Hiện tượng biến động bất đối xứng xuất hiện ngày càng nhiều và ta nhận thấy rằng xu hướng quan sát này đang dần trở nên phổ biến trong thực tiễn. Hiện tượng biến động bất đối xứng cũng là một động lực thị trường có những ý nghĩa riêng của nó. Vậy hiện tượng biến động bất đối xứng là gì? Nội dung liên quan như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hiện tượng biến động bất đối xứng là gì?
Khái niệm hiện tượng biến động bất đối xứng:
Hiện tượng biến động bất đối xứng được hiểu cơ bản là xu hướng quan sát cho thấy biến động thị trường vốn sẽ cao hơn ở các thị trường suy thoái so với các thị trường tăng trưởng.
Hiện tượng biến động bất đối xứng được hiểu là một động lực thị trường cho thấy có một số mức độ biến động thị trường cao hơn trong xu hướng thị trường đi xuống, so sánh với xu hướng đi lên của thị trường đó. Các yếu tố gây ra hiện tượng này bắt nguồn từ một số nguồn như tác động của đòn bẩy trên thị trường, biến động phản hồi và các yếu tố đầu tư tâm lý liên quan đến cân bằng rủi ro hay cân bằng lợi nhuận ở các mức độ thị trường khác nhau.
Hiện nay, sự tồn tại của hiện tượng biến động bất đối xứng đã được nghiên cứu và chấp nhận rộng rãi, mặc dù không có sự đồng thuận nào tồn tại đối với động lực giá của hiện tượng này. Vấn đề này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro cũng như góp phần quan trọng đối với việc xây dựng chiến lược phòng hộ rủi ro và định giá hợp đồng quyền chọn. Một trong những yếu tố khó khăn trong việc xác định nguyên nhân của sự biến động không đối xứng là sự tách biệt các yếu tố trên toàn thị trường (systematic – toàn hệ thống) từ các yếu tố đặc thù chứng khoán (đặc tính – idiosyncratic).
Hiện tượng biến động bất đối xứng trong tiếng Anh là gì?
Hiện tượng biến động bất đối xứng trong tiếng Anh là Asymmetric Volatility Phenomenon; viết tắt là AVP.
2. Nội dung về hiện tượng biến động bất đối xứng:
Biến động bất đối xứng được hiểu cơ quan là một hiện tượng thực tế: chiều hướng lên giá của thị trường có xu hướng từ từ còn chiều hướng giảm giá thì sắc nét hơn, dốc hơn và giảm nhiều hơn. Phạm vi giá cả hàng ngày có xu hướng cao hơn ở chiều hướng giảm giá hơn là chiều hướng lên giá.
Tuy nhiên, cũng không có sự nhất trí về nguyên nhân gây ra việc này. Có một lời giải thích cụ thể đó là đòn bẩy thương mại dẫn đến các lệnh gọi kí quỹ và bắt buộc bán. Các cách giải thích khác đến từ lĩnh vực tài chính hành vi, như các vòng phản hồi hành vi trong đó một số hành vi nhất định kích động nhiều hành vi tương tự và bán tháo ồ ạt.
Theo lý thuyết triển vọng, thì mọi người phải chịu sự ngại mất mát, được phát triển bởi Kahneman và Tversky vào năm 1979. Nói một cách khác, họ thích tránh thua lỗ để nhằm mục đích từ đó có được lợi nhuận tương đương. Một số nghiên cứu của các chủ thể cho thấy sự mất mát lớn gấp đôi so với lợi lộc về mặt tâm lý . Sự thiên vị này làm sai lệch đánh giá về xác suất.
Ví dụ cụ thể như lý thuyết triển vọng cũng giải thích cho các hành vi tài chính phi logic khác, chẳng hạn như hiệu ứng ngược vị thế, đó là xu hướng các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu mất giá quá lâu và bán cổ phiếu sinh lời quá sớm.
Dựa trên công trình của Kahneman và Tversky, các chủ thể là những nhà tâm lý học tiến bộ đã phát triển các lý thuyết về lý do tại sao việc đánh giá rủi ro và tỉ lệ cược lại không thể tách rời khỏi cảm xúc và lý do tại sao sự ác cảm mất mát có thể gây ra biến động bất đối xứng.
Một trong những yếu tố khó khăn trong việc xác định nguyên nhân của sự biến động bất đối xứng đó chính là tách biệt các yếu tố trên toàn thị trường (hệ thống) với các yếu tố đặc thù chứng khoán (đặc trưng). Thuyết ngại lỗ đã phát triển thành hàm giá trị bất đối xứng.
Sự tồn tại của biến động bất đối xứng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro và chiến lược phòng ngừa rủi ro cũng như giá quyền chọn.
3. Một số thuật ngữ liên quan hiện tượng biến động bất đối xứng:
Lý thuyết triển vọng:
– Khái niệm lý thuyết triển vọng:
Lý thuyết triển vọng ra đời đã giả định rằng tổn thất và lợi nhuận được đánh giá khác nhau, và do đó, các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên những gì họ nhận thức được về lợi ích thay vi tổn thất.
Nội dung chính của lý thuyết triển vọng này là một cá nhân đứng trước hai lựa chọn bằng nhau, thì các chủ thể sẽ chọn phương án được trình bày về lợi ích tiềm năng thay cho lựa chọn được trình bày theo hướng tổn thất có thể xảy ra.
Lý thuyết triển vọng thuộc về kinh tế hành vi, lí thuyết triển vọng mô tả cách các cá nhân đưa ra lựa chọn giữa các phương án xác suất có rủi ro liên quan và xác suất của các kết quả khác nhau chưa được biết. Lí thuyết triển vọng ra đời và đã được công bố vào năm 1979. Lí thuyết triển vọngđược phát triển thêm vào bởi Amos Tversky và Daniel Kahneman, cho rằng lí thuyết triển vọng chính xác hơn về mặt tâm lí về cách đưa ra các quyết định so với lí thuyết độ thỏa dụng kì vọng.
Theo lý thuyết triển vọng, nguyên nhân cơ bản cho lựa chọn của mỗi cá nhân đó chính là cụ thể như sau: do các lựa chọn là độc lập và đơn lẻ, nên xác suất đạt được lợi ích hoặc mất mát hợp lý là 50/50. Tuy nhiên, mọi người thông thường coi xác suất cho việc đạt được lợi ích là lớn hơn.
Tversky và Kahneman cũng đã đề xuất rằng đối với một cá nhân, tác động cảm xúc gây ra bởi tổn thất lớn hơn so với tác động đến cảm xúc của mức tăng lợi ích tương đương, do đó, nếu một cá nhân đứng trước hai lựa chọn – và cả hai đều có kết quả giống nhau – thì người đó sẽ chọn phương án trình bày theo hướng mang lại lợi ích.
Ví dụ cụ thể như giả sử rằng kết quả cuối cùng của một người là nhận được 25 USD. Một lựa chọn là họ được đưa ngay 25 USD. Một lựa chọn khác là người đó sẽ được đưa 50 USD và bị lấy mất 25 USD. Giá trị của 25 USD là hoàn toàn giống nhau trong cả hai lựa chọn.
Tuy nhiên, hiện nay xu hướng chính của mọi người chính là lựa chọn nhận tiền ngay bởi vì một khoản lãi duy nhất thường được coi là có lợi hơn so với với việc ban đầu có nhiều tiền hơn và sau đó bị mất đi.
– Lý thuyết triển vọng trong tiếng Anh là gì?
Lý thuyết triển vọng trong tiếng Anh là Prospect Theory hay còn gọi là Loss-aversion Theory.
4. Quản lý rủi ro:
– Định nghĩa quản lý rủi ro:
Quản lý rủi ro được hiểu là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
– Quản lý rủi ro trong tiếng Anh gọi là gì?
Quản lý rủi ro trong tiếng Anh gọi là Risk Management.
– Các phương pháp quản lý rủi ro bao gồm:
+ Né tránh rủi ro:
Né tránh rủi ro được hiểu là biện pháp thông thường và được sử dụng tương đối thường xuyên trong đời sống, đặc biệt là trong các xã hội và nền kinh tế chưa hoặc đang phát triển.
+ Kiểm soát rủi ro:
Kiểm soát rủi ro được hiểu là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra.
+ Chấp nhận rủi ro:
Chấp nhận rủi ro được hiểu là hình thức mà người bị tổn thất tự chấp nhận tổn thất đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm.
Có nhiều hình thức chấp nhận rủi ro, tuy nhiên, thông thường được chia làm hai nhóm chính cụ thể đó chính là chấp nhận rủi ro thụ động và chủ động.
+ Chuyển giao rủi ro:
Chuyển giao rủi ro được hiểu là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức chuyển giao rủi ro thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Chuyển giao rủi ro cũng được xem là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất.
Hình thức phân tán rủi ro hay chuyển giao rủi ro thô sơ có từ thời trung cổ. Các chủ thuyền vận tải hàng hóa đường biển từ lâu cũng đã biết cách không tập trung vận chuyển tất cả hàng hóa của mình vào một thuyền mà phân tán sang các thuyền khác nhau hoặc sang thuyền của các chủ khác để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất lớn.
Khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định, hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới thực sự xuất hiện. Khi sở hữu một khối tài sản có trị giá lớn, người chủ sở hữu phải đối mặt với tổn thất do các rủi ro không lường trước được gây ra, và cách khôn ngoan nhất để họ bảo vệ khối tài sản đó là chuyển giao rủi ro.
Các chủ thể là người được bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm để nhằm mục đích có thể đổi lấy sự an toàn về tài chính trong suốt thời gian chuyển giao đó. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.