Các hệ thống tài chính có ý nghĩa quan trọng và được các chủ thể sử dụng khá phổ biến. Hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược là một thuật ngữ đã ra đời khá lâu liên quan cụ thể đến việc đặt ra mục tiêu và phương hướng hoạt động cho các tổ chức. Vậy hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược là gì? Các hệ thống?
Mục lục bài viết
1. Hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược là gì?
Khái niệm hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược:
Hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược về bản chất sẽ liên quan đến việc đặt ra mục tiêu và phương hướng hoạt động cho tổ chức.
Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược thông thường sẽ có liên quan đến nhiều loại dòng thông tin khác nhau cụ thể như:
– Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược sẽ có liên quan đến loại dòng thông tin nội bộ phân tích điều kiện, tình hình tài chính của tổ chức.
– Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược sẽ có liên quan đến loại dòng thông tin kinh tế và xã hội bên ngoài tổ chức, mô tả môi trường hiện tại và tương lai của tổ chức.
– Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược sẽ có liên quan đến loại dòng thông tin về các dự báo về tương lai của tổ chức trong môi trường xác định.
Kết quả chủ yếu của hệ thống thông tin tài chính chiến lược đó chính là các mục tiêu và phương hướng tài chính của tổ chức, bao gồm việc xác định các cơ hội đầu tư mới hoặc kết hợp các nguồn vốn để đầu tư cho tổ chức.
2. Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược:
Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược bao gồm:
– Hệ thống thông tin phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược:
Thực chất của việc phân tích tài chính của tổ chức là phân tích báo cáo tài chính. Những loại báo cáo như vậy thông thường được cung cấp bởi các hệ thống kế toán dựa trên máy tính.
Ngoài ra hệ thống còn sử dụng các thông tin từ các cơ sở dữ liệu trực tuyến để phân tích tình hình tài chính của các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, khách hàng và các tổ chức khác.
Hệ thống thông tin phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cung cấp cho các chủ thể là các nhà quản lí nhiều phương thức để thực hiện việc đo lường tình hình tài chính hiện tại của một tổ chức và hệ thống thông tin phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng cho phép tìm ra cách thức để nhằm mục đích giúp các tổ chức có thể cải thiện tình hình tài chính.
– Hệ thống thông tin dự báo tình hình tài chính dài hạn là hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược:
Các chủ thể là những nhà hoạch định chiến lược cần đến các dự báo về nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến tổ chức. Ví dụ cụ thể như dữ liệu về doanh thu trong quá khứ có thể được sử dụng để dự báo doanh thu trong tương lai.
Một số dự báo lại được thực hiện dựa trên việc sử dụng dữ liệu phát sinh từ bên ngoài tổ chức hay cả hai nguồn dữ liệu này. Ví dụ cụ thể như việc dự báo các chỉ tiêu kinh tế sẽ giúp cho các chủ thể là những nhà hoạch định hình dung được môi trường kinh tế mà tổ chức sẽ tồn tại và hoạt động trong tương lai.
Hệ thống thông tin dự báo tình hình tài chính của tổ chức thông qua các đánh giá tài chính dài hạn thường sẽ cung cấp cho nhà hoạch định nhiều cơ hội để xem xét các hoạt động giúp cho tổ chức vượt qua được những thời kì khó khăn hoặc tận dụng được các ưu thế của môi trường tương lai.
Thông tin sử dụng trong dự báo môi trường tương lai bao gồm việc mô tả các hoạt động trong quá khứ của tổ chức, dữ liệu kinh tế hiện tại và dự báo kinh tế trong tương lai, thông tin về nhân khẩu học, cấu trúc nhân khẩu học hiện tại, các dự báo về cấu trúc nhân khẩu học, cấu trúc xã hội và đạo đức xã hội trong tương lai…
3. Tìm hiểu về hệ thống tài chính:
Ta hiểu về hệ thống tài chính như sau:
Hệ thống tài chính về bản chất có thể hiểu là mạng lưới các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho vay, bảo hiểm…) và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái phiếu) mà trên đó người ta sẽ thực hiện việc mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau (tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu) có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn.
Các trung gian tài chính và thị trường tài chính đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của các trung gian tài chính và thị trường tài chính đó chính là thực hiện điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có các trung gian tài chính và thị trường tài chính.
Nhìn chung, các chủ thể là người tiết kiệm khi muốn đầu tư vốn của mình vào những nơi an toàn và rủi ro thấp, thì các chủ thể đó sẽ có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt ( hay hiểu đơn giản là việc dễ sử dụng tiền của mình), có lợi tức cao để bảo vệ giá trị thực tế của các khoản tiết kiệm và đem lại thu nhập thường xuyên. Các chủ thể là nguời đầu tư nhìn chung muốn có các khoản vốn vay với số lượng khác như nhằm mục đích để đáp ứng nghĩa vụ về vốn và tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong điều kiện có tính bất định và rủi ro cao. Các định chế tài chính cũng có vai trò quan trọng góp phần điều hòa những yêu cầu này theo ba cách chủ yếu cụ thể như sau:
– Thu hút các khoản tiết kiệm nhỏ của nhiều người, thông qua đó thì các chủ thể sẽ có được số tiền lớn để nhằm mục đích có thể tài trợ cho các dự án đầu tư lớn.
– Nắm giữ cơ cấu tài sản đa dạng và cho vay vào nhiều mục đích khác nhau để từ đó các chủ thể sẽ có thể thu được hiệu quả quy mô lớn, lợi nhuận cao, trong khi vẫn phân tán được rủi ro.
– Kết hợp nguồn lực của nhiều chủ thể là những người tiết kiệm để từ đó có thể cung cấp cả vốn ngắn hạn và dài hạn cho nhiều chủ thể là người đầu tư.
4. Các thành phần của hệ thống tài chính:
Hệ thống tài chính bao gồm các thành phần chính cụ thể như:
– Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách).
– Tài chính doanh nghiệp.
– Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn).
– Tài chính quốc tế.
– Tài chính hộ gia đình, cá nhân.
– Tài chính các tổ chức xã hội.
– Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm).
Các thành phần được nêu cụ thể bên trên đều có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.
Ý nghĩa của hệ thống tài chính:
Một hệ thống tài chính được tổ chức tốt và vận hành trơn tru, hiệu quả được đánh giá là một trong số những điều kiện rất quan trọng trong một nền kinh tế hiện đại có tính chuyên môn hóa cao trong giai đoạn như hiện nay.
5. Đặc trưng của hệ thống tài chính:
Hệ thống tài chính được phân loại thành hai bộ phận chính cụ thể đó là thị trường tài chính và trung gian tài chính.
Trên thị trường tái chính, các chủ thể là những người có tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp tới những người có nhu cầu vay vốn.
Ví dụ cụ thể như thị trường trái phiếu công ty. Tổng công ty dầu khí Việt Nam sẽ có thể bán trái phiếu ra công chúng để nhằm mục đích tài trợ cho việc xây thêm nhà máy lọc dầu mới, và các cá nhân như chúng ta có thể sử dụng phần tiết kiệm dành được để mua những trái phiếu này.
Hình thức các chủ thể thực hiện việc bán trái phiếu ra công chúng này cũng còn được gọi là tài chính trực tiếp. Mua cổ phiếu cũng là một hình thức tài chính trực tiếp.
Hình thức thứ hai để thực hiện trao đổi vốn là thông qua các trung gian tài chính, ví dụ cụ thể như ngân hàng, các quỹ tín dụng, các quỹ tương hỗ. Các tổ chức trung gian tài chính này sẽ đảm nhận nhiệm vụ kết nối giữa những người có tiết kiệm với những người có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, mối liên kết ở đây gián tiếp thông qua các trung gian tài chính.
Mặc dù dòng vốn bản chất sẽ đi từ chủ thể là người có tiết kiệm tới doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng trên danh nghĩa người vay tiền của các chủ thể sẽ là các trung gian tài chính chứ không phải các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, và người cho doanh nghiệp vay cũng là các trung gian tài chính chứ không phải các chủ thể đó.