Hiện nay có các tổ chức ra đời được đánh giá là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt. Một trong số đó chúng ta sẽ không thể không kể đến Hội Nông dân Việt Nam. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về tổ chức chính trị – xã hội này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Hội Nông dân Việt Nam:
Khái niệm Hội Nông dân Việt Nam:
Hội Nông dân Việt Nam chính là đoàn thể chính trị – xã hội của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam cũng chính là một thành viên quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kì cách mạng luôn trung thành với Đảng và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam luôn được đánh giá là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Mục đích của Hội Nông dân Việt Nam đó chính là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, Hội Nông dân Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Hội Nông dân Việt Nam trong những năm tới cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.
Hội Nông dân Việt Nam cần phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đoàn kết của nông dân. Hội Nông dân Việt Nam cũng cần phải tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hoá, giữ vững quốc phòng, an ninh từ đó Hội Nông dân Việt Nam đã góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hội Nông dân Việt Nam trong tiếng Anh là gì?
Hội Nông dân Việt Nam trong tiếng Anh là Vietnam Farmer’s Union.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam:
Hội Nông dân Việt Nam hiện nay tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội Nông dân Việt Nam được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín.
Hệ thống tổ chức của Hội Nông dân Việt Nam:
Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp hành chính cụ thể như sau:
– Trung ương.
– Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
– Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh).
– Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và tương đương).
2. Chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam:
Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam bao gồm:
– Hội Nông dân Việt Nam có chức năng tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
– Hội Nông dân Việt Nam có chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
– Hội Nông dân Việt Nam có chức năng đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
– Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
– Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới.
– Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
– Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
– Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
+ Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ tham gia giám sát và phản biện xã hội theo qui chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
+ Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ phải nhanh chóng nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.
+ Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
– Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ mở rộng hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác, khai thác nguồn lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kĩ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế.
3. Hội viên Hội Nông dân Việt Nam:
Đối tượng và điều kiện trở thành hội viên Hội Nông dân Việt Nam:
Hội viên Hội Nông dân Việt Nam theo Điều lệ của Hội sẽ cần phải là công dân Việt Nam đang học tập, công tác và lao động trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từ 18 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội.
Hội viên Hội Nông dân Việt Nam phải có tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc; nhiệt tình tham gia các phong trào của Hội; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước và cần phải gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và phải vì nông dân.
Uỷ viên ban chấp hành từ cơ sở trở lên đương nhiên sẽ là hội viên Hội Nông dân Việt Nam.
Nhiệm vụ của hội viên Hội Nông dân Việt Nam:
– Hội viên Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Hội, sinh hoạt và đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Hội.
– Hội viên Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ gương mẫu và tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội; đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cũng như cần phải thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, gia đình văn hoá; thực hiện nghĩa vụ công dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
– Hội viên Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tuyên truyền, vận động phát triển hội viên; tham gia các hoạt động và phong trào nông dân ở địa phương, xây dựng quỹ hoạt động Hội.
Quyền lợi của hội viên Hội viên Hội Nông dân Việt Nam:
– Hội viên Hội Nông dân Việt Nam có quyền được dân chủ thảo luận và biểu quyết những công việc của Hội; phê bình chất vấn tổ chức và cán bộ Hội; đề đạt với tổ chức Hội và thông qua tổ chức Hội đề xuất với Đảng, Nhà nước về nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của mình.
– Hội viên Hội Nông dân Việt Nam có quyền được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
– Hội viên Hội Nông dân Việt Nam có quyền được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.