Hợp đồng kì hạn là một loại chứng khoán phái sinh trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện việc mua hay bán một tài sản nào đó có thể là ở hiện tại hoặc trong trương lai với một mức giá nhất định do các bên thỏa thuận. Vậy hợp đồng kì hạn khoảng là gì? Đặc điểm và nội dung của hợp đồng kì hạn khoảng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng kì hạn khoảng là gì?
Hợp đồng kì hạn khoảng trong tiếng Anh là Range Forward Contract.
Hợp đồng kì hạn khoảng có thể hiểu đây là một hợp đồng kì hạn không chi phí tạo ra một khoảng các mức giá thực hiện thông qua hai vị thế thị trường phái sinh. Hợp đồng kì hạn khoảng được xây dựng để cung cấp sự phòng hộ chống lại các biến động tỷ giá bất lợi trong khi vẫn giữ được một số tiềm năng tăng giá để tăng vốn từ các biến động tiền tệ thuận lợi.
2. Đặc điểm của hợp đồng kì hạn khoảng:
Hợp đồng kì hạn khoảng được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường tiền tệ để chống lại sự biến động của tỷ giá tiền tệ. Hợp đồng kì hạn khoảng được xây dựng để đưa ra các khoản thanh toán trong một biên độ giá. Loại hợp đồng này yêu cầu hai vị thế thị trường phái sinh tạo ra một biên độ giá tương lai. Trong một hợp đồng kì hạn khoảng, nhà giao dịch phải có một vị thế mua và vị thế bán thông qua hai hợp đồng phái sinh, sự bù đắp chi phí của hai vị thế khiến cho chi phí tổng thể bằng hoặc gần bằng không. Các công ty lớn thường sử dụng hợp đồng kì hạn khoảng để quản lí rủi ro tiền tệ từ các khách hàng quốc tế.
Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối:
Ví dụ xem xét một công ty Mỹ có đơn hàng xuất khẩu trị giá 1 triệu euro từ một khách hàng ở châu Âu. Công ty lo ngại đồng euro có thể giảm giá đột ngột từ mức giá giao dịch hiện hành ở mức 1,30 cho cặp EUR/USD trong ba tháng tới thời gian thanh toán dự kiến. Công ty này có thể sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro này trong khi vẫn giữ một số khả năng tăng vốn.
Để thực hiện, công ty cần thực hiện một hợp đồng kì hạn khoảng để quản lí rủi ro thanh toán từ khách hàng châu Âu, có thể yêu cầu mua một vị thế mua ở mức giá thấp hơn và bán một vị thế bán ở mức giá cao hơn. Giả sử mức giá thấp hơn là 1,27 và giới hạn cao hơn là 1,33.
– Nếu khi đáo hạn hợp đồng kì hạn khoảng, tỷ giá giao ngay là 1 EUR = 1,31 USD thì hợp đồng sẽ thanh toán theo tỷ giá giao ngay vì nó nằm trong phạm vi giá 1,27 – 1,33.
– Nếu tỷ giá hối đoái nằm ngoài biên độ giá khi đáo hạn thì các hợp đồng sẽ được thực hiện. Nếu tỷ giá khi hết hạn là 1 EUR = 1,25 USD thì công ty sẽ cần thực hiện hợp đồng vị thế mua để mua với tỷ giá sàn là 1,27. Ngược lại, nếu tỷ giá khi hết hạn là EUR1 = 1,36 đô la Mỹ, công ty sẽ cần thực hiện tùy chọn ngắn của mình để bán ở mức 1,33.
Như vậy có thể thấy đối với hợp đồng kì hạn khoảng có ích vì chúng yêu cầu hai vị thế để giảm thiểu rủi ro hoàn toàn. Chi phí của hợp đồng vị thế mua thường tương đương với chi phí bán hợp đồng khiến cho hợp đồng kì hạn khoảng có chi phí ròng bằng không.
Hay chúng ta cũng có thể theo dõi ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm của một hợp đồng kì hạn: Vi dụ như Mr. X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr. Y sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thỏa thuận bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là 104,000 USD, hợp đồng này là một hợp đồng kì hạn. Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại, Y muốn giá giảm.
Ví dụ với giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là 110,000 USD, Trường hợp này rõ ràng là Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá 104,000 USD theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ 6000 USD, còn X lãi 6000 USD lí do bởi X có thể mua nhà của Y với giá 104,000 USD và bán ngay trên thị trường với giá 110,000 USD. Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất.
Cũng theo ví dụ này với giá bán hiện nay của ngôi nhà là 100,000 USD, thì Y có thể bán ngay để đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm. Sau 1 năm Y sẽ có số tiền 104,000 USD mà không phải chịu chút rủi ro nào. Trong khi đó nếu X muốn mua ngay ngôi nhà anh ta sẽ đến vay ngân hàng số tiền 100,000 USD, và cũng phải trả lãi 4%/năm. Còn ngược lại nếu ký hợp đồng mua kì hạn anh ta sẽ không phải trả lãi nên X cũng sẵn sàng bỏ ra 104,000 USD để mua ngôi nhà trong vòng 1 năm nữa. Đó là lý do vì sao giá kì hạn được thống nhất ở 104,000 USD chứ không phải là 100,000 USD.
3. Nội dung của hợp đồng kì hạn khoảng:
Hợp đồng kỳ hạn như chúng tôi đã đưa ra khai nhiệm tạ phần 1, nói chung hợp đồng kì hạn khoảng sẽ có nội dung của một hợp đồng kì hạn trong chứng khoán phái sinh cụ thể đây là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Theo đó nên trong loại hợp đồng này, chúng ta thấy đối với ngày ký kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Hợp đồng kì hạn có các nội dung khác với hợp đồng quyền chọn, trong đó người giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, thì ở hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận hủy hợp đồng.
+ Hợp đồng kì hạn có những nội dung được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất giá tiền tệ cụ thể đó là về hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR hay cũng có thể là các rủi ro biến động giá một loại hàng hoá nào đó như hợp đồng kì hạn với dầu mỏ.
+ Trong hợp đồng kì hạn chúng ta thấy nội dung trong hợp đồng sẽ là sự thỏa thuận đối với một bên đồng ý mua, còn bên kia đồng ý bán, với một mức giá kì hạn được thống nhất trước, nhưng không có việc thanh toán tiền thật sự ngay thời điểm ký kết. Bên cạnh dó thì với giá kì hạn là giá giao ngay hay trong tiếng anh thường gọi là spot price, giá bán của tài sản được giao vào ngày giao ngay (spot date), thường là trong vòng 2 ngày kể từ ngày ký. Chênh lệch giữa giá kì hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư (forward premium) nếu giá kì hạn cao hơn, hoặc khoản khấu trừ hay còn gọi là forward discount nếu giá kì hạn thấp hơn.
4. Phân biệt hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai:
Giữa hai công cụ phái sinh là hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Tiêu chí | Hợp đồng kỳ hạn | Hợp đồng tương lai |
Định nghĩa | Hợp đồng kì hạn chúng ta có thể hiểu đây là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước. | Hợp đồng tương lai dây là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước. |
Tiêu chuẩn hóa hợp đồng | Hợp đồng kì hạn hông cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở và tài sản cơ sở của HĐKH có thể là bất kỳ loại tài sản nào. | – Hợp đồng tương lai được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh và hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,.. |
Được giao dịch, niêm yết | – Giao dịch trên thị trường OTC. – Không niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung do tính thanh khoản của HĐKH thấp hơn hợp đồng tương lai | Hợp đồng tương lai được niêm yết trên thị trường tập trung. |
Thời điểm thanh toán hợp đồng | Hai bên sẽ thanh toán vào thời điểm giao hàng. | Hợp đồng tương lai thanh toán lỗ lãi hàng ngày. |
Rủi ro | Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn cao hơn hợp đồng tương lai do tính thanh khoản thấp hơn. | Sở giao dịch tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn. |
Tài sản thế chấp | Có thể là bất kỳ loại tài sản nào. | Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,.. |
Tính thanh khoản hợp đồng | Thanh khoản thấp hơn HĐTL | Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn. |
Đóng vị thế | Nhà đầu tư tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể thực hiện đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng kỳ hạn tương tự. | – Dễ dàng đóng vị thế: nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tượng tự. – Từ đó giúp người sở hữu hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn. |
Bù trừ và ký quỹ | Không cần thực hiện ký quỹ. | – Yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc. – HĐTL được thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ khi cần bổ sung. |