Ở Việt Nam, từ xa xưa đã nổi tiếng về những công trình chạm, khắc, đồ mỹ nghệ, hoàn kim, nhưng mãi đến những năm 1989 thì bắt đầu mới xuất hiện hiệp hội có tên là Hội mỹ nghệ kim hoàn đã quý Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam là gì?
– Hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam ( Vietnam Gemstones jewellry and Art craft Association- VGJA) hay còn được gọi là Hội Mỹ nghệ kim hoàn Việt Nam- đây là một tổ chức phi chính phủ- một tổ chức xã hội nghề nghiệp được tạo nên bởi những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực mỹ nghệ kim hoàn đá quý và những ngành nghề khác có liên quan tại Việt Nam.
– Hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam được thành lập với nhằm mục đích hợp tác, bảo vệ, thúc đẩy cũng như phát triển về lĩnh vực mỹ nghệ, hoàn kim, đá quý trên phạm vi cả nước, để từ đó có thể tạo nên được những thương hiệu cũng như đưa mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam ra thế giới. Cũng như những tổ chức, hiệp hội khác thì hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam cũng được thành lập và được hoạt động theo đúng tôn chỉ cũng như điều kệ của hội đưa ra và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Hiện nay, Trụ sở Hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam được đặt tại địa chỉ số 27B1 Đầm Trấu, Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Lịch sử ra đời và nhiệm vụ chính:
2.1. Lịch sử ra đời của hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam:
– Hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 370/CT ngày 20/12/1989 về cho phép thành lập Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Việt Nam. Đại hội lần thứ 1 được tổ chức ngày 11/7/1990 tại Hà Nội . Điều lệ Hội Mỹ nghệ Kim hoàn được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 338/QĐ-BNV ngày 13 tháng 04 năm 2010.
– Tính đến nay, hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam hoạt động khá sôi nổi cũng như đã tổ chức được rất nhiều những hội chợ, triển lãm về mỹ nghệ hoàn kim đá quý, mà nổi tiếng nhất phải kể đến làng Châu Khê- Hải Dương và Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm – Thái Bình- đây được coi là hai khu vực cho đến tận bây giờ vẫn gìn giữ được những nét đẹp lao động, vẫn còn những nghệ nhân đang ngày đêm miệt mài gìn giữ cái nghề cao quý này. Theo đó:
Làng Châu Khê thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương được cả nước biết đến với nghề chế tác đồ trang sức. Nhờ nghề truyền thống này mà làng đang thay đổi theo từng ngày tốt đẹp hơn.
Nói về lịch sử của nghề kim hoàn Châu Khê, vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) sai Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lưu Xuân Tín mở xưởng đúc. thỏi bạc cho triều đình. Nhận lệnh vua, ông đến làng Châu Khê – quê ông, chiêu mộ một số dân làng và đưa về kinh thành Thăng Long để đúc tiền. Theo thời gian, xưởng đúc còn làm ra các mặt hàng vàng bạc và sớm trở thành địa chỉ chế tác trang sức có tiếng ở thủ đô. Từ đó, dân làng Châu Khê coi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lưu Xuân Tín là ông tổ nghề kim hoàn của làng mình. Theo các già làng, trước đây, dân làng Châu Khê chủ yếu trồng lúa, làm đồ trang sức lúc nông nhàn để kiếm tiền. Trong mười năm qua, nghề làm kim hoàn ở làng phát triển mạnh nhờ Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân phát triển nghề truyền thống.
– Hiện nay, 99% hộ gia đình ở làng Châu Khê làm nghề kim hoàn. Có gần 1.000 thợ kim hoàn, trong đó 2/3 thợ kim hoàn có kỹ năng xuất sắc và có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới. Làng đã thành lập một hợp tác xã và ba hiệp hội kim hoàn ở Hải Dương, Hà Nội và Hải Phòng. Hơn 100 hộ tiềm năng ở Làng Châu Khê đã thành lập công ty, xưởng gia công, cửa hàng kinh doanh vàng bạc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
– Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 60 xưởng, cửa hàng kinh doanh vàng bạc do người làng Châu Khê làm chủ. Điển hình là trường hợp của bà Phạm Thị Bình, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân kim hoàn Tứ Bình trên phố Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với kinh nghiệm về nghề truyền thống mà bố mẹ cô đã truyền dạy từ khi còn là một cô bé, cùng với khả năng cập nhật kiến thức nhanh và liên tục từ các nước có nghề kim hoàn phát triển như Ý, Pháp, Bình đã tạo được uy tín cho doanh nghiệp của mình với nhiều các sản phẩm trang sức vàng có kiểu dáng tinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
– Các sản phẩm trang sức Châu Khê đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất liệu như bạc, hợp kim vàng, đồng, vàng nguyên chất, vàng trắng, đá quý, kim cương. Chúng luôn hấp dẫn khách hàng nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thủ công truyền thống và công nghệ hiện đại.
– Việc phát triển nghề thủ công truyền thống là kế hoạch và thế mạnh của địa phương. Thu nhập từ nghề thủ công truyền thống chiếm 2/3 GDP của xã. Hai làng trong xã đã được công nhận là làng nghề. Riêng làng Châu Khê có 19 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp quốc gia. Ngôi làng này là điểm đến du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước.
– Hàng năm, cứ đến ngày 19 tháng Giêng âm lịch, làng Châu Khê lại tưng bừng tổ chức lễ hội và lễ cúng ông tổ nghề kim hoàn. Đây là dịp để dân làng nhìn lại cội nguồn, tri ân ông tổ nghề. Đây cũng là dịp để những người thợ kim hoàn Châu Khê giao lưu, phổ biến nghề truyền thống nhằm phát triển hơn nữa nghề vàng bạc của địa phương.
– Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình):
– Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi, sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mà còn được du khách nước ngoài biết đến. sự tinh xảo của những món đồ độc đáo. Nghề truyền thống này là niềm tự hào của người dân nơi đây bởi nó thu hút một lực lượng lao động khá lớn, lên đến 1.500 người và mang lại thu nhập ổn định cho người lao động.
– Tổ nghề chạm bạc là Nguyễn Kim Lâu, ông sống vào khoảng đầu thế kỷ XVII, làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long (Cao Bằng ngày nay). Sau đó, ông đến Kiến Xương (Thái Bình) lập 12 phường để truyền nghề. Phường thủ công ngày ấy là nghề chạm bạc Đồng Xâm.
Cảm phục tài năng và danh tiếng của ông, quan đại thần Cao Đình Hương lúc bấy giờ (dưới thời Gia Long) là Trần Minh cùng với vợ là bà Huỳnh Thị Ngọc đã mời ông vào cung dạy trang sức cho 3 người con trai: Trần Hòa, Trần Điền, Trần Điền và ba cháu: Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo, Huỳnh Nhật đã 11 năm. Năm 1821, ông Cao Đình Hương qua đời. Trước khi mất, tâm huyết tột cùng của ông là mong muốn các học trò của mình đem nghề kim hoàn truyền bá trong dân gian.
Theo di nguyện của thầy, ba anh em Trần Hòa, Trần Diễn, Trần Diễn ra Thăng Long (Hà Nội) mở lò thu nhận đệ tử. Còn anh em họ Huỳnh thì nối gót lập nghiệp, vào Nam lập nghiệp. Khi đến Phan Thiết, họ ghé vào nhận một đệ tử truyền nghề và tưởng nhớ một người anh của ông đã qua đời tại đây. Nghề kim hoàn ở Phan Thiết ra đời từ đó.
2.2. Nhiệm vụ chính của hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam:
Nhiệm vụ chính của hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam được quy định tại Quyết định 338/QĐ-BNV năm 2010 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của hội bao gồm:
– Hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý có nhiệm vụ xây dựng Hội vững mạnh về tổ chức, hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và nâng cao vị thế, uy thế của Hội, Bên cạnh đó hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý còn có trách nhiệm trong việc tư vấn cũng như phản biện và giám định xã hội về các dự án về sản xuất, đầu tư phát triển ngành nghề mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý của Nhà nước và cơ quan tổ chức khi có yêu cầu. Khi những hội viên trong hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý có những ý kiến, tâm tư nguyện vọng hoặc tham gia góp ý với cơ quan nhà nước về việc xây dựng những chính sách có liên quan đến đến lĩnh vực thì đại diện của hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý sẽ có trách nhiệm trong việc này.
– Ngoài ra, để phục vụ cũng như để hội được phát triển một cách toàn diện nhất, hội mỹ nghệ cũng phải có trách nhiệm trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên. Tiến hành Tổ chức tham dự và giúp Hội viên tham dự các cuộc hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên đề, tham quan khảo sát về lĩnh vực mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý ở trong nước và quốc tế theo quy định pháp luật và tổ chức hội thảo chuyên đề, hội thi tay nghề, tuyển thợ giỏi, phát hiện bồi dưỡng tài năng trẻ, động viên giúp đỡ nghệ nhân và các nhà khoa học công nghệ trong lĩnh vực mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý.Cũng theo đó, hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý có nhiệm vụ trong việc hỗ trợ hội viên trong việc tìm kiếm thị trường, đối tác, xúc tiến thương mại và vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hội viên phát huy và áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
– Để nâng cao tay nghề thì hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam tiến hành thành lập, bảo trợ các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo dạy nghề, tạo việc làm theo quy định của pháp luật và thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật để phát triển ngành nghề mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý; hỗ trợ hội viên và tạo kinh phí cho Hội hoạt động.
– Hội mỹ nghệ hoàn kim đá quý Việt Nam có nhiệm vụ trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có liên quan đến ngành nghề mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý theo quy định pháp luật và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội.