Trong kinh tế ta thường hay biết tới thuật ngữ như hiệu quả về cận biên của tư bản nhưng lại không hiểu rõ nó là gì, đây được biết đến là tỉ lệ hoàn vốn dụ kiến được thu hồi từ một dồng đầu tư tăng thêm. Cùng bài viết tìm hiểu về hiệu quả cận biên của tư bản là gì? Nội dung hiệu quả cận biên của tư bản?
Mục lục bài viết
1. Hiệu quả cận biên của tư bản là gì?
Hiệu quả cận biên của tư bản trong tiếng Anh là Marginal efficiency of capital; viết tắt là MEC.
Chăc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về lí thuyết hiệu quả cận biên của tư bản đây được hiểu đó là đại lượng tính bằng tỉ lệ hoàn vốn (lợi nhuận) dự kiến được thu từ một đồng đầu tư tăng thêm.
2. Nội dung hiệu quả cận biên của tư bản:
Theo đó ta thấy với các nguồn hiệu quả cận biên của tư bản giảm khi lượng đầu tư tăng lên, với hiệu quả cận biên của tư bản và hiệu quả cận biên đầu tư cụ thể thì nguyên nhân là do các khoản đầu tư ban đầu thường tập trung vào những cơ hội tốt nhất và cho hiệu quả cao nhất nên những khoản đầu tư sau đó không sinh lợi nhiều như trước và tỉ lệ hoàn vốn cũng ngày càng giảm.
Khối lượng đầu tư được thực hiện không chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ hoàn vốn dự kiến mà còn phụ thuộc vào chi phí tư bản (lãi suất). Đầu tư có lãi tới điểm hiệu quả cận biên của đầu tư bằng chi phí tư bản. Giữa khu vực tiền tệ hay tài chính và khu vực hiện vật của nền kinh tế có một mối quan hệ chặt chẽ. Việc lãi suất giảm thúc đẩy mọi người đầu tư nhiều hơn, qua đó làm tăng thu nhập quốc dân.
Nếu kì vọng thay đổi và các nhà đầu tư dự kiến mức lợi tức thu được từ đầu tư cao hơn, nguyên nhân là từ những tiến bộ công nghệ, thì khi đó tại mọi mức lãi suất, khối lượng đầu tư sẽ đều tăng so với trước, làm đường hiệu quả cận biên của đầu tư dịch sang phải.
MEC và tỉ lệ lãi suất là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng đầu tư mới vào một quốc gia. Một nhà đầu tư trong khi thực hiện một khoản đầu tư mới sẽ cân nhắc MEC của khoản đầu tư mới so với lãi suất hiện hành. Chừng nào MEC còn cao hơn lãi suất, khoản đầu tư sẽ được thực hiện cho đến khi MEC và lãi suất được cân bằng.
Giả sử để bạn hiểu hơn về vấn đề này cụ thể với trường hợp nếu lãi suất 7%, khoản đầu tư được kích thích sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến khi MEC và lãi suất được cân bằng. Với lãi suất 7%, khoản đầu tư mới sẽ là 40 tỉ USD. Trong trường hợp, lãi suất giảm xuống 2%, khoản đầu tư mới vào tài sản vốn sẽ là 100 tỉ USD.
Như vậy nhìn chung thì nếu đầu tư được tăng lên trong nước, thì lãi suất sẽ giảm hoặc MEC sẽ tăng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cận biên:
Hiệu quả cận biên của tư bản giảm khi lượng đầu tư tăng lên, nguyên nhân là do các khoản đầu tư ban đầu thường tập trung vào những cơ hội tốt nhất và cho hiệu quả cao nhất nên những khoản đầu tư sau đó không sinh lợi nhiều như trước và tỷ lệ hoàn vốn cũng ngày càng giảm.
Khối lượng đầu tư được thực hiện không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ hoàn vốn dự kiến mà còn phụ thuộc vào chi phí tư bản (lãi suất). Đầu tư có lãi tới điểm hiệu quả cận biên của đầu tư bằng chi phí tư bản. Giữa khu vực tiền tệ hay tài chính và khu vực hiện vật của nền kinh tế có một mối quan hệ chặt chẽ. Việc lãi suất giảm thúc đầy mọi người đầu tư nhiều hơn, qua đó làm tăng thu nhập quốc dân. Nếu kỳ vọng thay đổi và các nhà đầu tư dự kiến mức lợi tức thu được từ đầu tư cao hơn, nguyên nhân là từ những tiến bộ công nghệ, thì khi đó tại mọi mức lãi suất, khối lượng đầu tư sẽ đều tăng so với trước, làm đường hiệu quả cận biên của đầu tư dịch sang phải.
4. Tham khảo về hiệu suất cận biên giảm dần:
Với quy luật hiệu suất giảm dần hay chúng ta còn được biết tới với tên gọi là quy luật tỷ lệ biến đổi hay tên là quy luật hiệu suất cận biên giảm dần phát biểu rằng mỗi đơn vị yếu tố sản xuất tăng thêm sẽ bổ sung ít hơn vào tổng sản lượng so với các đơn vị trước. Quy luật hiệu suất giảm dần được áp dụng khi một yếu tố sản xuất thay đổi ví dụ như lao động còn các yếu tố khác ví dụ như máy móc thiết bị, đất đai được giữ cố định. Quy luật hiệu suất giảm dần không có nghĩa rằng bổ sung thêm một yếu tố đầu vào sẽ làm giảm tổng sản lượng, được biết đến với tên quy luật hiệu suất âm, mặc dù trong thực tế điều này khá phổ biến.
Điển hình về vấn đề này chúng ta phải kể tới đó là việc thuê thêm nhân công cho một công việc, chẳng hạn như việc lắp ráp xe ô tô. Trong một vài trường hợp, việc thuê thêm nhân công có thể gây ra một số vấn đề như các công nhân “dẫm chân” lên phần việc của nhau, hoặc thỉnh thoảng họ phải chờ một khoảng thời gian cho đến lúc tiếp tục phần việc của mình. Trong các trường hợp trên, việc sản xuất thêm một đơn vị đầu ra trên mỗi một đơn vị thời gian thậm chí có thể gia tăng thêm chi phí, bởi vì các yếu tố đầu vào bị lãng phí và không được sử dụng một cách hiệu quả.
Như vậy với quy luật hiệu suất giảm dần ta thấy đây là lí thuyết có trong trong kinh tế học với quy luật này đóng vai trò chính trong lý thuyết sản xuất. Trường hợp nếu các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên thì việc gia tăng liên tiếp một loại đầu vào biến đổi duy nhất với một số lượng bằng nhau sẽ cho ta những lượng đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần.
Ví dụ như ở một trang trại trồng ngô, nếu một lao động bỏ vào đó có sản lượng 2000 kg ngô; khi tăng thêm một lao động nữa thì sản lượng đạt 3000 kg ngô, liên tiếp tăng thêm một lao động nữa thì sản lượng đạt 3500 kg ngô…
5. Trường hợp đặc biệt hiệu suất cận biên:
Đặc biệt hơn là khi phân tích quy luật lợi suất giảm dần có thể xảy ra trường hợp lợi suất theo qui mô không đổi. Tình huống này được lí giải đó là do có sự tăng thêm cân đối về qui mô sản xuất, khi tất cả các đầu vào đều tăng theo một tỉ lệ nào đó và đầu ra cũng tăng theo một tỉ lệ đó.
Ví dụ, lợi suất theo qui mô không đổi khi nhân đôi tất cả các đầu vào (lao động, đất đai, tư bản…) đem lại kết quả nhân đôi đầu ra.
Nhưng thực tế của sản xuất kinh doanh không đơn giản như vậy, mà xảy ra như sau: có thể thời gian đầu, ta tăng các đầu vào đồng bộ sẽ cho ta tăng tỉ lệ đầu ra tương ứng, tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng đầu vào nữa đến một mức nào đó sẽ làm cho năng suất giảm xuống và lúc đó tỉ lệ đầu ra không tương ứng với đầu vào. Quy luật lợi suất giảm dần được thể hiện trên đường cong khả năng sản xuất
Ben cạnh đó với ường cong di chuyển ra ngoài từ A đến B, đến C khi các yếu tố đầu vào lao động và đất đai tăng lên. Tình huống này có lợi suất tăng lên theo qui mô sản xuất nên đầu ra tăng lên cùng với nhịp độ tăng của đầu vào.
Không những thế náo còn cho thấy việc tăng dần lao động khi đất đai được giữ nguyên làm cho số lượng vải tăng từ 1 đến 2 đến 3 trong khi đó lương thực chỉ tăng được từ 1 đến 1,5 đến 1,8.
Kết luận:
Như vậy từ các thông tin mà chúng tôi đưa ra như trên ta thấy từ đây có thể kết luận chung nhất về vấn đề này rằng, quy luật lợi suất giảm dần có nội dung chủ yếu là một sự tăng lên của một đầu vào biến đổi khi một đầu vào cố định với một trình độ kĩ thuật nhất định, điều đó sẽ góp phần làm nâng cao tổng sản lượng nhưng ở một điểm nào đó sản lượng tăng thêm có được nhờ cùng một lượng bổ sung ở đầu vào có khả năng ngày một nhỏ hơn. Trên thực tế hiện nay với quy luật này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tính toán lựa chọn đầu tư các đầu vào một cách tối ưu hơn và hiệu quả hơn đó là điều chúng ta cần phải công nhận..