Từ khi ra đời đến nay, tính chất của cơ quan lập pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có những thay đổi nhất định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hệ thống pháp luật và hoạt động lập pháp của CHDCND Lào.
Mục lục bài viết
1. Hệ thống pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
Cũng tương tự như Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hệ thống pháp luật thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo đó, tổng quan hệ thống pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thể hiện trên 02 khía cạnh sau:
1.1. Lĩnh vực pháp luật:
Hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được chia thành 04 lĩnh vực cơ bản gồm:
– Quản lý hành chính và tư pháp.
– Lao động và tài nguyên thiên nhiên.
– Kinh tế và tài chính.
– Văn hóa xã hội.
1.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
Theo quy định của pháp luật nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào hệ thống văn bản được chia thành:
– Văn bản quy phạm pháp luật chung:
Loại văn bản | Thẩm quyền ban hành | Nội dung |
Hiến pháp | Quốc hội |
|
Luật | Quốc hội | Quy định những nguyên tắc, trình tự, thủ tục cũng như các biện pháp với mục đích nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực hoặc trong một lĩnh vực nào đó có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc |
Nghị quyết | Quốc hội | Quyết định các vấn đề cụ thể đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội liên quan đến kinh tế-xã hội kế hoạch phát triển, kế hoạch ngân sách nhà nước, thực hiện pháp luật và các vấn đề khác theo nhiệm vụ của Quốc hội |
Nghị quyết | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Quyết định được thực hiện trên bất kỳ vấn đề đưa vào một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật pháp bao gồm việc giải thích Hiến pháp, luật và các vấn đề khác theo các quyền và nghĩa vụ của Ủy ban thường vụ quốc hội. |
Sắc lệnh | Chủ tịch nước | Đây là văn bản quy phạm pháp luật thấp hơn luật, nội dung là xác định các nguyên tắc, quy định và các biện pháp quản lý mối quan hệ xã hội; hoặc sửa đổi các điều khoản cụ thể của Luật. |
Nghị định | Chính phủ | Quản lý các mối quan hệ xã hội ở một khu vực nhất định để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về quản lý và quản lý kinh tế – xã hội nơi có điều kiện để đưa ra luật pháp là thiếu sót. Thành lập tổ chức và hoạt động của một Bộ và một cơ quan ngang Bộ. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch chiến lược. |
Nghị quyết | Chính phủ | Quyết định về một số vấn đề như kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển quốc gia, kế hoạch ngân sách nhà nước và các vấn đề khác theo sự uỷ nhiệm của Chính quyền để đưa vào xem xét tại cuộc họp Chính phủ. |
Chỉ thị, Quyết định | Thủ tướng Chính phủ |
Do người đứng đầu cơ quan Nhà nước ban hành quyền thực thi các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc để xây dựng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác. |
Chỉ thị, Quyết định, Thông tư | Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ | |
Chỉ thị, Quyết định, Chỉ thị | Tỉnh trưởng, Đô trưởng | |
Chỉ thị, Quyết định, Chỉ thị | Trưởng các quận, huyện |
– Văn bản quy phạm pháp luật cá biệt gồm:
+ Lệnh ban hành Luật.
+ Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định về việc khen thưởng hoặc bổ nhiệm cá nhân được đảm nhiệm một cương vị nào đó hoặc về một công việc cụ thể nào đó.
+ Thông báo.
2. Hoạt động lập pháp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
Trước đây, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hoạt động lập pháp khi chưa có cơ sở pháp lý quy định về quy trình lập pháp (giai đoạn từ năm 1975- 1991). Cho đến hiện nay, hoạt động lập pháp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã và đang tiến hành theo thủ tục và quy trình lập pháp quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.
Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bao gồm hệ thống các cơ quan nhà nước khác nhau về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức. Quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mô hình khá tương đồng với Việt Nam.
Thứ nhất, Quốc hội:
Quốc hội là cơ quan đại diện quyền lợi, lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giải quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Thành viên của Quốc hội là công dân Lào được bầu theo quy định của pháp luật. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Thứ hai, Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ thay mặt Quốc hội khi Quốc hội không họp. Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên.
Thứ ba, đại biểu Quốc hội:
Các thành viên của Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Người bị chất vấn phải có văn bản gửi Quốc hội.
Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Thứ tư, Chủ tịch nước:
Nhà nước Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân, bao gồm các tầng lớp trong xã hội, trong đó công nhân, nông dân và trí thức là lực lượng nòng cốt. Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của người dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về đối nội và đối ngoại. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo độc lập, chủ quyền, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Và lưu ý, Chủ tịch nước sẽ nắm giữ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch nước có thể có Phó Chủ tịch do Quốc hội bầu với số phiếu tán thành hơn 2/3 số đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp. Phó Chủ tịch thực hiện tất cả các nhiệm vụ được Chủ tịch nước giao và thay mặt Chủ tịch nếu Chủ tịch có nhiệm vụ khác. Trong trường hợp Chủ tịch không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Phó Chủ tịch sẽ thi hành nhiệm vụ này cho đến khi Quốc hội bầu một Chủ tịch nước mới.
Thứ năm, Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và thống nhất trên toàn quốc. Chính phủ quản lý thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ công trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, ngoại giao, văn hoá-xã hội, giáo dục đào tạo, y tế… Chính phủ có nghĩa vụ thực hiện theo Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định và Sắc lệnh của Chủ tịch nước.
Thứ sáu, Ủy ban chính quyền:
Ủy ban chính quyền là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Hội đồng nhân dân.
Thứ bảy, Tòa án nhân dân tối cao:
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất của Cộng hoà Nhân dân Lào.
Thứ tám, Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tôn trọng, cưỡng chế thi hành luật trong phạm vi cả nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Thứ chín, cơ quan kiểm toán Nhà nước:
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo trước Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về hoạt động Kiểm toán nhà nước.