Nhà nước liên bang Nga là gì? Hình thức cấu trúc Nhà nước Liên bang Nga và các bang? Khái quát bộ máy nhà nước liên bang Nga?
Liên bang Nga được biết đến là một trong số những cường quốc phát triển nhất thế thế giới từ trước đến nay. Vậy, hình thức cấu trúc Nhà nước Liên bang Nga như thế nào? Và nhà nước liên bang Nga bao gồm những bang nào?
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về Nhà nước liên bang Nga:
Mặc dù không có một văn bản nào nêu rõ khái niệm nhà nước liên bang là gì, tuy nhiên qua tìm hiểu ta có thể biết và xác định được rằng nhà nước liên bang Nga là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay nhiều nhà nước thành viên khác nhau. Loại hình nhà nước liên bang Nga nay thì sẽ có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng về các vấn đề như: lãnh thổ, văn hóa, dân tộc. Nhà nước liên bang thì sẽ có chính phủ riêng, có Hiến pháp quy định về cấu trúc, hình thái của nhà nước.
Mặc dù là vậy nhưng các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định bởi nhà nước liên bang có thể có nhiều Chính phủ, hiến pháp, đặc biệt có rất nhiều hệ thống pháp luật và có thể có nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, nhiều quy chế công dân, nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống tòa án và có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang và do đó mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó. Quyền lực của nhà nước liên bang và nhà nước thành viên có sự phân chia rõ rệt trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước liên bang có sự chia sẻ quyền lực giữa chính phủ quốc gia và chính quyền của các phân cấp hành chính bên dưới. Tuy mọi quốc gia điều hành việc phân chia quyền lực có khác nhau nhưng chính sách về tiền tệ, an ninh quốc phòng, và các vấn đề khác thuộc vào vấn đề chung còn đối với các vấn đề địa phương như đường sá và bảo trì hạ tầng cơ sở và chính sách giáo dục được tiến hành như một vấn đề riêng của địa phương đó.
2. Hình thức cấu trúc Nhà nước Liên bang Nga và các bang:
Theo tìm hiểu, có thể xác định nước Nga có hình thức cấu trúc nhà nước là Liên bang. Các thành viên cấu thành nhà nước Liên bang Nga được gọi là các chủ thể Liên bang và cụ thể là Liên bang Nga có 79 chủ thể bao gồm: 21 nước cộng hòa (Cộng hoà Adygeya; Cộng hoà Altai; Cộng hoà Bashkortostan; Cộng hoà Buryatia; Cộng hoà Dangestan; Cộng hoà Ingush; Cộng hoà Kabardin-Balka; Cộng hoà Kalmukia-Khalmg Tangch; Cộng hoà Karachayevo-Cherkess; Cộng hoà Karelia; Cộng hoà Komi; Cộng hoà Mary El; Cộng hoà Mordovia; Cộng hoà Sakha (Yakutia); Cộng hoà Bắc Ossetia; Cộng hoà Tatarstan; Cộng hoà Tuva; Cộng hoà Udmurt; Cộng hoà Khacasia; Cộng hoà Chechen; Cộng hoà Chuvash, Cộng hoà Chavash); 6 lãnh địa (lãnh địa Altai; Lãnh địa Krasnodar; Lãnh địa Krasnoyarsk; Lãnh địa Maritime; Lãnh địa Stavropol; Lãnh địa Khabarovsk) và 49 vùng (Vùng Amur; Vùng Arkhangensk; Vùng Astrakhan; Vùng Belgorod; Vùng Bryansk; Vùng Vladimir; Vùng Volgagrad; Vùng Vologda; Vùng Vorohezh; Vùng Ivanovo; Vùng Irkutsk; Vùng Kirov; Vùng Kosroma; Vùng Kurgan; Vùng Kaliningrad; Vùng Kaluga; Vùng Kamchatka; Vùng Kemerova; Vùng Kursk; Vùng Leningrad; Vùng Lipetsk; Vùng Magadan; Vùng Moscow; Vùng Murmansk; Vùng Nyzny Novgorod; Vùng Novgorod; Vùng Novosibirsk; Vùng Omsk; Vùng Orenburg; Vùng Oryon; Vùng Penza; Vùng Perm; Vùng Pskov; Vùng Rostov; Vùng Ryazan; Vùng Samara; Vùng Saratov; Vùng Sakhalin; Vùng Sverdlovsk; Vùng Smolensk; Vùng Tambov; Vùng Tver,; Vùng Tomsk; Vùng Tula; Vùng Tyumen; Vùng Ulyanovsk; Vùng Chelyabinsk; Vùng Chita; Vùng Yaroslav); Liên bangNga có 2 thành phố Liên bang là thành phố Liên bang Moscow và thành phố Liên bang St. Pe terburg. Liên bang Nga có 1 vùng tự trị là vùng tự tri Rewish và 10 khu vực tự trị (Khu vực tự trị Aginsky Buryat; Khu vực tự trị Komi- Permyak; Khu vực tự trị Koryak, Khu vực tự trị Nenet; Khu vực tự trị Taimyr; Khu vực tự trị Ust- Ordynsky; Khu vưc tự trị Khanty- Mansi; Khu vực tự trị Chukchi; Khu vực tự trị Evenk; Khu vực tự trị Yamal-Nenet).
Việc tiếp nhận hoặc việc thành lập chủ thể mới của Liên bang Nga do luật hiến pháp quy định cụ thể là theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
Hiến pháp Liên bang Nga và Hiến pháp của nước cộng hoà quy định quy định các thiết chế của các nước cộng hoà trong Liên bang . Các quy chế về lãnh địa, vùng, khu vực, thành phố Liên bang, vùng tự trị và khu vực tự trị ở Liên bang Nga do Hiến pháp Liên bang và Hiến chương của lãnh địa, vùng, thành phố Liên bang,vùng tự trị và khu vực tự trị quy định.
3. Khái quát bộ máy nhà nước liên bang Nga:
Bộ máy nhà nước Liên bang Nga bao gồm: Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Các cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tại nên một hệ thống nhà nước Liên bang Nga. Cụ thể:
Đối với cơ quan lập pháp:
Quốc hội Liên bang được giao quyền lập pháp trong nhà nước Liên bang Nga. Quốc hội liên bang này gồm hai viện là Hội đồng Liên bang Thượng viện và Đuma Quốc gia Hạ viện.
Đối với cơ quan hành pháp:
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp Liên bang Nga và cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia;
Tổng thống do nhân dân Nga bầu lên theo nhiệm kỳ 4 năm 38, nếu tổng thống mất khi đang giữ chức, hay không thể sử dụng quyền hạn của mình do ốm đau, bị buộc tội hoặc từ chức, Thủ tướng đương nhiệm sẽ được giữ quyền tổng thống. Tổng thống là người đảm bảo cho việc thực hiện Hiến pháp, quyền con người và tự do. Có quyền thực hiện những biện pháp để bảo đảm chủ quyền của Liên bang Nga, sự độc lập và thống nhất của nước Nga, bảo đảm sự hợp tác trong việc thực hiện các chức năng của tất cả các cơ quan thuộc quyền lực nhà nước.
Tổng thống Liên bang Nga có nhiệm vụ định hướng các chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản của nhà nước vừa là tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang, giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến công dân Liên bang Nga, trao thưởng các huy chương nhà nước và thực hiện ân xá theo hiến pháp quy định.
Một điểm đặc thù là nước Nga không có chức vụ Phó tổng thống.
Chính phủ liên bang Nga có quyền dự toán và đệ trình Đuma quốc gia ngân sách nhà nước và đảm bảo việc thực hiện ngân sách, đệ trình quyết toán ngân sách; đồng thời chính phủ liên bang cũng phải đảm bảo việc thực hiện một chính sách tiền tệ, tín dụng và tài chính một cách thống nhất toàn liên bang. Ngoài ra các chính sách thống nhất về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, an sinh xã hội và môi trường cũng phải được đảm bảo thực hiện; Chính phủ liên bang Nga cũng toàn quyền trong việc quản lý tài sản liên bang; thực hiện các biện pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, và thực thi chính sách đối ngoại của liên bang; bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng phải luôn thực hiện các biện pháp bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền và tự do, bảo đảm tài sản công dân và trật tự công cộng, kiềm chế tội phạm; thực thi các quyền lực khác do hiến pháp, luật liên bang và các sắc lệnh của Tổng thống giao cho theo quy định của Hiến pháp,.
Theo Sắc lệnh ngày 28 tháng 7 năm 2004 thì Chính phủ Nga gồm 17 bộ, 7 cơ quan dịch vụ liên bang và 30 cơ quan liên bang.
Đối với Cơ quan tư pháp:
Theo Hiến pháp Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang Nga sẽ có quyền tuyển chọn thẩm phán của Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao và Tòa trọng tài tối cao trên cơ sở đề nghị của Tổng thống Nga. Các thẩm phán của tòa cấp dưới đều do Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm.
Hệ thống tòa án ở Liên bang Nga gồm Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa án trọng tài tối cao và các tòa án cấp dưới.
Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật do nghị viện ban hành và các sắc lệnh của Tổng thống.
Tòa án hiến pháp của liên bang nga có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ Hiến pháp và giải quyết một số tranh chấp có liên quan như tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước.
Tòa án Hiến pháp của liên bang Nga có 19 thẩm phán.
Tòa án Tối cao Liên bang Nga là cấp xét xử cuối cùng trong các vụ án hành chính, dân sự và hình sự. Tòa án Tối cao còn có nhiệm vụ giám sát công việc của các tòa cấp dưới; đưa ra các giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới.
Tòa án trọng tài tối cao của liên bang Nga là cấp xét xử cuối cùng về các tranh chấp thương mại ở Nga. Ngoài ra, Tòa trọng tài tối cao còn có nhiệm vụ giám sát công việc của các tòa trọng tài cấp dưới và đưa ra các giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa cấp dưới.
Tóm lại nước Nga có hình thức cấu trúc nhà nước là loại hình thức liên bang, có rất nhiều bang khác nhau và trong hình thức cấu trúc nhà nước liên bang Nga thì có rất nhiều hệ thống pháp luật, rất phức tạp và thường xuyên có những tranh chấp liên quan đến vấn đề lãnh thổ, pháp luật, lợi ích kinh tế và xã hội giữa các bang.