí thuyết trò chơi. Trò chơi hợp tác với đối thủ là mô hình thống kê xem xét các cách thức có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp bằng cách hợp tác với các đối thủ cạnh tranh.
Chiến thuật này được cho là một thông lệ kinh doanh tốt giữa hai doanh nghiệp vì nó có thể dẫn đến việc mở rộng thị trường và hình thành các mối quan hệ kinh doanh mới. Trong khả năng này, các thỏa thuận về tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm trong một ngành hoặc giữa hai đối thủ cạnh tranh là cần thiết.
Phần lớn các công ty, ngay sau khi loan báo về việc hợp tác với đối thủ cạnh tranh của mình rộng rãi đến các khách hàng, đã phải tốn khá nhiều thời gian để giải thích với dư luận về dự án đang hình thành giữa hai bên. Đây là lúc họ phải công khai cách nhìn nhận mới về cựu đối thủ và nay là đối tác để nhằm mục đích thuyết phục các khách hàng vốn hay đa nghi. Một số những liên minh đối thủ, sau khi kết hợp với nhau mới vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị về cựu đối thủ của mình, chẳng hạn như đối tượng đó chẳng hề đáng gờm chút nào như mình vẫn từng nghĩ.
Bên cạnh đó, liên minh với đối thủ cũng sẽ giúp cho cả hai bên nhận ra những kĩ năng, lợi thế cũng như tồn tại của nhau, từ đó hia bên cũng sẽ bổ sung và tăng sức mạnh cho công việc hợp tác chung. Nỗi ám ảnh về việc bị dành mất lượng khách hang cũng ngày càng nhạt dần, bởi vì bên cạnh những lĩnh vực hợp tác chung, hai bên vẫn xác định và đảm bảo được đâu là thị trường cạnh tranh chính của riêng mình.
Hợp tác với đối thủ trong tiếng Anh là gì?
Hợp tác với đối thủ trong tiếng Anh là Coopetition.
3. Tìm hiểu về mô hình hợp tác với đối thủ:
Mô hình hợp tác với đối thủ:
Mô hình thống kê này xác định lợi ích của việc hợp tác với đối thủ và cũng xem xét việc phân bổ thị phần giữa các đối thủ cạnh tranh để nhằm mục đích có thể tối đa hóa thị phần của các công ty hàng đầu. Mô hình ban đầu được phác thảo dưới hình dạng kim cương, với các chủ thể khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ bổ sung ở mỗi góc.
Mục đích của sự hợp tác với đối thủ và với bản thân mô hình này, là để nhằm mục đích có thể chuyển thị trường từ một trò chơi có tổng bằng không, trong đó một người chiến thắng duy nhất, đến một môi trường mà kết quả cuối cùng mang lại lợi ích cho toàn bộ và làm cho mọi người có lợi hơn.
Mấu chốt của mô hình hợp tác với đối thủ đó chính là hiểu các biến đầu vào ảnh hưởng đến người chơi trong viên kim cương để nhằm mục đích có thể lựa chọn cạnh tranh hay hợp tác. Sự hiểu biết này cũng đã dẫn đến việc biết những tác động nào nào sẽ khiến người chơi cạnh tranh và những tác động nào sẽ khiến các đối thủ có thể hợp tác, và tới mức độ nào.
4. Lí do doanh nghiệp hợp tác với đối thủ:
Ngành công nghệ được hiểu là lĩnh vực có hoạt động hợp tác với đối thủ phổ biến nhất. Hợp tác giữa các đối thủ sẽ cho phép các chủ thể tạo ra sự đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm. Nhiều công ty khởi nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghệ, cũng cạnh tranh trong một thị trường tương tự nhưng có những lợi thế riêng.
Chính bởi vì vậy hai đối thủ cạnh tranh có thể có những điểm mạnh bổ sung lẫn nhau, và chính vì thế lập những thỏa thuận hợp tác để nhằm mục đích có thể chia sẻ lợi ích chung. Sự hợp tác giữa hai công ty công nghệ có thể làm tăng cơ hội gia tăng số lượng người dùng của mỗi công ty thông qua quảng cáo chéo.
Thông thường trong lĩnh vực khởi nghiệp và ngành công nghiệp công nghệ, hai hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh đều đang chiến đấu với một đối thủ lớn hơn và chúng có thể hợp tác để chống lại kẻ thù lớn hơn.
Sự hợp tác với đối thủ trong ngành công nghệ khá phổ biến bởi vì thông thường hai đối thủ cạnh tranh có thể sẽ được mua lại hoặc hợp nhất, tạo thành một tổ chức mạnh hơn.