Hiện nay nhu cầu về hàng hóa của con người ngày càng tăng cao nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng rất đa dạng. Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam là một trong những hiệp hội góp phần phát triển hàng tiêu dùng và thúc đẩy nguồn cầu trong nước. Vậy Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) là gì?
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về VACOD những chưa biết thực chất nó là gì, đây cụ thể là một tổ chức hiện có hơn 1.000 hội viên là các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp (DN) nhà nước, DN ngoài nhà nước, các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, đại diện các hiệp hội DN cấp tỉnh. VACOD vừa tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ II (2016-2021).
Theo như tổ chức này thì hiện hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) cụ thể có thể hiểu đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, tự nguyện thành lập theo qui định của pháp luật. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
– Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam hoạt động nhằm mục đích tập hợp và đoàn kết hội viên, hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong việc nghiên cứu, đào tạo, phát triển sản phẩm, nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu trong nền kinh tế hội nhập và phát triển với tôn chỉ: Mỗi hội viên vừa là khách hàng vừa là đối tác chiến lược của nhau.
– Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam là cầu nối và đầu mối thúc đẩy phát triển quan hệ hội viên với các cơ quan nhà nước, với các tổ chức khác trong và ngoài nước và giữa các hội viên với nhau; Thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ của hội viên với các tổ chức khác trong và ngoài nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam Association of Consumer goods Development – VACOD.
2. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và tư cách pháp nhân của hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam:
– Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện; tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
– Tự đảm bảo kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và theo Điều lệ của Hiệp hội được Bộ Nội vụ phê duyệt.
– Hiệp hội chịu sự quản lí của nhà nước của Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
– Hiệp hội được thành lập cơ quan ngôn luận, các đơn vị trực thuộc Hiệp hội theo qui định của pháp luật.
– Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản, được phép sử dụng biểu tượng riêng của mình (logo) trong các giao dịch theo qui định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
– Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội, có các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật.
3. Các giải pháp để thúc đẩy hàng tiêu dùng Việt Nam:
Căn cứ dựa trên tình hình thực tế và các định ưu thế của thị trường nội địa, ngành Công thương đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nói chung, Phú Yên nói riêng tìm cách kích cầu, mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm… để hàng hóa của doanh nghiệp ngày càng đến gần với người dân. Ngành đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên đề và tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho doanh nghiệp trong tỉnh. Để đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2021 cũng như giai đoạn 2021-2025 cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa. Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị.
+ Bên cạnh các giai pháp trên thì cần phải tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu, đảm bảo ổn định đầu vào đầu ra. Tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm và thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam để cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu.
+ Tập trung vào hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa. Kết hợp với nghiên cứu cơ cấu lại kinh tế vùng và liên vùng để xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phát triển một số chuỗi cung ứng hàng hoá; thu hút và kết nối các cơ sở sản xuất cùng tham gia vào chuỗi, trở thành thành viên của chuỗi.
+ Ngoài ra chúng ta cần phải tiếp tục phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn cụ thể đối với các khu vực, vùng, miền và cả nước và hoàn thiện hệ thống chợ truyền thống trên cơ sở nâng cấp các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi; khuyến khích phát triển các mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng; phát triển các kênh phân phối, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước. Bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa.
+ Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, công khai minh bạch. Muốn kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Cần phải thiết lập nhiều chuỗi phân phối sản xuất, phân chia lợi nhuận, quản lý chất lượng và thành lập các hệ thống dự trữ chiến lược về hàng hóa thiết yếu. Một vấn đề nữa, tăng cường quản lý chất lượng trong chuỗi giá trị, xây dựng các kho dự trữ chiến lược giảm các chi phí logistic vận chuyển. Chúng ta phải làm công tác kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tổ chức tốt hệ thống phân phối làm cho siêu thị phát triển văn minh, làm ăn tử tế, tạo sự liên kết trong chuỗi giá trị, hợp lý công bằng mang tính chia sẻ, nhân văn
Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, đặc biệt vùng có dịch, ổn định cung cầu – giá cả; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tạo thuận lợi nhất cho việc lưu thông hàng hóa thông suốt trên địa bàn cả nước.
Tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm trong những tháng cuối năm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đầu cơ, găm hàng, nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh… tạo môi trường thuận lợi cho hàng Việt Nam phát triển.
Như vậy thông qua các giải pháp này sẽ có hướng phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam được bền vững và đưa hàng tiêu dùng Việt Nam ra tầm thế giới cả về chất lượng lẫn số lượng, phục vụ nhu cầu của con người và kết hợp với phát triển kinh tế xã hội.