Với cuộc sống hiện đại như ngày nay thì con người dường như đã quên khái niệm về chiến tranh là gì. Bởi lẽ, trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống giặc thì ông cha ta mới có thể giành được nền độc lập và xây dựng đất nước có như bây giờ.
Mục lục bài viết
1. Hòa bình là gì?
Hòa bình hiểu theo một cách đơn giản đó chính là sự bình an, ổn định và phát triển , không xảy ra xung đột giữa các đảng phái chính trị với nhau hay giữa các quốc gia với nhau. Tại nơi đó không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột hay xung đột đảng phái với nhau. Con người được sống một cuốc sống hòa bình, vui vẻ và đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung là xây dựng đất nước ngày càng phát triển một cách văn minh, hiện đại.
Có thể khẳng định chắc chắn hòa bình là điều mà bất kỳ một người dân nào cũng mong muốn nhất và nếu có được thì đây chính là một điều hạnh phúc nhất mà bao nhiêu người mong ước nhưng không có được.
Hòa bình được dịch sang tiếng anh như sau: Peace
Khái niệm về hòa bình dịch sang tiếng anh như sau:
Peace is simply understood as peace, stability and development, without conflicts between political parties or between countries. There is no bloodshed, war, terrorism, looting, exploitation or partisan strife. People can live a life of peace, joy and solidarity with each other for the common goal of building an increasingly developed country in a civilized and modern manner.
2. Ý nghĩa của hòa bình đối với cuộc sống nhân loại:
Đất nước hiện nay đã có được sự hòa bình bởi sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước. Hòa bình ngày hôm nay chúng ta có được là sự đánh đổi của máu và nước mắt. Biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, vì những sự bóc lột, áp bức của quân địch đối với người dân nước ta. Cũng chính vì đó, lòng yêu nước đã thôi thúc Bác Hồ – người con miền Trung với hai bàn tay trắng ra nước ngoài để học hỏi, trau dồi bản thân và tìm đường cứu nước. Hay những vị anh hùng, bà mẹ anh hùng sẵn sàng đưa con đi chống giặc trong sự hy sinh thầm lặng…Có thể nói chiến tranh đã lấy của chúng ta rất nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.
Với nền hòa bình đã giúp con người ngày nay có được cuộc sống giống như mong muốn. Thật sự ý nghĩa của hòa bình đối với cuộc sống nhân loại là điều không bao giờ phủ nhận được hoặc có thể nêu hết được.
2.1. Ý nghĩa đối với nền kinh tế:
Hòa bình đã mang lại cho con người sự bình yên và ổn định để có thể yên tâm phát triển bản thân và từ đó góp phần phát triển nền kinh tế. Trong thực tế chúng ta cũng có thể nhận thấy bằng mắt thường đó chính là những ngôi nhà cao tầng mọc lên trên khắp các nẻo đường, khu phố. Nhiều tòa biệt thự được xây dựng với quy mô vô cùng hiện đại. Con người dần dần biết học hỏi thêm nhiều thứ để trau dồi bản thân và sáng tạo ra những giá trị mang hiệu quả cho nền kinh tế. Không dừng lại ở đó, với sự ổn định, bình yên đã tạo điều kiện cho các quốc gia thuận tiện và có nhu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới. Các quốc gia bắt đầu tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới vì mục đích lợi nhuận, phát triển kinh tế. Nhiều hiệp hội tổ chức quốc tế được thành lập như Hiệp hội thương mại quốc tế, Liên hợp quốc,…Từ đó, nhiều hàng hóa được xuất khẩu sang các quốc gia khác. Thử hỏi một quốc gia cứ mỗi một giây đều sợ cái chết luôn xảy ra với mình thì liệu ai có thể hay chính quyền có thể tập trung để phát triển kinh tế được hay không?
Bên cạnh đó, với một quốc gia ổn định, không chiến tranh sẽ là một trong những quốc gia được nhiều nhà đầu nhòm ngó đầu tư phát triển. Và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thu hút khá nhiều nhà đầu từ lớn mạnh của các quốc gia khác. Mặc dù trước kia Việt Nam là đất nước chịu nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới nhưng với lòng yêu nước và kiên trì, đoàn kết nhân dân ta dưới sự lãnh của Đảng và Nhà nước anh dũng đứng lên đấu tranh.
Hòa bình được quý như là điều kiện cần để một quốc gia có thể phát triển được kinh tế, đầu tư kinh doanh và không sợ bất trắc xảy ra. Hay đơn giản như các nhà đầu tư liệu có đánh liều để đầu tư quy mô trung bình hoặc lớn tại các quốc gia luôn xảy ra xung đột, chiến tranh hay không? Do đó, chúng ta thấy tại một số quốc gia nơi mà hằng ngày luôn có những tiếng bom, tiếng súng rình rập mọi nơi sẽ không thể nào biết đầu tư kinh doanh, quy mô kinh doanh cũng rất nhỏ…kéo theo nhiều vấn đề xã hội, giáo dục, y tế cũng bị ảnh hưởng theo rất nhiều.
2.2. Ý nghĩa đối với phát triển xã hội:
Khi một quốc gia có hòa bình, sự bình yên, không xung đột thì con người mới có thể tập trung để phát triển kinh tế và kéo theo đó chính là vấn đề xã hội cũng được nâng cao.
Chỉ xét trong chục năm gần đây chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đất nước ta thật sự đã lật sang một trang giấy mới nhiều màu sắc hơn trước kia rất nhiều. Con người dần dần nâng cao nhu cầu hạnh phúc, an sinh lên rất nhiều. Không chỉ còn là nhu cầu ăn no mặc ấm mà đó chính là ăn ngon và mặc đẹp. Bởi lẽ nền hòa bình đã giúp cho con người biết đầu tư hơn cho bản thân, biết kinh doanh, du học tại nước phát triển để quay về đầu tư, kiếm lợi nhuận cao hơn gấp trăm ngàn lần. Thì lý do gì khiến cuộc sống của họ không được nâng cao. Nhiều khu đô thị, khu biệt thự sa xỉ mọc lên như nấm, những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng được nâng cao hơn. Con người càng trở nên năng động, mạnh khỏe và linh hoạt hơn. Và khi đó, vấn đề thất nghiệp cũng sẽ được giảm đi, con người có công ăn việc làm để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Từ đó tệ nạn xã hội cũng được giảm đi đáng kể, hạn chế đi rất nhiều. Nhiều tội phạm bị xa lưới khi công nghệ được phát triển tiên tiến hơn. Đời sống con người lại được an toàn, bình yên hơn.
2.3. Ý nghĩa đối với giáo dục:
Giáo dục là một vấn đề không thể thiếu đối với một quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay tỷ lệ mù chữ rất cao. Bởi lẽ những quốc gia này chỉ biết lợi ích của bản thân, tranh giành quyền lực với nhau mà đẩy người dân vào cảnh khốn khổ. Nhưng khi nhìn sang các quốc gia hòa bình chúng ta lại thấy một thế giới vô cùng khác, dường như là tách biệt nhau hoàn toàn. Kéo theo đó là vấn đề dân trí thấp sẽ khiến cho các quốc gia này không thể phát triển.
Chính vậy mà tại những quốc gia có nền hòa bình sẽ đầu tư giáo dục rất nhiều cho người dân. Các quốc gia cùng nhau hợp tác để tạo các chương trình đưa học sinh, sinh viên sang các quốc gia phát triển để học tập những nền văn minh, kiến thức hiện đại hơn. Từ đó góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.
Đống thời còn giúp người dân ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, thực hiện thành công xây dựng nên nền công nghiệp hiện đại hóa cho đất nước do Đảng và nhà nước ta giao cho. Khôn ngừng phấn đấu học tập, tiếp thu những kiến thức tiến bộ của thế giới để làm sức mạnh xây dựng đất nước, không để đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lạc hậu, nghèo đói, dân trí thấp.
2.4. Ý nghĩa đối với y tế:
Khi nền kinh tế phát triển đã kéo theo nhiều hoạt động đầu tư được diễn ra, cơ sở y tế được xây dựng nhiều và thậm chí là với quy mô ngày càng lớn. Những máy móc hiện đại được đầu tư hơn với chức năng và công dụng đa dạng. Sức khỏe con người ngày càng được nâng cao hơn. Những bệnh nghiêm trọng trước kia không có thuốc chữa nay đã được chữa kịp thời và dứt điểm. Một số bệnh ung thu cũng được các chuyên gia quốc tế cùng nhau trao đổi để tìm ra phương pháp chữa trị nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó chúng ta có thể nhận thấy không chỉ những người có bệnh mới được chữa trị mà y học hiện nay còn giúp cho con người nâng cao sức khỏe hơn, tăng tuổi thọ, trẻ hóa…hoặc sử dụng y học để làm đẹp cho cơ thế. Hoạt động này đã được sử dụng tại nước ta gần chục năm trở lại đây. Ai cũng có nhu cầu là đẹp nên những hoạt động sử dụng y học để tác động vào thân thể như hút mỡ, gọn cằm, tiêm fillter để thon gọn hơn cho khuôn mặt,…
Như vậy, ý nghĩa và lợi ích mà hòa bình mang lại cho con người là điều không ai có thể phủ nhận được. Hòa bình chính là điều kiện cần để xây dựng một đất nước phát triển, giàu mạnh về mọi mặt. Bởi chỉ khi con người được sống một cuộc sống hòa bình và hạnh phúc thì lúc đó mới có thể biết nâng cao giá trị của bản thân và từ đó góp phần xây dưng đất nước.
Bởi thế, thiết nghĩ các quốc gia và đặc biệt là mỗi con người cần phải có thái độ tích cực trong văn hóa ứng xử, biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên và có những hành động ứng xử phù hợp. Những mâu thuận của các quốc gia nền đực giải quyết theo phương thức hòa giải, thương lượng với nhau, hạn chế xảy ra xung đột và gây chiến với nhau. Giá trị của hòa bình là không gì so sánh được, con người thực sự có đầy đủ quyền hạn, được tự do mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và từ đó biết sống có trách nhiệm với gia đình và đất nước.