Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là một thuật ngữ khá quen thuộc được sử dụng trong lĩnh vực chứng khoán. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán ra đời và có những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay. Vậy hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là gì? Các vấn đề liên quan?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là gì?
Ta hiểu về hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán thực chất chính là một trong hai hoạt động giao dịch, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Theo Khoản 17 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về khái niệm hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán như sau:”17. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai chỉ số) là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.”
Trong đó, ta nhận thấy:
– Hợp đồng tương lai được biết đến chính là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
– Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai sẽ bao gồm hàng hóa hoặc công cụ tài chính, nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai chọn tài sản cơ sở nào là (gián tiếp) thì giao dịch theo loại tài sản cơ sở đó và chịu tác động theo sự thay đổi của giá tài sản đó.
– Với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu: tài sản cơ sở là một chỉ số cổ phiếu cụ thể. Ví dụ cụ thể như với hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thì tài sản cơ sở của loại hợp đồng này sẽ là chỉ số VN30.
Bên cạnh đó thì theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định nội dung sau đây:
“Điều 3. Hợp đồng tương lai chỉ số
1. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.”
Hợp đồng tương lai chỉ số khi đáo hạn sẽ được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền theo quy chế do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành. Mẫu hợp đồng tương lai chỉ số sẽ do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Hiện tại, thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp hai dòng sản phẩm cụ thể đó chính là: Hợp đồng tương lai trên Chỉ số cổ phiếu (Hợp đồng tương lai VN30) và Hợp đồng tương lai trên Trái phiếu Chính phủ (Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm).
2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán:
Cũng giống như các loại hợp đồng tương lai khác, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán thực chất được xem là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với các điều khoản được chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa đó về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng và cụ thể bao gồm các đặc điểm cơ bản sau:
– Công cụ cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán thực chất chính là một chỉ số chứng khoán cụ thể. Về mặt khái niệm, chỉ số cổ phiếu chính là chỉ báo thống kế đo lường sự biến động của một danh mục cổ phiếu được xem là đại diện cho thị trường, hoặc một lĩnh vực, ngành cụ thể nào đó của thị trường cổ phiếu.
– Hệ số nhân hợp đồng là giá trị bằng tiền tương ứng với một điểm chỉ số. Khi nhận giá hợp đồng tương lai với hệ số nhân được quy định cho hợp đồng, ta sẽ thu được giá trị danh nghĩa của một hợp đồng tương lại liên quan.
– Đơn vị yết giá được biết đến là số điểm của chỉ số cơ sở.
– Bước giá cũng sẽ có thể được quy định khác nhau đối với từng hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu cụ thể và được biểu diễn theo điểm chỉ số. Bước giá thông thường cũng được quy đổi ra một giá trị bằng tiền nhất định (dựa vào hệ số nhân của hợp đồng), qua đó sẽ phản ánh sự thay đổi về giá trị của hợp đồng tương ứng với mức biến động tối thiểu của giá hợp đồng tương lai.
– Phương thức thanh toán khi đáo hạn của hợp đồng tương lai chỉ số thực chất chính là thanh toán bằng tiền ( bởi vì chỉ số chứng khoán không phải là một dạng tài sản vật chất để chuyển giao).
– Các đặc điểm khác có thể nêu ra cụ thể như giờ giao dịch, tháng đáo hạn, ngày đáo hạn được quy định tùy theo thông lệ của từng sở giao dịch.
3. Ứng dụng của hợp đồng tương lai chỉ số:
Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho các mục đích sau:
– Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho mục đích phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư cổ phiếu đang nắm giữ khi giá cổ phiếu có xu hướng giảm xuống mà không phải điều chỉnh cơ cấu danh mục cổ phiếu gốc.
– Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho mục đích phòng ngừa rủi ro cho khoản đầu tư dự định trong tương lai (vào danh mục cổ phiếu dự định mua) khi giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên.
– Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho mục đích kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường mà không cần thực hiện các giao dịch mua/bán cổ phiếu trong danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số (thực hiện các chiến thuật đầu cơ ra/vào thị trường trong ngắn hạn).
– Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho mục đích tăng/giảm tỉ trọng tài sản trong danh mục đầu tư mà không thực hiện các giao dịch trên thị trường cơ sở (thị trường cổ phiếu).
– Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho mục đích tận dụng lợi thế đòn bẩy mà hợp đồng tương lai đem lại nhằm đạt được mức sinh lời cao hơn so với đầu tư trên thị trường cổ phiếu.
– Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số cho mục đích kiếm lợi nhuận từ những sai lệch giữa mức giá hợp lí của hợp đồng tương lai và giá giao dịch trên thị trường (giao dịch hạn chế chênh lệch giá).
4. Tìm hiểu về hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ:
Ta hiểu về hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ như sau:
Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được hiểu cơ bản chính là loại hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là:
– Trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường.
– Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng các đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, thiết kế trái phiếu giả định báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khi đáo hạn sẽ được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao tài sản cơ sở theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Phương thức thanh toán sẽ cần phải được quy định trước khi thực hiện niêm yết.
Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ có trách nhiệm cần phải phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố trên trang thông tin điện tử các nội dung sau:
– Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ có trách nhiệm cần phải phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố trên trang thông tin điện tử về danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao, nguyên tắc xác định và hệ số chuyển đổi (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở);
– Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ có trách nhiệm cần phải phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố trên trang thông tin điện tử về danh sách các trái phiếu Chính phủ được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng, nguyên tắc xác định và tỷ trọng từng trái phiếu trong danh sách đó (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức thanh toán bằng tiền).
Việc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố thông tin về các trái phiếu Chính phủ theo quy định pháp luật sẽ được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định thời điểm cuối cùng để có thể từ đó chốt danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao hoặc được sử dụng để nhằm mục đích có thể xác định giá thanh toán cuối cùng. Sau thời điểm đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không được điều chỉnh danh sách các trái phiếu Chính phủ cụ thể được nêu trên.