Hợp đồng may rủi là thuật ngữ chúng ta thường nghe thấy được nhắc đến trong lĩnh vực bảo hiểm, như chúng ta thấy cuộc sống hiện nay có rất nhiều các loại rủi ro chúng ta không thể lường trước được, theo đó hợp đồng may rủi cũng được xem như là giải pháp. Vậy hợp đồng may rủi là gì? Cách thức hoạt động của hợp đồng may rủi?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng may rủi là gì?
Thuật ngữ Aleatory contract là Hợp đồng may rủi và nó xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh.
Loại hợp đồng cụ thể mà thực hiện hoặc thực hiện phụ thuộc vào một bất ngờ hoặc một bấp bênh (ngẫu nhiên) sự kiện ngoài tầm kiểm soát của một trong hai bên hoặc có thể theo đó các khoản thanh toán do các bên với nhau là không công bằng. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng may rủi vì người được bảo hiểm có thể thu thập một số lượng lớn hoặc không có gì để đổi lấy phí bảo hiểm thanh toán. Từ ‘Alea,’ Pháp một trò chơi xúc xắc. Xem thêm hợp đồng đơn phương.
Hợp đồng may rủi trong tiếng Anh là “Aleatory Contract”.
Hợp đồng may rủi là một thỏa thuận trong đó các bên liên quan không cần phải thực hiện một nghĩa vụ nào cho đến khi có sự cố cụ thể xảy ra. Các sự cố này là những vụ việc không thể được kiểm soát bởi một trong hai bên, chẳng hạn như thiên tai và cái chết. Hợp đồng may rủi thường được sử dụng trong các chính sách bảo hiểm. Ví dụ, công ty bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm cho đến khi xảy ra sự cố, chẳng hạn như hỏa hoạn dẫn đến mất tài sản. Hợp đồng may rủi còn được gọi là bảo hiểm may rủi, chúng khá hữu ích vì thường giúp người mua giảm rủi ro tài chính.
Hợp đồng may rủi trước kia có liên quan đến việc đánh bạc và xuất hiện trong bộ luật thời La Mã giống như các hợp đồng có liên quan đến các sự kiện ngẫu nhiên. Trong bảo hiểm, một hợp đồng may rủi đề cập đến một thỏa thuận bảo hiểm trong đó các khoản thanh toán cho bên được bảo hiểm là không cân bằng. Chỉ khi chính sách bảo hiểm này dẫn đến một khoản thanh toán, bên được bảo hiểm trả phí bảo hiểm và nhận lấy bảo hiểm. Khi các khoản thanh toán xảy ra, chúng có thể lớn hơn số tiền phí bảo hiểm ban đầu đã chi trả cho công ty bảo hiểm. Nếu sự kiện không xảy ra, các cam kết được nêu trong hợp đồng sẽ không được thực hiện.
Khác hẳn với các loại hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm có tính may rủi. Như trên định nghĩa thì hợp đồng bảo hiểm là phương tiện mà các bên thiết lập quan hệ với nhau.
Và trong mối quan hệ đó chủ yếu là chuyển dịch rủi ro từ bên mua sang bên nhận. Bên mua nhằm thông qua quan hệ bảo hiểm để có được sự an toàn và bình ổn về kinh tế khi gặp rủi ro gây ra tổn thất.
Nhưng riêng với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì không chỉ đơn thuần là chuyển giao rủi ro mà còn đáp ứng những nhu cầu khác như là tích lũy tài chính, đầu tư… của khách hàng bảo hiểm nhân thọ.
2. Cách thức hoạt động của hợp đồng may rủi:
Đánh giá rủi ro là một yếu tố quan trọng đối với bên kí kết, họ chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi xem xét kí kết hợp đồng may rủi. Các chính sách bảo hiểm nhân thọ được coi là hợp đồng may mủi, vì chúng không mang lại lợi ích cho bên được hưởng lợi chỉ khi có các sự kiện (như cái chết) xảy ra. Sau đó, chính sách này mới cho phép số tiền hoặc dịch vụ đã thỏa thuận thực hiện theo như hợp đồng may rủi. Cái chết của một ai đó là một sự kiện không chắc chắn vì không ai có thể dự đoán chắc chắn rằng khi nào người được bảo hiểm chết. Tuy nhiên, số tiền mà người thụ hưởng của bên được bảo hiểm nhận được chắc chắn sẽ nhiều hơn số tiền mà người được bảo hiểm đã trả dưới dạng phí bảo hiểm.
Trong một số trường hợp nhất định, nếu người được bảo hiểm không trả phí bảo hiểm thường xuyên để duy trì chính sách có hiệu lực thì công ty bảo hiểm không có nghĩa vụ phải chi trả lợi ích từ chính sách, mặc dù người được bảo hiểm đã thực hiện một số khoản thanh toán phí bảo hiểm cho chính sách.Trong các loại hợp đồng bảo hiểm khác, nếu người được bảo hiểm không chết trong thời hạn hợp đồng, thì sẽ không có gì phải chi trả khi hợp đồng đáo hạn, chẳng hạn như với bảo hiểm nhân thọ có thời hạn.
3. Các loại rủi ro trong bảo hiểm mà chúng ta cần biết:
3.1. Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính:
Như đã biết trong tài chính luôn xuất hien các loại rủi ro khác nhau cụ thể nói về rủi ro về tài chính là hậu quả dẫn đến tổn thất về tài chính. Rủi ro về tài chính này sẽ biểu thị ngay ra được bằng tiền mặt và rủi ro tài chính sẽ gây thiệt hại về tài chính, như chi phí để khôi phục, sửa chữa hoặc thay thế tài sản.
Rủi ro tài chính không chỉ đề cập đến những thiệt hại về tài sản. Theo đó thì có những rủi ro gây tổn thất về sức khỏe con người cũng có thể đo lường dược bằng gia trị vật chất là tiền dựa theo điều khoản thương lượng trước đó. và đây cụ thể là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động v.v…
Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý rằng các rủi ro phi tài chính là rủi ro không thể đo lường bằng tiền mặt đây là loại rủi ro không gây thiệt hại về tài chính mà nó ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của bạn. Rủi ro phi tài chính thôngthường rất hay gặp phải trong cuộc sống nhưng mức độ thiệt hại của loại rủi ro này thì không thể đo lường được bằng tài tiền hay các yêu tố tài chính.
3.2. Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ:
Đa số khi chúng ta nói về loại rủi ro thuần túy này trên thực tế nó sẽ gây thiệt hại dù ít hay nhiều với chúng ta. cũng có thể loại rủi thiệt hại này sẽ không ảnh hưởng lớn hoặc có thể khắc phục được trước khi rủi ro xảy ra. Rủi ro này không có chủ đích hoặc không có nhân tố sinh lời bên trong. Ví dụ như tai nạn xe máy, tai nạn lao động,….
Bên cạnh đó dạng của rủi ro thuần túy là rủi ro đầu cơ là loại rủi ro có mục đích cũng có thể là do nó có nhân tố kiếm lời bên trong đây là loại rủi ro xảy ra trong quá trình chúng ta đầu tư kinh doanh. Ví dụ như đầu tư cổ phiếu, đầu tư kinh doanh,… Việc đầu tư này có thể lãi hoặc lỗ hoặc hoà vốn, nhưng mục đích cuối cùng của nó là kiếm lời.
3.3. Rủi ro chung và rủi ro riêng:
Rủi ro chung là loại rủi ro không thể kiểm soát được và phạm vi ảnh hưởng của nó không phải một người mà ảnh hưởng trên diện rộng. Rủi ro chung gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc toàn xã hội (ví dụ như thiên tai, bệnh dịch,…). Để khắc phục hậu quả do rủi ro này gây ra cần sự vào cuộc từ nhà nước, chính phủ và toàn xã hội.
Khác với rủi ro chung thì rui ro riêng là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi rất nhỏ. Loại rủi ro này mang tính chất cá nhân ví dụ như: Tai nạn, hoả hoạn, trộm cướp,…
3.4. Rủi ro có thể được bảo hiểm:
Khi tham gia bảo hiểm, điều mà bạn mong muốn nhất là được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Chúng ta cần lưu ý đó là không phải loại rủi ro nào cũng được bảo hiểm. Bởi có những loại rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm không thể gánh vác.
Nhưu vậy chúng ta thấy rằng không dễ để phòng tránh những rủi ro xảy ra trong cuộc sống bởi chắc chắn chúng ta không thể kiểm soát các nguyên nhân dẫn tới rủi ro. Giải pháp để phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất là bạn nên đưa ra những phương án khắc phục cho từng loại rủi ro khi xảy ra.
Theo đó nên ta thấy với các loại rui ro khác nhau chúng ta cần đề ra các giải pháp phòng tránh các rủi ro đó có hiệu quả nhất thông qua cách tìm hiểu kĩ về các loại rủi ro này trên thực tế và theo đó tránh được những bất lợi có thể xảy ta.