Hội Việt – Mỹ là một trong số những tổ chức được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông và là tổ chức hữu nghị song phương đầu tiên ở nước ta. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến tổ chức chính trị xã hội này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tổ chức chính trị xã hội:
Trong hệ thống chính trị xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội đóng vai trò năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các tổ chức xã hội không phải là kênh biệt lập với hệ thống chính trị mà đang ngày càng tham gia mạnh mẽ, tác động lớn lao đến kết quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Vì thế mà chúng ta có thể quan niệm rằng hệ thống xã hội là hệ thống phản hồi với hệ thống chính trị, cũng như giám sát hoạt động của hệ thống chính trị. Nếu nhìn từ góc độ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cả hai hệ thống chính trị và hệ thống các tổ chức xã hội đều là những kênh có vai trò và được lập ra để thực hiện quyền lực nhân dân. Hệ thống chính trị có tác động đến xã hội trên cơ sở quyền lực giai cấp xã hội, đảm bảo sự định hướng và dẫn dắt, điều hành sự phát triển của cả xã hội.
Chính bởi vì thế mà hiện nay hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực nhân dân. Hệ thống xã hội thì sẽ đảm bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống xã hội. Hệ thống xã hội không phải là hệ thống thụ động chịu sự tác động của hệ thống chính trị, phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống chính trị mà cũng có vai trò, trách nhiệm chung với sự phát triển toàn diện của đất nước. Cả hai hệ thống này đều không thể thiếu vắng và thay thế vai trò cho nhau.
Bên cạnh các tổ chức chính trị, chính trị xã hội truyền thống và những tổ chức xã hội đã và đang phát triển thành tổ chức chính trị xã hội như nêu trên, trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam còn có hàng trăm tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội loại này đang ngày càng nhiều và gồm các hình thức tổ chức phong phú như các hiệp hội kinh tế, hội nghề nghiệp, các hội quần chúng tập hợp theo sở thích, ý nguyện, các tổ chức hoạt động tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận…
Đặc điểm chung của các tổ chức xã hội đó chính là tính phi chính trị và phi lợi nhuận. Điều này có nghĩa là các các tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, bảo vệ và phát triển lợi ích chung của các thành viên. Các tổ chức này về bản chất sinh ra không phải để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.
Ta hiểu tổ chức chính trị xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên mà những thành viên đó đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định tham gia vào thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.
Căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội mà các tổ chức này thường hay tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức chính trị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, các tổ chức chính trị xã hội thường hay hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước.
Các tổ chức chính trị xã hội còn có điều lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. Các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị và đã trở thành một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Sự phát triển của các tổ chức chính trị xã hội được đánh giá là điểm có ý nghĩa rất quan trọng đồng thời cũng là một xu hướng phát triển của các thiết chế xã hội trong thời kì đổi mới, nhất là ở giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số hội nghề nghiệp, hội của các nhà trí thức, các nhà khoa học, không chỉ đơn thuần mang tính chất đoàn thể xã hội mà các tổ chức này cũng đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Hơn bao giờ hết, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang động viên và phát huy cao độ vai trò của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các doanh nhân trong việc hoạch định và thực thi đường lối, chính sách phát triển đất nước. Có thể nói rằng đó là xu hướng tất yếu trong quá trình xây dựng và củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà một trong những biểu hiện có tính đặc trưng là sự tác động tương hỗ dẫn đến sự hài hòa hóa giữa các yếu tố chính trị và kinh tế xã hội.
Hệ thống chính trị xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị xã hội có tính trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tìm hiểu về Hội Việt – Mỹ (The Vietnam – USA Society):
2.1. Tìm hiểu về Hội:
Các tổ chức xã hội hiện nay rất đa dạng, phong phú, có số lượng nhiều nhất so với các loại tổ chức xã hội khác. Có thể nói quyền tự do lập hội của công dân được thể hiện rất rõ nét trong việc thành lập ra các tổ chức xã hội loại này. Hội có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hiệp hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, câu lạc bộ… gắn với dấu hiệu đặc điểm riêng, các dấu hiệu riêng này thường là tiêu chí để tập hợp thành viên hình thành tổ chức. Tên của hội sẽ do các thành viên thống nhất quyết định, được ghi nhận trong điều lệ của hội và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhân thông qua việc cấp phép thành lập hội. Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng rất đa dạng.
2.2. Khái niệm Hội Việt – Mỹ:
Hội Việt – Mỹ là một tổ chức chính trị – xã hội theo nguyên tắc tự nguyện, phi lợi nhuận của nhân dân Việt Nam, hoạt động trên phạm vi toàn quốc, chuyên trách về đối ngoại nhân dân với Mỹ. Hội là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
2.3. Hội Việt – Mỹ trong tiếng Anh là gì?
Hội Việt – Mỹ trong tiếng Anh là The Vietnam – USA Society.
2.4. Nội dung về Hội Việt – Mỹ:
– Lịch sử hình thành của Hội Việt – Mỹ:
Việt – Mỹ thân hữu Hội (tiền thân của Hội Việt – Mỹ ngày nay) được thành lập ngày 17/10/1945, chỉ 45 ngày sau khi đất nước giành được độc lập. Hội là tổ chức hữu nghị song phương đầu tiên ở nước ta. Đã có 2 thời kì (ngay sau khi được thành lập và những năm dài kháng chiến chống Mỹ) Hội Việt – Mỹ có cơ cấu, bộ máy làm việc như một cơ quan độc lập tương đối.
Ngay sau khi được thành lập, Hội có cơ quan ngôn luận riêng; có tạp chí bằng hai thứ tiếng, có chương trình phát thanh chuyên đề để giới thiệu về đất nước, con người và văn hoá Việt Nam với nhân dân Mỹ.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, từ cuối năm 1966, nhóm công tác chuyên trách về vận động nhân dân Mỹ được thành lập và đến năm 1967, Ban Mỹ vận gồm 40 cán bộ, có kinh phí và bộ máy hoạt động riêng, được thành lập. Bởi vì đòi hỏi khách quan của mối quan hệ nhân dân 2 nước ngày 10/7/1968, Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ, gọi tắt là Ủy ban Việt – Mỹ được chính thức thành lập.
Tháng 10/1992, để nhằm mục đích đón bắt những biến đổi sắp đến trong quan hệ Việt – Mỹ, Hội đã được chính thức công nhận việc đổi tên từ Uỷ ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ thành Hội Việt – Mỹ.
– Hoạt động của Hội Việt – Mỹ:
+ Hội Việt – Mỹ cung cấp thông tin nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, về tình hình mỗi nước và quan hệ hợp tác Việt – Mỹ.
+ Hội Việt – Mỹ xây dựng, phát triển mạng lưới bạn bè, đối tác của Hội ở Mỹ, bao gồm cả cộng động người Việt Nam ở Mỹ.
+ Hội Việt – Mỹ tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hoá giữa nhân dân hai nước; trao đổi các đoàn của các tầng lớp nhân dân hai nước.
+ Hội Việt – Mỹ tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khuyến nghị giải pháp, chính sách về quan hệ Việt – Mỹ.
+ Hội Việt – Mỹ tiến hành các hoạt động vận động nhằm góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại, gây cản trở trong quan hệ Việt – Mỹ.
+ Hội Việt – Mỹ tổ chức các hoạt động để góp phần thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao… giữa Việt Nam và Mỹ.
+ Hội Việt – Mỹ củng cố, phát triển tổ chức, tăng cường năng lực cho Hội. Xây dựng, phát triển các ấn phẩm thông tin tuyên truyền của Hội, xây dựng và quảng bá hình ảnh Hội trong và ngoài nước. Vận động tài trợ, tiến hành các hoạt động gây quĩ phù hợp với qui định pháp luật để phục vụ cho hoạt động của Hội.