Có thể thấy hệ thống tiền tệ quốc tế đang là vấn đề mà được quan tâm đến hiện nay đối với các tổ chức nước ngoài và cả trong nước bởi tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế. Vậy để hiểu thêm về nội dung hệ thống tiền tệ quốc tế là gì? Hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?
Chắc hẳn ai cũng sẽ biết về vai trò to lớn của hệ thống tiền tệ quốc tế là chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia, được thực hiện bằng những thoả ước và quy định ràng buộc của các quốc gia, có hiệu lực trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.
Hệ thống tiền tệ quốc tế (The International Monetary System – IMS) là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và cách thức tổ chức điều hành các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Hệ thống tiền tệ quốc tế đang là vấn đề mà được quan tâm đến hiện nay đối với các tổ chức nước ngoài và cả trong nước.
2. Hệ thống tiền tệ quốc tế tập trung vào hai điểm:
– Chọn loại hình tiền tệ làm đơn vị tiền tệ quốc tế
Đơn vị tiền tệ chung là đơn vị thanh toán, đo lường và dự trữ giá trị của một cộng đồng kinh tế, Các đồng tiền USD, GBP … đã từng là các đồng tiền quốc tế trong một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, sau này do sự phát triển và hội nhập kinh tế, các liên minh kinh tế được hình thành hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện do vậy, không có một đồng tiền nào của quốc gia được chọn làm đồng tiền chung, mà các nước trong liên minh tự định ra một đồng tiền chung của cả khối.
Ví dụ: Ngày 01/01/1999 Đồng tiền chung của châu Âu gọi là EURO đã ra đời với tỷ giá ngay tại ngày ra đời là 1 EURO = 1.16675 USD.
Giá trị đồng của đồng Euro đạt mức cao nhất là 1 EUR/USD = 1.6038 vào tháng 6 năm 2008.
– Tổ chức lưu thông tiền tệ: chủ yếu
Xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thàng viên của khối. Có thể theo tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi.
Quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thông các giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền chung của cả khối.
Quy định về tỷ lệ dự trữ ngoại hối: ấn định tỷ trọng giá trị của đồng tiền chung trong tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên, của ngân hàng thuộc khối.
Tiền tệ quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế là sản phẩm của các liên minh kinh tế.
3. Mục đích của tổ chức hệ thống tiền tệ quốc tế:
Các hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành và phát triển trong thế kỷ XX
– Mở rộng giao lưu kinh tế, tạo sự liên kết kinh tế giữa một số nước đã có quan hệ gắn bó hoặc phụ thuộc lẫn nhau với ý định cạnh tranh hoặc chống lại sự xâm nhập kinh tế – tài chính của các khối kinh tế khác
– Có thể tạo ra các mối liên kết (liên minh) về chính trị giữa các quốc gia một cách chặt chẽ hoặc ràng buộc lỏng lẻo giữa các nước dưới sự chỉ huy hoặc thao túng của một quốc gia mạnh.
– Củng cố vai trò và vị trí kinh tế – tiền tệ của một số quốc gia nào đó trong khu vực.
- Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn phát triển của các hệ thống tiền tệ quốc tế
4. Sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế:
Hệ thống bản vị vàng cổ điển
Từ năm 1821 đến 1914, hầu hết tiền tệ trên thế giới đều được quy đổi sang vàng. Anh là quốc gia đầu tiên áp dụng cơ chế này vào năm 1821, tiếp đến là các nước khác vào những năm 1870. Hầu hết nước thuộc địa sẽ quy đổi tiền tệ của mình theo vàng.
Kết quả là kinh tế toàn cầu được kết nối thông qua việc sử dụng chung cơ chế quy đổi vàng, tiền. Bảng Anh được coi là quan trọng nhất trong hệ thống này bởi Anh là siêu cường tại thời điểm đó, là nước đầu tiên áp dụng cơ chế quy đổi và cũng là nước kiên trì tuân thủ mức quy đổi 0,25 ounce/bảng.
Thời kỳ thả nổi
Thế chiến thứ I giai đoạn 1915-1925 đã làm sụp đổ hệ thống bản vị vàng. Trong khi gần như cả thế giới ngừng quy đổi tiền tệ theo vàng thì Mỹ vẫn theo đuổi cơ chế này thêm vài năm nữa.
Chính điều này đã giúp nâng vị thế của đồng USD với vai trò là một đồng tiền dự trữ quốc tế. Giai đoạn thả nổi cơ chế tỷ giá đầu thế kỷ 20 – khi mà các chính phủ có thể tự do can thiệp thị trường – bị coi là giai đoạn hỗn loạn và bất ổn. Do đó, sau chiến tranh, các nước dự định khôi phục lại cơ chế trước Thế chiến thứ I.
Giai đoạn giữa hai thế chiến
Sau Thế chiến I, việc khôi phục kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết cho các nước châu Âu, do đó các nước đã tiến tới thỏa thuận lập một trật tự mới trong quan hệ thương mại, tín dụng và tiền tệ quốc tế.
Tại hội nghị Genoa năm 1922, các nước thừa nhận vai trò của đồng bảng Anh là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế. Do đó thực tế, chế độ tiền tệ lúc này là chế độ bản vị bảng Anh.
Hệ thống thả nổi trước hiệp ước Bretton Woods ( 1945 – 1971)
Các chính phủ châu Âu lần lượt phá vỡ cam kết tuân thủ hệ thống bản vị vàng khiến hệ thống tiền tệ quốc tế tiếp tục theo cơ chế thả nổi, duy chỉ có USD vẫn theo cơ chế neo tỷ giá với vàng. Tuy nhiên, hệ thống này suy yếu dần trong giai đoạn Đại suy thoái những năm 1930.
Đến năm 1934, tổng thống Mỹ lúc đó là Roosevelt đã ra sắc lệnh cấm dự trữ vàng và giảm tỷ lệ quy đổi còn khoảng từ 20 USD/ounce-35 USD/ounce. Ngoài ra, sắc lệnh cũng yêu cầu người dân không xuất khẩu vàng, và chuyển vai trò dự trữ vàng sang cho Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu
Vài năm áp dụng cơ chế thả nổi, đến cuối những năm 1970, Cộng đồng châu Âu đã thiết lập một hệ thống hợp tác về tỷ giá hay cong gọi là ERM. Theo đó các ngân hàng trung ương thành viên có thể can thiệp thị trường để duy trì biên độ tỷ giá 2,25% giữa đồng tiền của nước họ với một đồng tiền khác. Đây có thể gọi là cơ chế bán neo tỷ giá (semi-peg).
Đến tận năm 1990, Anh mới tham gia vào hệ thống này, nhưng cũng rời hệ thống 2 năm sau đó khi chính phủ nước này không chấp nhận việc ấn định biên độ theo ERM. Cũng trong giai đoạn này, tỷ phú George Soros được cho là đã thu về 1 tỷ USD nhờ bán khống bảng Anh. Khoảng 10 năm sau đó, đồng euro ra đời và các tiền tệ khác được quy đổi theo euro khiến euro trở thành tiền tệ chính thức khi thị trường chứng khoán chính ở Italia, Đức và Pháp được định giá bằng đồng tiền này.
Trong khi đó, USD vẫn đóng vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu, có tỷ giá thả nổi so với các đồng tiền chính và vàng. Hầu hết các nước Đông Nam Á vẫn duy trì cơ chế tỷ giá cố định hoặc linh hoạt với USD cho đến trước khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.
5. Chức năng của hệ thống tiền tệ quốc tế:
Hệ thống tiền tệ quốc tế có các chức năng chính sau đây:
– Các quốc gia thành viên trên cơ sở thống nhất với nhau các cách thức để điều chỉnh quan hệ tài chính tiền tệ nhằm đảm bảo ổn định, thông suốt trong các giao dịch tài chính tiền tệ từ đó tạo điều kiện để ổn định và phát triển các hoạt động kinh tế nói chung.
– Một hệ thống tiền tệ khi hoạt động có hiệu quả sẽ có tác dụng hạn chế tối đa những khủng hoảng về tài chính tiền tệ có thể xảy ra, đồng thời có khả năng giúp các quốc gia thành viên trong việc điều chỉnh những mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của chúng.
Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện thanh toán, bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
Như đã phân tích trên thì hệ thống tiền tệ quốc tế là một hệ thống có quy tắc và được phân chia cụ thể. Hệ thống tiền tệ quốc tế khá phức tạp và hoạt động được phần chia cụ thể nhằm tránh các sự cố xảy ra. Và pháp luật Việt Nam nói chung đã tuân theo và thực hiện đúng các quy tắc về hệ thống tiền tệ quốc tế. Hệ thống tiền tệ quốc tế là một hệ thống cơ bản từ lâu làm tiền đề để đến hiện nay.