Tại Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động. Với những vai trò như thế Hiệp hội Chè Việt Nam đã ra đời và có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành chè.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Hiệp hội Chè Việt Nam:
Ta hiểu về hiệp hội như sau:
Đối với một đất nước để có thể phát triển về kinh tế và hội nhập cùng thế giới thì việc xây dựng các hiệp hội tại các quốc gia được đánh giá là điều không thể thiếu. Trước đây Hiệp hội đa số đều do Nhà nước thành lập và thành viên cũng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển thì các Hiệp hội đã có sự chuyển biến rất lớn về vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong đời sống kinh tế – xã hội so với trước đây. Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã tự liên kết và các chủ thể này cũng đã thành lập nên hiệp hội doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt đông kinh doanh của mình, vừa tạo môi trường học hỏi, cùng nhau phát triển của các doanh nghiệp.
Theo đó, Hiệp hội được hiểu là một tố chức tự nguyện được thành lập dựa trên lợi ích chung của cộng đồng các doanh nghiệp trong nước. Mục đích của tổ chức này đó chính các chủ thể có cùng những ngành nghề, cùng sở thích, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viện, hoạt động thường xuyên với mục tiêu chính là cùng nhau hợp tác và phát triển.
Vai trò của các hiệp hội trước đây vào những giai đoạn nền kinh tế chưa phát triển và hội nhập vẫn chưa được xem trọng. Đến những năm gần đây khi nền kinh tế đang ngày càng hội nhập và phát triển với các nước trên thế giới thì hầu như vai trò của những hiệp hội này đã được dần nâng cao vị thế. Và sau khi nước ta gia nhập vào WTO với những cam kết quan trọng là không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì của các hiệp hội càng được nâng cao hơn.
Khái niệm Hiệp hội Chè Việt Nam:
Hiệp hội Chè Việt Nam trên thực tế là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và nghiên cứu khoa học – công nghệ của ngành Chè của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân này đều tự nguyện thành lập.
Hiệp hội Chè Việt Nam nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hiệp hội Chè Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc và trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, nghiên cứu khoa học – công nghệ ngành Chè Việt Nam.
Đánh giá chung:
Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam, thì ta có thể thấy, trong thời gian gần đây, ngành chè Việt Nam cũng đã có những bước tiến tích cực. Năng suất và sản lượng chè trong những năm gần đây cũng đã liên tục tăng nhờ vào sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, hiện cũng đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè trên hệ thống toàn quốc.
Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách về ngành chè đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm mục đích để có thể giúp phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt cũng đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan và đem đến những lợi ích to lớn.
Hiệp hội Chè Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là gì?
Hiệp hội Chè Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Tea Association – VITAS.
2. Nhiệm vụ Hiệp hội Chè Việt Nam:
Hiệp hội Chè Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt.
Không lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để các chủ thể có thể làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mĩ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết Hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các Hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển ngành Chè, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ phổ biến, tập huấn kiến thức cho Hội viên, hướng dẫn Hội viên tuân thủ Pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ đại diện Hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội và của ngành Chè theo quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của Điều lệ của pháp luật.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội .
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ quản lí và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Thương hiệu chè Việt Nam cho các doanh nghiệp đủ điều kiện theo ủy quyền của cơ quan quản lí nhà nước và theo quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Chè Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Giải pháp phát triển bền vững ngành chè:
Hiện nay, nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể ta có thể kể đến một số giải pháp cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Các chủ thể cần đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm chè chế biến bằng công nghệ tiên tiến.
– Thứ hai, nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
– Thứ ba, nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao cụ thể như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ…
-Thứ tư, nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần phải thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn của quốc gia.
– Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng cần phải chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó cũng cần đầu tư các công nghệ nhằm mục đích sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.
– Thứ sáu, các chủ thể cần tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất chè bền vững sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng. Bên cạnh đó cần đảm bảo quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng, miền để xác định giống chè phải gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè.
– Thứ bảy, nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, các địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn; kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè.
– Thứ tám, trên cơ sở phân tích, đánh giá xu hướng thị trường hiện nay, các chủ thể cần có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè Việt trên thị trường quốc tế để nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè.
– Thứ chín, các địa phương trồng chè cũng cần xây dựng các đề án phát triển vùng sản xuất chè an toàn. Không những thế các địa phương trồng chè còn cần triển khai các dự án khoa học – công nghệ, khuyến nông để nhằm phục vụ sản xuất, chế biến chè an toàn.