Hiệu quả kinh tế về cơ bản đó chính là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để nhằm mục đích có thể sản xuất ra một mức sản lượng nhất định. Hiệu quả kinh tế theo phạm vi?
Kinh tế có ý nghĩa quan trọng và là một yếu tố then chốt liên quan đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Hiệu quả kinh tế là một thuật ngữ được được nhắc đến khá nhiều, tuy nhiên nó vẫn là một thuật ngữ chuyên ngành, gây lúng túng cho nhiều người. Có nhiều khái niệm được sử dụng xoay quanh vấn đề hiệu quả kinh tế. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến hiệu quả kinh tế theo phạm vi. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế về cơ bản đó chính là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để nhằm mục đích có thể sản xuất ra một mức sản lượng nhất định.
Hiệu quả kinh tế bao gồm: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất. Trong đó:
– Hiệu quả phân bổ là khi mọi hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra đến mức mà một đơn vị khác mang lại lợi ích cận biên cho chủ thể là người tiêu dùng ít hơn chi phí biên của việc sản xuất ra sản phẩm đó. Bởi vì nguồn lực sản xuất khan hiếm, các nguồn lực sẽ cần phải được phân bổ cho các ngành công nghiệp khác nhau và chỉ với số lượng phù hợp, nếu không quá nhiều hoặc quá ít sản lượng được sản xuất.
Khi thực hiện vẽ sơ đồ cho các doanh nghiệp, hiệu quả phân bổ được thỏa mãn nếu đầu ra được tạo ra tại điểm mà chi phí cận biên bằng với doanh thu trung bình. Đây chính là trường hợp cho sự cân bằng dài hạn của sự cạnh tranh hoàn hảo.
+ Hiệu quả sản xuất sẽ xảy ra khi các đơn vị hàng hóa đang được cung cấp với tổng chi phí trung bình thấp nhất có thể.
Khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đã phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) của các chủ thể nhằm mục đích để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế có nội dung khá lớn. Trên thực tế, nó không chỉ về kết quả kinh tế mà mà cả kết quả xã hội đạt được tức là hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế chỉ phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh tế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm của toàn xã hội.
2. Hiệu quả kinh tế theo phạm vi:
Khái niệm hiệu quả kinh tế theo phạm vi:
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi được hiểu là các trường hợp chi phí trung bình trong dài hạn và chi phí biên của một công ty, tổ chức hay một nền kinh tế giảm do sản xuất một lượng hàng hóa và dịch vụ bổ sung.
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi có nghĩa là việc sản xuất thêm một hàng hóa sẽ làm giảm chi phí sản xuất một hàng hóa khác có liên quan.
Nếu đặc trưng của hiệu quả kinh tế theo phạm vi có hiệu quả tăng lên do sự đa dạng hóa, thì hiệu quả kinh tế theo quy mô có hiệu quả tăng lên do sự tăng khối lượng sản xuất.
Hiệu quả kinh tế theo quy mô được hiểu là việc giảm chi phí trung bình hoặc chi phí trên mỗi đơn vị được sản xuất bắt nguồn từ việc tăng sản xuất một loại sản phẩm.
Kinh tế theo quy mô ra đời và đã giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp trong thế kỉ XX ví dụ cụ thể như sự xuất hiện các dây chuyền sản xuất lắp ráp.
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi trong tiếng Anh là gì?
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi trong tiếng Anh là Economies of Scope.
Đặc điểm hiệu quả kinh tế theo phạm vi:
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi được hiểu là các yếu tố kinh tế của việc sản xuất bên cạnh đó các sản phẩm khác nhau cũng có hiệu quả chi phí hơn so với sản xuất từng sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi có thể xảy ra do các sản phẩm được sản xuất bổ sung trong cùng một quy trình, quy trình sản xuất bổ sung hoặc khi các đầu vào sản xuất được dùng chung cho các sản phẩm.
Sản phẩm phụ:
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi có thể phát sinh từ mối quan hệ đồng sản xuất của các sản phẩm cuối cùng.
Về mặt kinh tế, những hàng hóa này là hàng hóa bổ sung trong sản xuất hay là khi việc sản xuất một hàng hóa tự động tạo ra một hàng hóa khác như một sản phẩm phụ hoặc một hình thức thành phẩm phụ của quá trình sản xuất.
Một sản phẩm có thể là sản phẩm phụ của một sản phẩm khác, nhưng có giá trị cho nhà sản xuất sử dụng hoặc bán. Tìm ra cách sử dụng hiệu quả hoặc thị trường tiêu thụ các sản phẩm phụ có thể giảm chi phí hoặc tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể như chủ thể là người nông dân chăn nuôi bò sữa tách sữa thành váng sữa và sữa đông, sữa đông được tách sẽ trở thành phô mai.
Trong quá trình hoạt động của mình các chủ thể này cũng có thể sử dụng váng sữa làm thức ăn giàu protein cho vật nuôi để giảm chi phí thức ăn hoặc bán như một sản phẩm dinh dưỡng để có thêm doanh thu.
Một ví dụ khác cụ thể về sản phẩm phụ là rượu đen thu được trong qui trình chế biến gỗ thành bột giấy.
Thay vì thải sản phẩm này rất tốn kém để xử lí, rượu đen được sử dụng để làm nhiên liệu đốt trong các nhà máy, tiết kiệm chi phí mua các nhiên liệu khác hoặc có thể được xử lí thành nhiên liệu sinh học để sử dụng hoặc bán.
Việc sản xuất và sử dụng rượu đen giúp tiết kiệm chi phí sản xuất giấy.
Quy trình sản xuất bổ sung:
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi được hiểu là kết quả của sự tương tác trực tiếp của các quy trình sản xuất với nhau.
Trồng cây xen canh trong nông nghiệp là một ví dụ cơ bản về vấn đề này. Cụ thể như bằng cách trồng ngô, đậu cực và bí đao với nhau có thể tăng năng suất của từng loại cây trồng, đồng thời cải thiện đất.
Thân cây ngô cao cung cấp một điểm tựa cho dây leo đậu, đậu bón cho ngô và bí đao bằng cách cố định đạm trong đất, và bí đao che khuất cỏ dại cho các loại cây trồng với tán lá rộng của nó.
Cả ba loại cây được nêu trên sẽ đều được hưởng lợi từ việc được trồng cùng nhau, chính bởi vì vậy mà người nông dân có thể trồng nhiều cây trồng hơn với chi phí thấp hơn.
Chung đầu vào:
Bởi vì các đầu vào sản xuất (đất đai, lao động và vốn) thường có nhiều hơn một mục đích sử dụng, nên hiệu quả kinh tế theo phạm vi cũng thường có thể đến từ đầu vào chung cho đến đầu vào sản xuất hai hoặc nhiều hàng hóa khác nhau.
Ví dụ cụ thể như doanh nghiệp KFC có thể sản xuất gà rán và khoai tây chiên với chi phí trung bình thấp hơn so với chi phí hai công ty khác sản xuất riêng mỗi gà rán và khoai tây chiên.
Bởi vì gà rán và khoai tây chiên có thể bảo quản trong cùng một kho lạnh, sử dụng cùng các dụng cụ chiên và người nầu trong quá trình sản xuất.
Công ty Proctor & Gamble Mỹ chính là một ví dụ điển hình của một công ty thực hiện. Hiệu quả kinh tế theo phạm vi từ việc sử dụng chung các đầu vào do công ty này sản xuất hàng trăm sản phẩm liên quan đến vệ sinh cơ thể từ dao cạo râu đến kem đánh răng.
Cách thức để đạt được hiệu quả kinh tế theo phạm vi:
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi được hiểu cơ bản là điều kiện cần cho tất cả doanh nghiệp và công ty lớn, có nhiều cách khác nhau để đạt hiệu quả kinh tế theo phạm.
– Đầu tiên và phổ biến nhất đó là thông qua đa dạng hóa các sản phẩm liên quan. Các sản phẩm có chung đầu vào hoặc các qui trình sản xuất bổ sung mang lại khả năng đạt Hiệu quả kinh tế theo phạm vi bằng sự đa dạng hóa.
– Hợp nhất hay sát nhập theo chiều ngang hay mua lại một công ty khác là một cách khác được sử dụng nhằm mục đích để đạt được hiệu quả kinh tế theo phạm vi.
Ví dụ cụ thể như hai chuỗi bán lẻ khác nhau có thể hợp nhất lại để kết hợp cung cấp các dòng sản phẩm khác nhau và giảm chi phí kho trung bình.
Hàng hóa có chung đầu vào như ví dụ được nêu cụ thể bên trên cũng rất dễ đạt được hiệu quả kinh tế theo phạm vi từ việc mua lại theo chiều ngang.