Hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng và nhằm mục đích chính là để thu lợi nhuận. Hành động hoàn giá trong kinh doanh hiện nay xảy ra cũng khá phổ biến và được hiểu cơ bản chính là một đề nghị phản hồi lại đề nghị ban đầu. Cùng tìm hiểu về hoàn giá trong kinh doanh là gì? Đặc điểm và các lưu ý.
Mục lục bài viết
1. Hoàn giá trong kinh doanh là gì?
Khái niệm hoàn giá trong kinh doanh:
Hoàn giá được hiểu cơ bản chính là một đề nghị phản hồi lại đề nghị ban đầu. Khi một cá nhân đưa ra đề nghị hoàn giá, điều đó cũng sẽ có nghĩa là đề nghị ban đầu đã bị từ chối và được gợi ý bằng một đề nghị khác. Chủ thể là người phản hồi hoàn giá đưa ra ba lựa chọn cho chủ thể là người đề nghị ban đầu cụ thể đó là: chấp nhận đề nghị hoàn giá của người phản hồi, từ chối hoặc đưa ra đề nghị khác.
Thông thường không có hợp đồng được tạo lập để nhằm ràng buộc giữa các bên liên quan cho đến khi một người chấp nhận đề nghị của người kia. Hoàn giá phổ biến trong nhiều loại đàm phán, giao dịch kinh doanh và giao dịch riêng giữa hai cá nhân. Hoàn giá cũng thường hay xuất hiện trong các giao dịch bất động sản, đàm phán việc làm và kinh doanh xe.
Hoàn giá tiếng Anh là gì?
Hoàn giá tiếng Anh là Counteroffer.
2. Đặc điểm của hoàn giá:
Khi hai bên cùng đàm phán một giao dịch hoặc thỏa thuận kinh doanh, một bên sẽ đưa ra lời đề nghị trước. Một đề nghị hoàn giá được hiểu cơ bản chính là một phản hồi cho lời đề nghị ban đầu đó, đề nghị hoàn giá trên thực tế cũng sẽ có thể thay đổi các điều khoản và giá cả của thoả thuận. Giá đưa ra có thể lớn hơn hoặc thấp hơn giá ban đầu, tùy thuộc vào việc bên nào đề nghị hoàn giá. Vì vậy, nếu một người không chấp nhận hoặc từ chối đề nghị ban đầu, thì thực tế người đó có thể quyết định đàm phán lại bằng cách đưa ra một đề nghị hoàn giá.
Lấy ví dụ cụ thể như sau: Bà X quyết định bán ngôi nhà của mình trên thị trường với giá 300.000 triệu Việt Nam đồng. Tuy nhiên, ông Y đến xem nhà và mặc cả còn 285.000 triệu Việt Nam đồng. Đây là một đề nghị hoàn giá của ông Y. Bà X tiếp tục đề nghị mức giá 295.000 triệu Việt Nam đồng và thực chất đây là đề nghị hoàn giá của bà X. Ông Y có 3 sự lựa chọn: phải chấp nhận, từ chối hoặc đưa ra đề nghị hoàn giá tương ứng và tiếp tục đàm phán lại.
Các bên sẽ được phép đưa ra đề nghị hoàn giá nhiều lần trong quá trình đàm phán cho đến khi thoả thuận được thống nhất. Khi đàm phán qua lại, mỗi bên sẽ đưa ra đề nghị hoàn giá với mức giá có lợi hơn cho mình so với đề nghị trước đó.
Không một bên nào có nghĩa vụ cần phải chấp nhận đề nghị của đối phương cho đến khi họ thống nhất được hợp đồng, điều này xảy ra khi một đề nghị hoàn giá được chấp nhận. Đó cũng là lúc hình thành một hợp đồng ràng buộc và có thể được thi hành đối với một trong hai bên. Đề nghị hoàn giá cũng sẽ bác bỏ tính hiệu lực của đề nghị trước đó và người đưa ra lời đề nghị ban đầu không còn phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với nó.
Một đề nghị hoàn giá có thể bao gồm các giải thích về các điều khoản của đề nghị trước đó hoặc yêu cầu thông tin bổ sung để làm rõ đề nghị trước đó. Một cuộc đàm phán hoàn tất khi cả chủ thể là người mua và người bán đều thống nhất và chấp nhận với các điều khoản cuối cùng mà không có bất kì điều kiện hoặc sửa đổi bổ sung nào.
Khi một bên đưa ra một đề nghị hoàn giá, bên đó thông thường đưa ra điều kiện. Khi chủ thể là người bán nhận được một lời đề nghị hoàn giá với mức giá thấp, người đó có thể phản đối bằng cách đưa ra một mức giá mà chủ thể đó cảm thấy hợp lí. Chủ thể là người mua có thể chấp nhận đề nghị đó hoặc đàm phán lại. Người bán sau đó cũng có thể phản đối lời đề nghị của người mua cho đến khi hai bên cùng đạt đến thoả thuận. Người nhận được đề nghị hoàn giá không nhất thiết phải chấp nhận nó mà được đàm phán ngược lại.
Hoạt động kinh doanh:
Ta hiểu về hoạt động kinh doanh như sau:
Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh có thể được hiểu thông qua các dấu hiệu sau:
– Hoạt động kinh doanh của các chủ thể sẽ phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để nhằm mục đích có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Các chủ thể sẽ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
– Hoạt động kinh doanh sẽ cần phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng.
– Hoạt động kinh doanh sẽ được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.
Từ đó, ta có thể hiểu cơ bản, kinh doanh là những hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ và rất nhiều các hoạt động cụ thể khác hiện được các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập nhằm mục đích để có thể mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ. Những hoạt động sản xuất ra sẽ tạo ra của cải vật chất để nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của các chủ thể là những người tiêu dùng.
3. Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh:
– Trong hoạt động kinh doanh thì việc các chủ thể thực hiện việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ như một hoạt động chủ yếu và diễn ra thường xuyên và lặp lại. Một sản phẩm và dịch vụ trước khi đến được tay các chủ thể là những người dùng cần trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
– Các hoạt động trong kinh doanh sẽ đều có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đổi lấy tiền hoặc các giá trị của tiền.
– Tất cả các lĩnh vực hay một chuyên ngành nào đều cần có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh, muốn trở thành một doanh nhân giỏi cần có những phẩm chất và những kỹ năng kinh doanh nhất định và bắt buộc để có thể điều hành doanh nghiệp.
– Hoạt động kinh doanh hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác đều mang một mục tiêu chính là kiếm lại lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận chính là những thành quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nhân.
– Trong lĩnh vực kinh doanh để thực hiện được thành công thì phải có hai yếu tố là bên bán và bên mua thì mới hoàn thành được giao dịch.
– Kinh doanh là một hoạt động sẽ phải trải qua nhiều rủi ro và những sự cố không chắc chắn. Một số rủi ro trong kinh doanh là mất mát do hỏa hoạn hay trộm cắp cũng có thể bảo vệ bằng chính bảo hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn như mất mát do thay đổi các nhu cầu tiêu dùng mà thị trường biến động giá cả.
– Các hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị và phân phối hàng hóa trong những trường hợp được gọi là hoạt động thương mại.
– Các hoạt động kinh doanh cũng có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong những trường hợp cụ thể này được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể được coi là chính hoặc phụ tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh.
– Hoạt động kinh doanh sẽ giúp sản xuất những sản phẩm và cung cấp cho con người. Làm hài lòng con người và phục vụ giải quyết những mong muốn cần thiết.
4. Hoàn giá trong doanh nghiệp:
Đôi lúc, hoàn giá sẽ còn được gọi là thư đối ứng, và hoàn giá sẽ được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp khi một cá nhân nộp đơn xin nghỉ việc. Nếu cấp trên của người đó muốn giữ người đó lại làm việc, thì cấp trên của người đó sẽ đưa ra một thư đối ứng, phản đối việc xin nghỉ việc của nhân viên đó và đưa ra những lời đề nghị khác nhằm thay đổi quyết định của người đó đó, ví dụ cụ thể như cấp trên của người đó có thể đưa ra mức lương cao hơn, hoặc điều kiện làm việc tốt hơn.
Trong những năm gần đây, thư đối ứng đã trở nên ngày càng phổ biến. Mặc dù thư đối ứng có thể tương đối hấp dẫn, nhưng mọi nhân viên đều cần phải cẩn thận trước khi đưa ra quyết định có chấp nhận thư đối ứng đó hay không. Thay đổi nghề nghiệp thực chất đối với đa số mọi người đều sẽ là một quyết định khó khăn, vì chủ thể đó sẽ phải rời bỏ một công việc bạn đã quen thuộc, hoặc tạm biệt đồng nghiệp mà chủ thể đó đã làm việc cùng trong thời gian qua. Nhưng điều đó không có nghĩa là chủ thể đó cần phải từ bỏ quyết định của mình.