Hiện nay, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng ngày càng đa dạng và có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội. Một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp có ý nghĩa và vai trò quan trọng đó là Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tổ chức xã hội nghề nghiệp:
Tổ chức xã hội nghề nghiệp được hiểu như sau:
Tổ chức xã hội nghề nghiệp được hiểu cơ bản là nơi tập hợp tự nguyện của những cá nhân hay các tổ chức. Các cá nhân, tổ chức này cùng thực hiện hoạt động xã hội nghề nghiệp giống nhau. Tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập nhằm mục đích để hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Các loại tổ chức xã hội nghề nghiệp:
Chúng ta dựa vào đặc điểm của các thành viên trong tổ chức thì ta nhận thấy các tổ chức xã hội nghề nghiệp được phân loại thành hai nhóm, cụ thể như sau:
– Nhóm 1: Bao gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề riêng biệt được nhà nước thừa nhận, thành viên là những người có chức danh nghề nghiệp do Nhà nước quy định, hoạt động nghề nghiệp được tiến hành theo các quy định riêng biệt và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện cho nhóm này, chúng ta sẽ có thể kể tên một số tổ chức sau: đoàn luật sư, Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hiệp hội trọng tài,…
– Nhóm 2: Bao gồm các tổ chức được thành lập dựa trên đặc điểm nghề nghiệp, thành viên là những cá nhân, tổ chức yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Ở nhóm này, hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác định rõ ràng, các thành viên không có chức danh nghề nghiệp riêng biệt.
Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở nhóm 2 cũng vô cùng đa dạng bao gồm những ngành nghề phổ biến trong xã hội.
Nhìn chung, các tổ chức xã hội nghề nghiệp này đều mang đầy đủ những nét đặc trung của tổ chức xã hội nói chung. Các tổ chức tổ chức xã hội nghề nghiệp này đều được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, hoạt động mang tính chất tự quản, tổ chức tự mình quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ. Đặc biệt nhất, đó là hoạt động của các tổ chức không mang tính quyền lực nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp thường sẽ không thành lập để nhằm mục đích lợi nhuận.
Tư cách pháp nhân của tổ chức xã hội nghề nghiệp:
Theo các quy định hiện hành, tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân. Căn cứ vào quy định tại điều 74 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định cụ thể về pháp nhân, các tổ chức này đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện là một pháp nhân, cụ thể:
– Thứ nhất: Các tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập theo các quy định của pháp luật. Việc thành lập các tổ chức này tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
– Thứ hai: Các tổ chức xã hội nghề nghiệp có cơ cấu tổ chức rõ ràng.
– Thứ ba: Các tổ chức xã hội nghề nghiệp có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
– Thứ tư: Các tổ chức xã hội nghề nghiệp sẽ nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mặt khác, theo quy định tại điều 76 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại, khẳng định rõ rằng tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là pháp nhân phi thương mại.
2. Tìm hiểu về xăng dầu:
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này đó là nhóm sản phẩm đều dễ cháy, đặc biệt khí nén ở áp suất cao chuyển thành thể khí. Khi cháy thì chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt. Xăng dầu cũng được xem là một loại hàng hóa được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp. Xăng dầu được dùng để nhằm mục đích thắp sáng và tạo nhiệt (xăng, dầu hỏa, nhiên liệu diezel, nhiên liệu phản lực). Xăng dầu dùng cho các loại động cơ đốt trong, làm nhiêu liệu dùng cho động cơ nổ diezel, nhiên liệu dùng cho động cơ phản lực. Nhóm dầu nhờn dùng trong các động cơ nổ với mục đích làm mát động cơ, bôi trơn làm giảm ma sát cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làm tăng tuổi thọ thiết bị. Xăng dầu dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sơn do có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.
Xăng dầu là loại hàng hóa quan trọng bởi vì các nguyên nhân cơ bản sau đây:
– Thứ nhất: xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng và chưa thể thay thế được của sản xuất.
– Thứ hai: xăng dầu là năng lượng phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh. Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng nên các quốc gia đều có chính sách, chiến lược và các biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và dự trữ xăng dầu.
– Thứ ba: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia.
– Thứ tư: Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là loại năng lượng có hạn, không thể tái sinh và chưa thể thay thế được. Sự biến động của xăng dầu trên thị trường thế giới có những ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung.
Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cũng là một trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu quan trọng và được quy định tại các văn bản pháp luật của Việt Nam: Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động cơ bản sau đây: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
3. Tìm hiểu về Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam:
Khái niệm Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam:
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được hiểu là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngành hàng xăng dầu của Việt Nam.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam tự nguyện thành lập, không vụ lợi và nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển các hoạt động nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển bền vững lĩnh vực ngành hàng xăng dầu của Việt Nam, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở đó hội nhập với các tổ chức hoạt động trong ngành, lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là gì?
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Petroleum Association – VINPA.
Chức năng của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam bao gồm:
– Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có chức năng tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên tham gia tích cực các hoạt động liên quan đến lĩnh vực ngành hàng xăng dầu của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
– Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có chức năng tư vấn, phản biện những nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật; làm cầu nối giữa các hội viên của Hiệp hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật quy định.
– Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có chức năng hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ thương mại theo qui định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
– Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam có chức năng xúc tiến công tác nghiên cứu, khoa học – kĩ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ thương mại; tư vấn, tổ chức, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo về ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật.