Hiện nay, trên địa bàn cả nước có các Hiệp hội Tôm giống đã ra đời nhằm mục đích chính đó là để giá trị của sản phẩm tôm giống. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ tổ chức này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
Khái niệm về Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận chính là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực tôm giống hoặc có liên quan đến lĩnh vực tôm giống tại tỉnh Bình Thuận.
Mục đích của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đó chính là để nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, công ty sản xuất tôm giống; đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm tôm giống, tạo dựng thương hiệu tôm giống chất lượng cao Bình Thuận.
Mục đích của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận còn là để ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường cũng như đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các Hội viên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận hoạt động trên phạm vi tỉnh Bình Thuận.
Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có tên gọi tiếng Anh là gì?
Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có tên gọi tiếng Anh là Binh Thuan Shrimp Hatchery Association – BIHATA.
Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận hoạt động dựa trên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Bộ máy quản lý và điều hành của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận bao gồm:
– Ðại hội toàn thể, Hội nghị toàn thể hội viên.
– Ban Chấp hành.
– Chủ tịch Hiệp hội.
– Thư ký Hiệp hội.
– Văn phòng Hiệp hội.
– Ban kiểm soát.
2. Nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
Nhiệm vụ và nghĩa vụ của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận bao gồm:
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nhiệm vụ và nghĩa vụ cần phải giúp đỡ, hỗ trợ các hội viên nâng tầm điều hành quản lí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn giống sạch bệnh chất lượng cao. Góp phần xây dựng hình ảnh Tôm giống Bình Thuận sạch bệnh, chất lượng cao.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nhiệm vụ và nghĩa vụ cần phải hình thành và phát triển các hình thức liên kết, tạo cầu nối phối hợp hoạt động giữa các hội viên trên cơ sở tự nguyện và các bên cùng có lợi. Tổ chức các hoạt động chung và tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau nhằm xây dựng mối quan hệ thiện chí giữa các hội viên.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nhiệm vụ và nghĩa vụ cần phải bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Hiệp hội và của hội viên. Thay mặt hội viên kiến nghị với các cơ quan hữu quan và nhà nước về những vấn đề liên quan đến phát triển lĩnh vực nuôi Tôm giống.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nhiệm vụ và nghĩa vụ cần phải phát triển hội viên, cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội. Thiết lập và phát triển quan hệ Quốc tế về công tác xuất nhập khẩu giống thuỷ sản.
Quyền của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận bao gồm:
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền tuyên truyền mục đích của Hiệp hội.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội, hoà giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên: cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được gia nhập làm hội viên của các hội trong và ngoài nước có mục tiêu phù hợp với Hiệp hội theo quy định của của pháp luật.
3. Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
– Hội viên của Hiệp hội là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành thuỷ sản, tán thành Ðiều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội và được Ban Chấp hành Hiệp hội công nhận.
– Hội viên của Hiệp hội bao gồm các chủ thể sau đây:
+ Hội viên chính thức: Là các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực tôm giống, một số chuyên gia được Ban Chấp hành Hiệp hội chấp thuận.
+ Hội viên liên kết: Là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành thuỷ sản Việt Nam nhưng không trực tiếp sản xuất tôm giống, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
+ Hội viên danh dự: Là các tổ chức, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho Hiệp hội, được Hội nghị Toàn thể Hội viên hoặc Ban Chấp hành Hiệp hội tôn vinh.
– Các hội viên là pháp nhân (doanh nghiệp hoặc tổ chức) được cử người đại diện của mình tại Hiệp hội. Người đại diện phải có thẩm quyền quyết định, được ghi rõ họ tên, chức vụ trong đơn xin gia nhập Hiệp hội. Trường hợp uỷ nhiệm, người được uỷ nhiệm làm đại diện phải đủ thẩm quyền quyết định và người uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự uỷ nhiệm đó. Khi thay đổi người đại diện, hội viên phải thông báo bằng văn bản cho Ban Chấp hành Hiệp hội.
Nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận bao gồm:
– Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh Ðiều lệ và các quy định của Hiệp hội, các nghị quyết của Ðại hội hoặc Hội nghị toàn thể và của Ban Chấp hành Hiệp hội.
– Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nghĩa vụ tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội.
– Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nghĩa vụ đóng hội phí và các khoản khác đầy đủ và đúng kỳ hạn quy định.
– Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có nghĩa vụ bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Ban Chấp hành Hiệp hội phân công.
Quyền của hội viên Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận:
– Hội viên được hưởng sự hỗ trợ và giúp đỡ của Hiệp hội:
+ Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết.
+ Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được tham gia mọi hoạt động do Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức.
+ Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được hưởng sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước do Hiệp hội vận động.
– Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận được kiến nghị thông qua Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận các vấn đề có liên quan đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác; có quyền thảo luận, phê bình, chất vấn các tổ chức và cá nhân điều hành Hiệp hội về mọi chủ trương, hoạt động của Hiệp hội.
– Hội viên Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận có quyền được quyền biểu quyết, ứng cử, đề cử và bầu cử người vào Ban Chấp hành và các tổ chức, chức vụ khác của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận.
– Khi tham gia vào Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận, hội viên sẽ vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân và quyền chủ động của pháp nhân kinh tế hoặc pháp nhân đơn vị sự nghiệp.
– Hội viên liên kết, hội viên danh dự của Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận sẽ được hưởng các quyền như hội viên chính thức trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.