Hoạt động tự doanh trong chứng khoán chúng ta đã rất quen thuộc khi nhắc tới từ ngữ này.đây được hiểu đó là công việc của công ty chứng khoán hoạt động và tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán. Vậy hoạt động tự doanh là gì? Người hoạt động tự doanh và Người sở hữu doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Hoạt động tự doanh là gì?
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC. Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này, công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá. Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh chứng khoán như sau:
Trong hoạt động tự doanh chứng khoán, có hai hình thức giao dịch chính như sau:
Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay giữa công ty chứng khoán với một khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng của các giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch ở thị trường OTC.
Giao dịch gián tiếp: Là giao dịch mà công ty chứng khoán đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước.
Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán
Công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ tự doanh nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
Để thu chênh lệch giá cho chính mình: Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, có lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng khoán… cho nên khi triển khai nghiệp vụ tự doanh, khả năng sinh lời của họ sẽ cao hơn các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật
Dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng: Các công ty chứng khoán sẽ có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường bởi vậy họ phải tính toán để xác định khối lượng các chứng khoán cần mua để dự trữ, nhằm đảm bảo khả năng cung ứng trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra còn đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp.
Điều tiết thị trường khi giá chứng khoán có sự biến động, gây bất động cho hoạt động cung của thị trường chứng khoán. Mục đích này sẽ được thực hiện nếu các công ty liên kết với nhau thông qua một tổ chức cụ thể như Hiệp hội chứng khoán
Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Thậm chí luật pháp ở một số nước còn quy định có 2 loại hình công ty chứng khoán là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và công ty chứng khoán có chức năng tự doanh.
Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để h-ởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.
2. Nghiệp vụ của người hoạt động tự doanh:
Căn cứ theo Điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trong hoạt động của công ty chứng khoán cần đảm bảo các quy định sau:
– Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
– Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
– Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:
+ Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;
+ Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
– Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
– Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
– Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
– Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
3. Quy trình tự doanh chứng khoán:
Hoạt động tự doanh chứng khoán không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các công ty chứng khoán tùy theo cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình hoạt động tự doanh sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư
Các công ty chứng khoán phải xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh là chủ động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào ngành nghề hay lĩnh vực nào?
Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư
Các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.
Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư
Đây là bước mà bộ phận tự doanh sẽ thực hiện. Có thể kết hợp cùng bộ phận phân tích, thẩm định để đưa ra các kết luận về số lượng, giá cả, thị trường…
Bước 4: Thực hiện đầu tư
Bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, tuân thủ theo quy định của pháp luật
Bước 5: Quản lý đầu tư và thôi hồi vốn
Bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo các các khoản đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Theo đó:
– Đối với trái phiếu nên theo dõi các biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế…
– Đối với cổ phiếu phải theo dõi danh mục cổ phiếu trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, thực trạng cổ phiếu đang nắm giữ, định giá để ra quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi
4. Người sở hữu doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp được định nghĩa đó là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài việc phải thực hiện đăng ký thành lập để được hoạt động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở để giao dịch theo quy định.
5. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán:
– Tách biệt quản lý:các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về: yếu tố con người; quy trình nghiệp vụ; vốn và tài sản của khách hàng và công ty.
– Ưu tiên khách hàng:công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường nên các công ty chứng khoán có thể sẽ dự đoán trước được diễn biến của thị trường và sẽ mua hoặc bán tranh của khách hàng nếu không có nguyên tắc trên.
– Góp phần bình ổn thị trường: Các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường. Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định. Luật các nước đều quy định các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình (ở Mỹ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó, các công ty chứng khoán có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định.
Như vậy, có thể thấy mặc dù trong quy định của pháp luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể về chủ sở hữu doanh nghiệp, tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu, theo đó chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Qua đó, có thể định nghĩa một cách khái quát, chủ sở hữu doanh nghiệp chính là chủ sở hữu của doanh nghiệp, có thể là cá nhân, pháp nhân – những người đứng trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.