Khi nói đến hoạt động thương mại thì chắc hẳn rằng ai cũng biết đến dịch vụ logistics và các dich vụ giao nhận khác trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường thương mại. Tuy nhiên, để dịch vụ logistics này ngày một phát triển hơn thì Bộ Nộ vụ đã ra quyết định về việc thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là gì?
1.1. Khái niệm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam:
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam Logistics Business Association – VLA.
Trên cơ sở quy định của Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam thì có định nghĩa về Hiệp hội là: “Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và các công dân Việt Nam trong hoạt động thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại.
Tự nguyện thành lập, không vụ lợi, nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; trên cơ sở đó hội nhập với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo qui định của pháp luật”.
Hiệp hội được thành lập ngày 18/11/1993 với tên gọi là “Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam”, tên giao dịch viết tắt VIFFAS.
Tên gọi “Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics” được Bộ Nội vụ phê duyệt đổi tên theo Quyết định số 07/QĐ-BNV ngày 04 tháng 01 năm 2013. Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam đặt tại địa chỉ Tầng 2, Tòa nhà Toserco Building Số 273 phố Kim Mã, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Logistics nói chung là tổ chức chi tiết và thực hiện một hoạt động phức tạp. Theo nghĩa kinh doanh chung, logistics là việc quản lý dòng lưu chuyển giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc tập đoàn. Các nguồn lực được quản lý trong Logistics có thể bao gồm hàng hóa hữu hình như vật liệu, thiết bị và vật tư, cũng như thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Trong khoa học quân sự, Logistics liên quan đến việc duy trì các đường tiếp tế của quân đội trong khi làm gián đoạn đường tiếp tế của kẻ thù, vì một lực lượng vũ trang không có nguồn lực và phương tiện giao thông không có khả năng phòng thủ. Logistics quân sự đã được thực hành trong thế giới cổ đại và khi quân đội hiện đại có nhu cầu đáng kể về các giải pháp Logistics, các phương pháp triển khai tiên tiến đã được phát triển. Trong lĩnh vực Logistics quân sự, các sĩ quan Logistics quản lý cách thức và thời điểm di chuyển các nguồn lực đến những nơi cần thiết.
Quản lý Logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng và kỹ thuật chuỗi cung ứng, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy thuận và ngược hiệu quả và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan giữa điểm xuất xứ và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự phức tạp của Logistics có thể được mô hình hóa, phân tích, trực quan hóa và tối ưu hóa bằng phần mềm mô phỏng chuyên dụng. Việc giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực là động lực chung trong tất cả các lĩnh vực logistics. Một chuyên gia làm việc trong lĩnh vực quản lý Logistics được gọi là chuyên viên Logistics.
Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa Logistics là “một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc mua sắm, bảo trì và vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện”. Tuy nhiên, Từ điển Oxford mới của Mỹ định nghĩa Logistics là “sự phối hợp chi tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, phương tiện hoặc nguồn cung cấp”, và Từ điển Oxford trực tuyến định nghĩa nó là “tổ chức chi tiết và thực hiện một hoạt động phức tạp”. Như vậy, Logistics thường được coi là một nhánh của kỹ thuật tạo ra “hệ thống con người” hơn là “hệ thống máy móc”. Theo Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng (trước đây là Hội đồng quản lý Logistics), Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục để vận chuyển và lưu trữ hiệu quả và hiệu quả hàng hóa bao gồm dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ với mục đích phù hợp với yêu cầu của khách hàng và bao gồm các hoạt động chuyển đến, chuyển đi, nội và ngoại.
1.2. Phạm vi hoạt động của Hiệp hội:
– Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và liên kết với các cá nhân, tổ chức khác của Việt Nam trên phạm vi toàn quốc theo luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ và tuân thủ theo luật pháp quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia là thành viên;
– Hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
– Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại.
2. Chức năng:
Trên cơ sở quy định tại Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam do Bội Nội vụ ban hành cũng có quy định cụ thể về nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam bao gồm 5 chắc năng chính mà Bộ đã đặt ra trong quá trình hội được hình thành và hoạt động. Do đó mà Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam sẽ thực hiện các chức năng của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành với nội dung cụ thể như sau:
– Thứ nhất, khi Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam được thành lập thì có chức năng thực hiện việc tuyên truyền, vân động và tập hợp hội viên tham gia tích cực trong các hoạt động thương mại giao nhận kho vận hay là các dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật của Việt Nam. Việc Bộ đưa ra quy định này trong Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là bởi vì muốn cho hoạt động thương mại giao nhận ho hay các hoạt động liên quan đến dịch vụ logistics hay còn được gọi là dịch vụ hậu cần ngày càng được trở nên phát triển hơn trước.
– Thứ hai, khi Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động thì được xác định là cơ quan đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Đối với quy định này thể hiện phần nào đó tôn chỉ và mục đích của hội đối với hội viên khi tham gia vào Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Do đó, những quyền và lợi ích của hội viên tham gia vào quá trình này đã hần nào đó được đảm bảo so với trước kia khi chưa có sự hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam.
– Thứ ba, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cũng được thành lập và hoạt động gần giống như các Hiệp hội khác, Cũng chính vì thế là Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cũng phải thực hiện các hoạt điộng tư vấn và tham gia vào quá trình phản biện những nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật. Bên cạnh đó thì Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam còn được biết đến là vị trí cầu nối giữa các hội viên của Hiệp hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Việc đưa ra các tư vấn và phản biện giúp cho dịch vụ logistics của Việt Nam ngày càng trở nên tốt hơn và ngày một phát triển hơn trước. Chính điều này sẽ gứi phần náo đó cho sự phát triển của nền kinh tế Việt nam hiện nay. Do đó mà có thể khẳng định về vại trò rất quan trọng của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam trong việc tư vấn và làm cầu nối giữ các hội viên với cơ quan hữu quan theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ tư, một trong số chức năng không thể không nhắc đến của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đó chính là việc hội đã thực hiện hoạt động của mình đối với việc hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các hoạt động nghiên cứu, khoa học – kĩ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong dịch vụ thương mại theo qui định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
Từ hoạt động này của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam sẽ giúp cho hội viên có cái nhìn và nhận định đúng về phương hướng và mục tiêu và quá trình phát triển kế hoạch của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam trong tương lai với những nghiên cứu khoa học mới, phát minh mới để dich vụ logistics có bước đột phá lớn trong quá trình hoạt động.
– Thứ năm, đây cũng là chức năng chính cuối cùng mà tác giả muốn gửi tới quý bạn đọc trtong mục 2 này đó chính là quá trình Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam thực hiện việc xúc tiến công tác nghiên cứu, khoa học – kĩ thuật. Bên cạnh đó thì Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam còn thực hiện các hoạt động tư vấn và đầu tư nghiên cứu hay là thực hiện hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ trong dịch vụ thương mại, Ngoài việc tham gia vào hoạt động tư vấn đối với hội viên trong Hiệp hội của mình thì Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam còn tham gia tư vấn, tổ chức và hợp tác tổ chức hội nghị và hội thảo về lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật hiện hành