Để những làng nghề truyền thông của Việt Nam không bị mai một thì Nhà nước cần quan tâm đến sự phát triển của những làng nghề này để người dân yêu hơn cuộc sống gắn bó với làng nghề của mình. Đây cũng là một trong những lý do mà Hội làng nghề Việt Nam ra đời.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là gì?
1.1. Khái niệm hiệp hội Làng nghề Việt Nam:
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam theo như quy định tại Điều 1 Quyết định 678/QĐ-BNV được gọi trong tiếng Anh là: Vietnam Association of Craft Villages – VICRAFTS.
Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có quy định về định nghĩa của Hội làng nghề Việt Nam đó là: ” Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của nhiều ngành hàng từ các làng nghề, phố nghề Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hoá, các doanh nhân đang hoạt động trong làng nghề, nghệ nhân, các cá nhân có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam.”
Trong đó thì không thể nào có thể bỏ qua định nghĩa về làng nghề là gì? Trên thực tế thì Làng nghề được định nghĩa và hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là một đơn vị hành chính cổ xưa. Đồng thời thì làng nghề còn được hiểu theo nghĩa đó chính là một nơi quần cư đông người và những người dân này sinh hoạt có tổ chức và có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng.
Ngoài ra thì có thể hiểu đây là một nới mà những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm thì được gọi là làng nghề không những mà làng nghề còn được nhận định là một trong những cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.
1.2. Danh sách các làng nghề truyền thống tại Việt Nam:
Ở Việt Nam thì đa phần các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định… Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam. Hiện nay, tuy rằng có nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá…
Một số làng nghề nổi tiếng như:
– Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
– Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định)
– Làng thêu Văn Lâm, Hoa Lư, Ninh Bình
– Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
– Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
– Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)
– Làng Cau Cao Nhân (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
– Làng đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
Múa rối Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
Làng trống Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam)
Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
– Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận)
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệp hội:
Cũng dựa trên cơ sở quy định tại Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ quyền hàn có ích đối với việc gìn giữ và phát triển các làng nghề Việt Nam không những ở trong nước mà còn giúp làng nghề quảng bá ra nước ngoài với những mặt hàng hóa độc đáo và đặc sắc của từng làng nghề. Kèm theo đó chính là việc thu hút dụ lịch tới các làng nghề truyền thống để quảng bá những làng nghề này một phần thu hút nhiều khách du lịch cho ngành công nghiệp không khói.
Do đó, theo như quy định tại Quyết định này thì Hiệp hội làng nghề Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 5 với 13 khoản bao gồm là 13 nhiệm vụ và quyền hạn. Tuy nhiên trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ chỉ nêu ra những nhiệm vụ và quyền hạn trọng tâm của Hiệp hội làng nghề Việt Nam như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định này thì có nhắc đến nhiệm vụ của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đó chính là: ” Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật; góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động của các làng nghề và lao động nông thôn”.
Hiện nay, để đảm bảo việc cải thiện cuộc sống của người lao động gắn bó với những làng nghề truyền thống thì cần phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền và những lợi ích hợp pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc này nhằm mục đích giúp cho những người làm nghề có thể tiếp tục thực hiện đam mê với làng nghề những không làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đinh.
Thứ hai, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định này thì có nhắc đến nhiệm vụ của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đó chính là: ”Tham gia tuyên truyền giáo dục cho hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao đời sống người lao động làng nghề”.
Việc tuyên truyền và định hướng hội viên theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước là một trong những việc làm mang tính chất cơ bản của một cơ quan, hiệp hội theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đây là một trong những nội dung rất cần thiết đối với việc hoạt động của một Hiệp hội trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, theo như quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định này thì có nhắc đến nhiệm vụ của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đó chính là:”Trợ giúp, tư vấn cho hội viên trong quy hoạch mặt hàng, sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng…tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu. Kêu gọi các nhà đầu tư mở rộng và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm. Trợ giúp hội viên trong việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Tập hợp sức mạnh các làng nghề cùng nhau tiến hành xúc tiến thương mại, tạo lập thương hiệu, logo, cung cấp thông tin về thị trường giá cả, mẫu mã, các quy định mới của Nhà nước, lập trang Web chung trên mạng. Tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, chợ phiên, hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên theo quy định của pháp luật”.
Thứ tư, theo như quy định tại Khoản 6 Điều 5 Quyết định này thì có nhắc đến quyền của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đó chính là: ”Mở các lớp dạy nghề; đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý; đặc biệt coi trọng việc truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp trẻ nhằm phát triển làng nghề bền vững trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo quy định của Pháp luật”.
Thứ năm, theo như quy định tại Khoản 8 Điều 5 Quyết định này thì có nhắc đến quyền của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đó chính là: ”Đại diện cho hội viên tập hợp ý kiến, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của hội đề nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ bảo tồn, phát triển làng nghề , tăng giá trị kinh tế, giá trị văn hoá các sản phẩm làng nghề truyền thống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của hội viên; động viên Hội viên thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước”.
Thứ sáu, theo như quy định tại Khoản 10 Điều 5 Quyết định này thì có nhắc đến quyền của Hiệp hội làng nghề Việt Nam đó chính là: ”Khen thưởng hoặc đề nghị nhà nước khen thưởng các nghệ nhân, đặc biệt là các nghệ nhân cao tuổi nhằm tôn vinh các nghệ nhân tinh hoa của làng nghề Việt Nam; tạo điều kiện và khuyến khích họ truyền nghề, dạy nghề cho các thế hệ kế tiếp cũng như bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc”.
Để khuyến khích việc hội viên trong các làng nghề truyền thống của Hiệp hội thì việc khen thưởng là m,ột trong những hoạt động rất cần thiết và kịp thời để thức đẩy sự phát triển trong mỗi hội viên đối với mỗi làng nghề truyền thống trong Hiệp hội.