Hội chứng hoạt hóa đại thực bào là một hội chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, nó là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm. Các rối loạn trong bệnh lý này đưa đến hậu quả giảm các tế bào máu.
Mục lục bài viết
1. Hội chứng hoạt hóa đại thực bào (HLH) là gì?
Hội chứng hoạt hóa đại thực bào (HLH: Hemophagocytic Lymphohistiocytosis) là một rối loạn điều hòa miễn dịch gây ra sự hoạt hóa quá mức của các đại thực bào dẫn đến việc đại thực bào thực bào các thành phần máu như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và những tế bào đầu dòng ở trong tủy và các mô cơ quan khác. Sự rối loạn điều hòa miễn dịch này gây nên bởi tình trạng hoạt hóa quá mức của dòng thác Cytokine.
Hội chứng thực bào máu nguyên phát là do mất chức năng (bất hoạt) do đột biến trong gen mã hóa protein. Đây là những yếu tố mà tế bào T độc và tế bào bạch cầu đa nhân trung tính sử dụng để tiêu diệt các tế bào mục tiêu.
Hội chứng này lần đầu tiên được mô tả vào năm 1952 do Farquhar J.W và Claireau, bệnh được mô tả có tính chất gia đình và sau này được gọi là hội chứng hoạt hóa đại thực bào nguyên phát. Đến năm 1975, một số tác giả đã ghi nhận hội chứng hoạt hóa đại thực bào xảy ra trên các bệnh nhân bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh ác tính, bệnh tự miễn hoặc sau dùng một số thuốc và được gọi là hội chứng hoạt hóa đại thực bào thứ phát.
Trong những thập niên gần đây, y văn thế giới đã đề cập nhiều đến hội chứng này, tuy nhiên tại Việt Nam hội chứng này vẫn chưa được thật sự chú ý và vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều nhà lâm sàng.
Đây là một bệnh lý hiếm gặp và có ảnh hưởng rất nguy hiểm đến người bệnh. Bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể do các rối loạn bởi thực bào Histiocytes gia tăng quá mức hoạt động đối với các tế bào máu mang đến hậu quả những tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và cả các tế bào tiền thân huyết học cũng sẽ bị thực bào (ăn).
Thông thường, bệnh sẽ có hai thể là tiên phát và thứ phát.
+ Thể tiên phát hay FHLH thể gia đình là thực bào máu di truyền, có tính chất gia đình theo nhiễm sắc thể gen lặn, đó là gen gây bệnh sẽ nằm trên nhiễm sắc thể. Đối với thể này, bệnh sẽ có thể tự xuất hiện hoặc khởi phát khi nhiễm trùng.
+ Thể thứ phát hay HLH mắc phải sẽ thường xuất hiện sau các tác nhân nhiễm trùng, miễn dịch, tác động lên hệ thực bào gây nên những hoạt hóa quá mức của hệ thực bào tạo nên hội chứng thực bào máu. Những tác nhân nhiễm trùng thường gặp nhất hiện nay là: nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng gram âm, HIV, sởi, cũng có thể xuất hiện sau khi nhiễm lao, EBV, E.coli, CMV,…
Cha mẹ khi thấy trẻ có những triệu chứng bất thường nêu trên nghi là do hội chứng thực bào máu cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ, mức độ nghiêm trọng bệnh và nguyên nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Để trẻ có thể được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác và hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn những cơ sở uy tín hàng đầu. Trong đó phòng khám Nhi đa khoa và chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là lựa chọn hàng đầu dành cho các bậc phụ huynh. Phòng khám tiếp nhận khám chữa với tất cả các bệnh lý nhi thường gặp và bệnh chuyên khoa sâu: Hội chứng thực bào máu, kawasaki, viêm não, dậy thì sớm, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu, hội chứng 4S, loét dạ dày-tá tràng tái phát nhiều đợt, viêm tụy cấp,…
Hội chứng hoạt hóa đại thực bào Tiếng Anh là “Hemophagocytic Lymphohistiocytosis”.
2. Triệu chứng của hội chứng hoạt hóa đại thực bào:
Đặc trưng của hội chứng là sự gia tăng của các tế bào lympho và đại thực bào lành tính về hình thái. Đồng thời tiết ra một lượng lớn các cytokine gây viêm. Nó được xếp vào một trong những hội chứng bão cytokine. Có những nguyên nhân di truyền và không di truyền (mắc phải) gây ra hội chứng thực bào máu. Hội chứng này được chia thành 2 loại chính là nguyên phát và thứ phát.
Các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh hoạt hóa đại thực bào bao gồm:
+ Sốt;
+ Gan to;
+ Lách to;
+ Hạch to;
+ Các triệu chứng thần kinh;
+ Dấu xuất huyết;
+ Vàng da.
Các triệu chứng cận lâm sàng ở người bệnh hoạt hóa đại thực bào bao gồm:
+ Giảm các dòng tế bào máu;
+ Giảm fibrinogen máu;
+ Tăng triglycerid;
+ Tăng ferritin;
+ Tăng LDH;
+ Tăng men gan;
+ Rối loạn đông máu;
+ Hình ảnh thực bào máu trong tủy xương;
+ Giảm albumin máu.
Hiện nay, chưa có phác đồ chuẩn để điều trị hội chứng hoạt hóa đại thực bào MAS, lựa chọn hàng đầu của bác sĩ để điều trị hội chứng này là đơn trị liệu steroid hoặc bổ sung liệu pháp ức chế miễn dịch.
Điều trị nhiễm trùng khởi phát bằng cách sử dụng glucocorticosteroid liều cao, etoposide, cyclosporin, IVIG… Ngoài ra, việc sử dụng liệu pháp sinh học cho thấy nhiều kết quả khả quan khi điều trị hội chứng MAS. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thực bào tế bào máu:
+ Chẩn đoán phân tử học phù hợp với hội chứng thực bào máu. Bao gồm việc xác định các đột biến bệnh lý của PRF1, UNC13D hoặc STX11. Hoặc đáp ứng 5 trong 8 tiêu chí sau đây:
+ Sốt (được định nghĩa là khi thân nhiệt trên 38 độ C).
+ Lách to.
+ Số lượng tế bào máu giảm ảnh hưởng đến ít nhất hai trong ba dòng tế bào ở máu ngoại vi. Bao gồm: Hemoglobin < 9 g/dl (ở trẻ sơ sinh < 4 tuần: hemoglobin < 10g/dl), có tình trạng thiếu máu. Tiểu cầu < 100.000 / mm3 máu (giảm tiểu cầu). Bạch cầu trung tính giảm dưới 1000 /mm3 máu.
+ Nồng độ triglycerid trong máu cao (lúc đói, ≥265 mg /dl) và / hoặc giảm lượng fibrinogen trong máu (≤ 150 mg /dl).
+ Ferritin ≥ 500 ng/ml.
+ Haemophagtosis xuất hiện trong tủy xương, lách hoặc các hạch bạch huyết.
+ Hoạt động của các tế bào giết tự nhiên giảm thấp hoặc không có.
+ CD25 hòa tan (thụ thể IL-2 hòa tan)> 2400 U / ml (hoặc theo phòng thí nghiệm tham chiếu địa phương).
3. Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh:
Một số nguyên nhân gây bệnh được đề cập đến trong y văn.
– Nhiễm trùng: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm.
– Rối loạn miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
– Sử dụng thuốc: Phenytoin (Hydantoin), Carbamazepin, Phenobarbital…
– Ung thư và những bệnh không phải ung thư như: viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ dạng thấp.
Triệu chứng lâm sàng:
Các triệu chứng lâm sàng thường khởi đầu với sốt cao đột ngột, đôi khi rét run và tổng trạng suy kiệt, gan lách có thể lớn, hạch ngoại biên ít gặp hơn. Ở da có thể có ban đỏ, viêm mô mở dưới da. Tổn thương thâm nhiễm phổi và hệ thống thần kinh (co giật, kích thích màng não, tăng áp lực sọ não), rối loạn đông máu. Bệnh diễn tiến đến suy đa phủ tạng và tử vong rất nhanh. Trong những năm gần đây hội chứng này được chú ý nhiều hơn vì tầm quan trọng trong quyết định điều trị sớm với ức chế miễn dịch.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Hội Thực bào máu Quốc tế đã đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán HLH vào năm 2004, sau đó đến năm 2008 đã duyệt lại và bổ sung. Chẩn đoán hội chứng HLH khi có ít nhất 5 trong 8 tiêu chuẩn sau:
– Sốt ≥ 38,50C kéo dài trên 7 ngày.
– Lách to > 3cm dưới bờ sườn.
– Hình ảnh thực bào ở tủy xương hoặc gan/lách/hạch.
– Ferritin máu > 500ng/ml, ngưỡng càng cao càng có giá trị chẩn đoán HLH.
– Giảm ít nhất 2 dòng tế bào máu.
– Tăng Tryglyceride máu và/ hoặc giảm Fibrinogen máu.
– Giảm hoạt tính tế bào NK.
– Tăng nồng độ CD 25 hòa tan (> 2.400 U/ml).
Trong tất cả những tiêu chuẩn trên thì sốt, suy kiệt cơ thể, lách lớn, hình ảnh thực bào tế bào máu ở tủy xương và tăng Ferritin máu là những dấu chứng gặp hầu hết ở các bệnh nhân có hội chứng HLH.
Đối với những bệnh nhân có bất thường về sinh học phân tử liên quan đến HLH máu thì không cần phải có các tiêu chuẩn trên nếu bệnh nhân có bằng chứng đột biến gene PRF1, UNC13D, Munc 18-2, Rab27a, STX11, SH2D1A hoặc BIRC4.
4. Cách điều trị hội chứng hoạt hóa đại thực bào:
Điều trị lý tưởng là điều trị nguyên nhân khởi phát HLH. Tuy nhiên, vì sự trầm trọng của bệnh cần phải điều trị triệu chứng nhanh chóng trước khi xác định được bệnh nguyên. Cần ngăn chặn sự tiếp tục hoạt hóa đại thực bào cũng như tế bào LymphoT, đồng thời điều trị tăng Cytokin máu do các tế bào trên tiết ra. Thuốc tác động trên đại thực bào là Corticoide, Etoposide dùng đơn độc hoặc kết hợp. Đối với tế bào LymphoT là Cyclosporine và huyết thanh kháng Lympho (SAL), Interferon alpha. Điều trị trên Cytokin máu là thay huyết tương và dùng Immunoglobulin tĩnh mạch.
HLH ít gặp nhưng rất nặng nề và tử vong nhanh, vì vậy cần lưu ý đến tình trạng bệnh lý này để các thầy thuốc lâm sàng có chỉ định chọc tủy sớm và các nhà tế bào học quan tâm theo dõi kỹ hơn trước các bệnh nhân có sốt kéo dài không rõ nguyên nhân kèm giảm các dòng tế bào máu ở ngoại vi mà không có bệnh lý rõ ràng ở tủy.