Đối với hoạt động chăn nuôi thì không thể nào không nhắc đến việc cung cấp chế độ thức ăn trong chăn nuôi và đây cũng đang là một vấn đề được Nhà nước ta rất quan tâm. Do đó, để đảm bảo được việc quản lý và sản xuất thức ăn chăn nuôi nền pháp luật Việt Nam hiện hành đã có đưa ra quy định về Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì?
1.1. Khái niệm Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam:
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Feed Association – VFA.
Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ bổ sung của hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có quy định về khái niệm Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Do đó, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam được định nghĩa là: “Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến thức ăn chăn nuôi”.
Thức ăn chăn nuôi là thức ăn được cung cấp cho vật nuôi, đặc biệt là vật nuôi trong quá trình chăn nuôi. Có hai loại cơ bản: thức ăn thô xanh và thức ăn thô xanh. Được sử dụng một mình, từ nguồn cấp dữ liệu thường đề cập đến thức ăn gia súc. Thức ăn chăn nuôi là nguyên liệu đầu vào quan trọng của chăn nuôi và thường là chi phí chính của chăn nuôi. Các trang trại thường cố gắng giảm chi phí cho loại thực phẩm này, bằng cách tự trồng trọt, chăn thả gia súc hoặc bổ sung thức ăn thay thế đắt tiền, chẳng hạn như chất thải thực phẩm như ngũ cốc đã qua sử dụng từ quá trình nấu bia.
Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc nhiều vào thức ăn phản ánh dinh dưỡng cân bằng. Một số thực hành nông nghiệp hiện đại, chẳng hạn như vỗ béo bò bằng ngũ cốc hoặc trong lô thức ăn, có những tác động bất lợi đến môi trường và động vật. Ví dụ, tăng ngô hoặc ngũ cốc khác trong thức ăn cho bò, làm cho các vi sinh vật của chúng có tính axit cao hơn, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng và khiến bò trở thành vật trung gian truyền E.coli nhiều hơn. Trong khi các phương pháp cho ăn khác có thể cải thiện tác động của động vật. Ví dụ, cho bò ăn một số loại rong biển, làm giảm sản xuất mêtan, giảm khí nhà kính từ sản xuất thịt.
1.2. Mục đích thành lập Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam:
Cũng theo như quy định tại Điều 2 Quyết định này thì các nhà làm luật cũng đưa ra mục đích hoạt động của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Do đó, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam hoạt động với mục đích đó chính là: ” Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động sản xuất, chế biến, và dịch vụ các loại thức ăn chăn nuôi”.
Khi một cuộc khủng hoảng môi trường xảy ra với nông dân hoặc người chăn nuôi, chẳng hạn như hạn hán hoặc thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, người nông dân thường phải chuyển sang thức ăn chăn nuôi sản xuất đắt tiền hơn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kinh tế của họ. Ví dụ, một đợt hạn hán năm 2017 ở Senegal đã làm giảm diện tích đất chăn thả, dẫn đến nhu cầu và giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt, khiến giá cả tăng vọt và nông dân phải bán một phần lớn đàn gia súc của họ. Ngoài ra, nông nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi gây áp lực lên việc sử dụng đất: nó là yếu tố thúc đẩy mất rừng, thoái hóa đất, biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho cây thức ăn chăn nuôi sử dụng đất có thể được sử dụng làm thực phẩm cho con người.
Từ quy định về mục đích hoạt động của Hiệp hội được quy định như vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng đối với hoạt động chăn nuôi của người nông dân là rất cần thiết. Bởi vì việc thành lập và đi vào hoạt động sẽ phần nào góp phần giảm thiểu các rủi ro và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi sản xuất khi người nông dân gặp phải các rủi ro trong thiên tai như hạn hán, dịch bệnh.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:
Như đã nhắc đến ở trên thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất cung cấp và đảm bảo lượng thức ăn chăn nuôi được bán ra ngoài thị trường phục vụ được nhu cầu thiết yếu của người dân. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi tham gia hoạt động của Hiệp hội này. Do vậy, trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Theo như quy định tại Điều 5 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội như sau:
– Thứ nhất, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ phải tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành thức ăn chăn nuôi trong các thành phần kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường từ các hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo hộ an toàn lao động theo như quy định tại Khoản 1 Điều 5.
– Thứ hai, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ phải Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành thức ăn chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhiệm vụ này đã đucợ quy định rất cụ thể tại Khoản 2 Điều 5
– Thứ ba, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ, Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về thức ăn chăn nuôi trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn đời sống. Nhiệm vụ động viên kịp thời và nhiệt tình đối với khả năng lao động của Hội viên là một trong những điều rất cần thiết trong hoạt động phát triển nền kinh tế và các kỹ thuật rong quá trình sản xuất kinh doanh của Hiệp hội theo như quy định tại khoản 3 Điều này.
Thứ tư, theo như quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi có quyền Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệp nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó thì Hội còn có quyền tổ chức các trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật..
Việc tổ chức các hội thảo, các trung tâm đào tạo sẽ phần nào giúp cho việc liên kết các hội viên trong Hirpj hội lại với nhau giúp những hội viên ngày một gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Đồng thời thông qua những buổi hội thảo, đào tạo này sẽ giúp được hồi viên có thêm nhiều kiến thức và ký năng ngày một phát triển hơn trong hoạt động sản xuât thức ăn chăn nuôi của mình với mức giá thành rẻ hơn những chất lượng của thức ăn chăn nuôi vẫn đảm bảo hơn.
Thứ năm. trên cơ sở quy định tại các khoản 6, 8, 9, 10 thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi còn được pháp luật hiện hành quy định về các quyền như: Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên; Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế; Tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tạo công nghệ mới; Tham gia các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, hợp tác với các tổ chức;….
Từ các quyền vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam biết đến tầm quan trọng của hoạt động chăn nuôi của bà con nông dân. Tuy nhiên thị hoạt động chăn nuôi của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nguồn thức ăn trong chăn nuôi sao cho hợp lý, đảm bảo đủ các yêu cầu về chất lượng và số lượng, đồng thời thì giá cũng phải đảm bảo được người nông dân có thể mua và vẫn phát triển được hoạt động chăn nuôi của mình. Đồng thời thì trong quá trình hoạt động của Hiệp hội thì Hiệp hồi đucợ quy định những quyền để liên kết hội viên, bồi dưỡng Hội viên và cung cấp các thông tin khoa học mới nhất đến với từng hội viên một để Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam ngày một trở nên phát triển hơn trước.