Hợp đồng chênh lệch có lẽ là hình thức vô cùng quen thuộc mà bất cứ ai tham gia giao dịch forex đều nghe qua, nhưng hiểu rõ về khái niệm này không phải ai cũng làm được. Vậy hợp đồng chênh lệch là gì? Nội dung và phân tích ưu điểm của hợp đồng chênh lệch.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng chênh lệch là gì?
Khái niệm hợp đồng chênh lệch:
Hợp đồng chênh lệch được hiểu cơ bản chính là hợp đồng giao dịch phái sinh các sản phẩn tài chính, trong đó sự chênh lệch giữa giá mở vị thế và đóng vị thế được thanh toán bằng tiền mặt. Không có giao hàng bằng hiện vật hoặc chứng khoán đối với hợp đồng chênh lệch.
Theo như cách giải thích phía trên, hợp đồng chênh lệch chắc hẳn có thể sẽ xa lạ với nhiều người, nhưng về mặt bản chất, hợp đồng chênh lệch là 1 hình thức được mô phỏng theo cách thức giao dịch thông thường trong cuộc sống. Nghĩa là vẫn phải có giá cả 1 loại sản phẩm nào đó rồi dựa trên sự chênh lệch giữa giá mở và giá đóng để trader kiếm lời.
Với giao dịch truyền thống, các nhà đầu tư sẽ thường tìm kiếm 1 lĩnh vực hay 1 sản phẩm, được họ đánh giá là tiềm năng, hay chúng có thể tăng giá sau khi mua. Và nếu giá lên đúng như dự kiến, nhà đầu tư quyết định bán sản phẩm đó đi, thì khoản tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là khoản lời (nếu sản phẩm đó tăng giá) hoặc có thể là khoản lỗ (nếu sản phẩm đó giảm giá).
Có thể thấy, giao dịch truyền thống hay giao dịch hợp đồng chênh lệch cơ bản vẫn là tìm kiếm khoản chênh lệch để tạo ra lợi nhuận cho nhà giao dịch. Tuy nhiên, cách thức mà hợp đồng chênh lệch hoạt động lại ưu việt hơn, giúp cho bất cứ ai cũng có thể tham gia mà không nhất thiết phải sở hữu sản phẩm, hay phải có 1 số vốn lớn.
Như vậy, đây là một công cụ tài chính và cũng là một phương thức phổ biến để các nhà đầu tư có thể tham gia các thị trường tài chính. Hợp đồng chênh lệch được cung cấp bởi các nhà môi giới (brokers) bên cạnh những loại tài sản khác như Forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, hợp đồng chênh lệch thực chất chính là một dạng giao dịch phái sinh. Điều này có nghĩa là chúng được định giá dựa trên biến động của một tài sản cơ bản.
Hợp đồng chênh lệch trong tiếng Anh là gì?
Hợp đồng chênh lệch trong tiếng Anh là Contract for Difference, viết tắt: CFD.
2. Đặc điểm của hợp đồng chênh lệch:
– Hợp đồng chênh lệch là 1 sản phẩm phái sinh.
– Trader sẽ không sở hữu sản phẩm giao dịch.
– Các chủ thể là những nhà giao dịch có thể dùng đòn bẩy khi giao dịch hợp đồng chênh lệch.
– Các chủ thể là những nhà giao dịch chỉ tính được lãi hoặc lỗ của hợp đồng chênh lệch khi họ thực sự đóng lệnh.
3. Cách thức hoạt động và nội dung của hợp đồng chênh lệch:
3.1. Cách thức hoạt động của hợp đồng chênh lệch:
Như đã nói cụ thể bên trên, hợp đồng chênh lệch là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về giá trị của một tài sản cụ thể nào đó. Khi hợp đồng kết thúc, nếu như giá tài sản tăng so với thời điểm ban đầu thì người mua có lời. Ngược lại, nếu như giá giảm so với thời điểm phát sinh hợp đồng thì người mua lỗ và tiền của người mua sẽ chuyển cho người bán.
Ngoài cách thức mua bán cổ điển như thế này, với hợp đồng chênh lệch thì trader còn có thể tham gia bán khống. Tức thay vì chỉ mua với các sản phẩm họ nghĩ sẽ tăng giá, các chủ thể là những nhà đầu tư hoàn toàn còn có thể bán khi tin rằng sản phẩm đó sẽ giảm giá.
Từ điều này cho thấy, giao dịch hợp đồng chênh lệch là một hình thức giao dịch ưu việt khi có thể mua bán cả 2 chiều cho 1 sản phẩm. Các yếu tố như kinh tế, chính trị, đại dịch, thiên tai… có thể tác động đến công ty, đến sản phẩm, đến con người, nhưng với hợp đồng chênh lệch thì sẽ chẳng có ảnh hưởng gì.
3.2. Nội dung của hợp đồng chênh lệch:
Hợp đồng chênh lệch được hiểu cơ bản chính là một chiến lược giao dịch cao cấp được sử dụng bởi các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm và không được phép giao dịch ở Mỹ.
Hợp đồng chênh lệch cho phép giao dịch dựa vào biến động giá của chứng khoán và các công cụ phái sinh. Công cụ phái sinh là khoản đầu tư tài chính có giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ sở. Về cơ bản, hợp đồng chênh lệch được các nhà đầu tư sử dụng để đặt cược về việc giá của tài sản cơ sở hoặc chứng khoán sẽ tăng hay giảm.
Các nhà giao dịch dự đoán giá tăng thì sẽ mua hợp đồng chênh lệch, trong khi những người dự đoán thị trường đi xuống sẽ mở vị thế bán. Để có thể đóng vị thế họ sẽ mua vị thế ngược lại. Chênh lệch ròng thể hiện lãi hoặc lỗ từ các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt thông qua tài khoản môi giới của nhà đầu tư.
Hợp đồng chênh lệch có thể được sử dụng để giao dịch nhiều tài sản và chứng khoán bao gồm các quỹ ETF. Các chủ thể là những nhà giao dịch cũng sử dụng các sản phẩm này để đầu cơ dựa trên sự thay đổi giá của các hợp đồng tương lai hàng hóa như dầu thô và ngô.
Mặc dù hợp đồng chênh lệch cho phép các chủ thể là những nhà đầu tư giao dịch biến động giá trong tương lai, nhưng bản thân nó không phải là hợp đồng tương lai. Hợp đồng chênh lệch không có ngày hết hạn với mức giá định trước nhưng có thể giao dịch như các chứng khoán khác với mức giá mua và bán.
Hợp đồng chênh lệch giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) thông qua một mạng lưới các nhà môi giới để nhằm mục đích thiết lập cung và cầu thị trường cho hợp đồng chênh lệch và đưa ra giá cả phù hợp. Nói một cách khác, hợp đồng chênh lệch không được giao dịch trên các sàn giao dịch lớn như Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) mà giao dịch giữa khách hàng và nhà môi giới.
4. Ưu nhược điểm của hợp đồng chênh lệch:
4.1. Ưu điểm của hợp đồng chênh lệch:
– Hợp đồng chênh lệch cung cấp cho các nhà giao dịch tất cả các lợi ích và rủi ro của việc sở hữu chứng khoán mà không thực sự sở hữu nó, không phải thực hiện bất kì hoạt động giao tài sản bằng hiện vật nào.
– Hợp đồng chênh lệch được giao dịch dựa vào kí quỹ có nghĩa là nhà môi giới cho phép các nhà đầu tư vay tiền để tăng đòn bẩy hoặc quy mô của vị thế để tăng lợi nhuận. Các nhà môi giới sẽ yêu cầu các nhà giao dịch duy trì một số dư nhất định trong tài khoản trước khi khách hàng được phép giao dịch.
Tỉ lệ yêu cầu kí quỹ trong thị trường hợp đồng chênh lệch dao động từ 2% tới 20%. Yêu cầu kí quỹ thấp hơn có nghĩa là chi phí vốn ít hơn và lợi nhuận tiềm năng của người giao dịch lớn hơn.
– Thông thường, thị trường hợp đồng chênh lệch ít quy tắc và quy định hơn so với các sàn giao dịch tiêu chuẩn. Chính bởi vì thế, hợp đồng chênh lệch có thể có yêu cầu về vốn thấp hơn. Thông thường, các nhà giao dịch có thể mở một tài khoản chỉ với $1.000 với một nhà môi giới.
– Ngoài ra, do hợp đồng chênh lệch phản ánh các hành động của công ty đang diễn ra, chủ sở hữu hợp đồng chênh lệch có thể nhận cổ tức bằng tiền mặt làm tăng lợi nhuận đầu tư của nhà giao dịch.
– Hầu hết các nhà môi giới của hợp đồng chênh lệch cung cấp sản phẩm tại tất cả các thị trường lớn trên toàn thế giới. Nhà giao dịch có thể dễ dàng truy cập vào bất kì thị trường nào được mở từ nền tảng của môi giới.
– Hợp đồng chênh lệch cho phép các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vị thế mua hoặc bán. Thị trường của hợp đồng chênh lệch thường không có quy tắc về việc bán khống. Đây là công cụ có thể bán bất cứ lúc nào.
– Ngoài ra, hợp đồng chênh lệch không có phí giao dịch hoặc phí rất thấp. Các nhà môi giới kiếm tiền từ tiền chênh lệch (spread) giữa giá mà nhà môi giới giá bán ra (ask price) và giá mua vào (bid price).
4.2. Nhược điểm của hợp đồng chênh lệch:
– Nếu tài sản cơ sở biến động mạnh, sự chênh lệch giá mà các chủ thể là những nhà môi giới mua vào và bán ra sẽ đáng kể. Trả một khoản chênh lệch lớn cho việc vào và thoát vị thế sẽ ngăn chặn việc kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ. Khi đó, số lượng các giao dịch thắng sẽ giảm đi còn giao dịch lỗ sẽ tăng lên.
– Hợp đồng chênh lệch không được kiểm soát chặt chẽ, không được phép ở Mỹ và các nhà giao dịch thường dựa vào uy tín và khả năng tài chính của nhà môi giới.
– Mặc dù đòn bẩy có thể khuếch đại lợi nhuận của hợp đồng chênh lệch nhưng nó cũng có thể làm tăng mức thua lỗ và các nhà giao dịch có nguy cơ mất 100% khoản đầu tư của họ. Ngoài ra, nếu tiền được vay từ cấc chủ thể là những nhà môi giới thì nhà giao dịch sẽ bị tính lãi suất hàng ngày.