Tìm hiểu về tài chính công? Tìm hiểu về hệ thống tài chính công?
Tài chính vẫn luôn luôn tồn tại, vận động và phát triển trong xã hội. Nó xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống và cũng gắn liền với sự phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế hiện nay thì sự xuất hiện các quỹ tiền tệ càng trở nên nhanh chóng để nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu hoạt động của các chủ thể. Và nhà nước cũng vậy, để nhằm mục đích có thể thực hiện nhiệm vụ ngày một quan trọng và đa dạng, nhà nước cũng có quỹ tiền tệ riêng. Chính vì thế mà khái niệm tài chính công xuất hiện cùng với sự ra đời của quỹ tiền tệ của Nhà nước. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về tài chính công:
Trước tiên, ta có thể hiểu về tài chính cụ thể như sau:
Tài chính được hiểu cơ bản là những hành vi có biểu hiện bên ngoài là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; có nội dung vật chất là các nguồn tài chính cụ thể hay là các quỹ tiền tệ; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị hay các quan hệ tài chính, và nó nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm mục đích để có thể tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ.
Định nghĩa tài chính công:
Từ khái niệm nêu trên, tài chính công được hiểu cơ bản là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm mục đích chính là để phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước và là để đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Hoặc có thể theo cách đơn giản hơn thì tài chính công chính là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu vai trò của chính phủ thông qua phân tích tác động thu, chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế xã hội trong đời sống.
Tài chính công trong tiếng Anh là gì?
Tài chính công trong tiếng Anh là Public Finance.
Đặc điểm của tài chính công bao gồm:
– Tài chính công hiện nay gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước.
Nhà nước chính là chủ thể duy nhất có quyền được quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước. Các quyết định của các cơ quan nhà nước được thể chế cụ thể bằng luật do cơ quan quyền lực cao nhất phê chuẩn.
Việc tạo lập và sử dụng quỹ công sẽ phải phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước và các mục tiêu kinh tế – xã hội quốc gia đặt ra trong từng thời kì cụ thể của đất nước.
– Tài chính công là thuật ngữ chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Tài chính công ra đời đã phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế trong việc phân phối nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính công phản ánh các quan hệ lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Trong đó lợi ích tổng thể được đặt lên hàng đầu và lợi ích tổng thể sẽ chi phối các quan hệ lợi ích khác.
– Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được.
Tài chính công trong giai đoạn hiện nay chủ yếu mang tính chất không hoàn lại trực tiếp nên không thể đánh giá hiệu quả một cách cụ thể, chính xác.
Tuy nhiên, hiệu quả của tài chính công cũng có thể được xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế – xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp, hộ nghèo, tỉ lệ thất học và nhiều con số cụ thể khác.
– Phạm vi hoạt động rộng.
Tài chính công cũng gắn liền với các việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội cụ thể khác.
Hoạt động thu chi tài chính công có tác động đến thu nhập của đa số các chủ thể trong nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng.
Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác động cũng sẽ cần tuỳ thuộc vào chính sách tài chính công, bối cảnh kinh tế – xã hội quốc gia trong từng thời kì và tuỳ thuộc vào từng chủ thể.
2. Tìm hiểu về hệ thống tài chính công:
Khái niệm hệ thống tài chính công:
Hệ thống tài chính công hay chúng ta còn có thể gọi là hệ thống tài chính Nhà nước.
Hệ thống tài chính công được hiểu là tổng thể các hoạt động tài chính gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước và cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước nhằm phục vụ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế – xã hội mà Nhà nước đảm nhận.
Hệ thống tài chính công trong tiếng Anh được gọi là gì?
Hệ thống tài chính công hay hệ thống tài chính Nhà nước trong tiếng Anh được gọi là Public Finance System.
Phân loại hệ thống tài chính công:
Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau dựa trên các tiêu thức khác nhau có thể có các cách phân loại khác nhau về hệ thống tài chính công.
Phân loại tài chính công theo chủ thể quản lí trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận, cụ thể có các loại sau đây:
– Tài chính công tổng hợp:
Tài chính công tổng hợp tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước nhằm mục đích để phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.
Theo tính chất cụ thể của các quỹ tiền tệ, tài chính công bao gồm các bộ phận cu thể như sau: Ngân sách Nhà nước và các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước.
– Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước:
Các cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. Các cơ quan cụ thể này theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được phép thu một số khoản thu về phí và lệ phí nhưng số thu đó là không đáng kể. Chính bởi vì thế mà nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính hoạt động gần như do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ.
– Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước:
Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước được hiểu là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm mục đích để có thể duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân.
Hoạt động của các đơn vị này không phải để nhằm mục tiêu lơi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá – xã hội.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có các đơn vị sự nghiệp của các ngành như: sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi…
Bởi vì hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu, ở các đơn vị sự nghiệp số thu thường không lớn và không ổn định hoặc không có thu.
Cũng chính vì thế mà thu nhập của các đơn vị này chủ yếu do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần.
Cá biệt, có một số đơn vị sự nghiệp có số thu khá lớn, Nhà nước có thể cho các đơn vị này áp dụng chế độ tài chính riêng. (Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu)
Với các dịch vụ được kể trên, chi tiêu của các đơn vị này chính là nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Theo nội dung quản lí có thể chia tài chính công thành các bộ phận sau đây:
– Ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước là một hệ thống bao gồm các cấp Ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp. Pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề này.
Tương ứng với các cấp Ngân sách của hệ thống Ngân sách Nhà nước, quỹ Ngân sách Nhà nước được chia thành các quỹ sau: quỹ Ngân sách của Chính phủ Trung ương, quỹ Ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ Ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ Ngân sách của chính quyền cấp xã và tưương đưương.
Ngân sách Nhà nước phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước các cấp, quỹ Ngân sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau, như: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế; phần dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng…
– Tín dụng Nhà nước:
Tín dụng Nhà nước hiện nay bao gồm cả hoạt động đi vay và hoạt động cho vay của Nhà nước. Tín dụng Nhà nước thường được sử dụng nhằm mục đích để hỗ trợ Ngân sách Nhà nước trong các trường hợp cần thiết.
– Các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước
Các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước được hiểu là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lí và sử dụng nhằm mục đích để có thể cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lí những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và để nhằm giúip hỗ trợ thêm cho Ngân sách Nhà nước trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính.