Khái quát về doanh thu cơ bản là toàn bộ tiền các cá nhân hay tổ chức thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Doanh thu còn gọi là thu nhập, dựa vào doanh thu thực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu. Vậy Hệ số EBITDA/Doanh thu là gì? Hệ số EBITDA/Doanh thu cho biết điều gì?
Mục lục bài viết
1. Doanh thu là gì?
Ta hiểu về doanh thu như sau:
Doanh thu được hiểu cơ bản là toàn bộ tiền các cá nhân hay tổ chức thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức, doanh thu còn gọi là thu nhập, dựa vào doanh thu thực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu.
Doanh thu còn được hiểu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua doanh thu thì chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp trên thực tế sẽ được tạo ra từ các hoạt động khác nhau.
Doanh thu của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay sẽ bao gồm lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay doanh thu bất thường.
Như vậy, ta nhận thấy rằng doanh thu là giá trị của tất cả doanh số bán hàng hóa và dịch vụ được công ty công nhận trong một giai đoạn. Doanh thu (còn được gọi là Thu nhập) tạo thành sự khởi đầu của Báo cáo thu nhập của công ty. Các chi phí được khấu trừ từ doanh thu của công ty để đạt đến Lợi nhuận hoặc Thu nhập ròng.
2. Ý nghĩa của doanh thu:
Từ khái niệm được nêu trên, ta nhận thấy các ý nghĩa của doanh thu như sau:
– Thứ nhất: Doanh thu chính là một nguồn khoản thu giúp cho các doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước.
– Thứ hai: Doanh thu cũng chính là một khoản có vai trò giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoạt động ở thời gian tới.
– Thứ ba: Doanh thu của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn sẵn tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn.
– Thứ tư: Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây cũng là phần vốn để các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn
3. Tìm hiểu về hệ số EBITDA/Doanh thu:
Khái niệm hệ số EBITDA/Doanh thu:
Hệ số EBITDA/Doanh thu được hiểu là một thước đo tài chính được sử dụng nhằm mục đích để đánh giá lợi nhuận của công ty bằng cách so sánh doanh thu của công ty với thu nhập. Cụ thể hơn, số liệu này sẽ cho biết tỉ lệ phần trăm thu nhập của công ty còn lại sau chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lí chung, chi phí hành chính.
Tỉ lệ phần trăm thu nhập của công ty còn lại sau chi phí hoạt động về cơ bản sẽ tập trung vào chi phí hoạt động trực tiếp khi loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc vốn của công ty bằng cách bỏ lãi, chi phí khấu hao, khấu hao không dùng tiền mặt và thuế thu nhập.
Trong đó, cụ thể như sau:
– Giá vốn hàng bán chính là đề cập đến chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán trong một công ty. Số tiền này sẽ bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.
Giá vốn hàng bán còn được gọi là chi phí bán hàng.
– Chi phí bán hàng, chi phí quản lí chung, chi phí hành chính:
Chi phí SG&A (SGA, SAG hoặc SGNA) trong tiếng Anh là Selling, General & Administrative Expense, tạm dịch là chi phí bán hàng, chi phí hành chính và quản lí doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lí chung, chi phí hành chính trên báo cáo thu nhập là tổng của tất cả các chi phí bán hàng trực tiếp, gián tiếp và các chi phí quản lí doanh nghiệp (G&A) của một công ty.
SG&A không được quy vào chi phí sản xuất hay không liên quan đến tất cả các yếu tố đi kèm với việc tạo ra một sản phẩm.
SG&A bao gồm tiền lương của nhân viên các bộ phận khác nhau như kế toán, tiếp thị, nhân sự,… SG&A cũng bao gồm hoa hồng, hoạt động quảng cáo và cổ động. Ngoài ra, chi phí thuê, tiện ích và vật tư nào không phải là một phần của sản xuất thì sẽ được bao gồm trong SG&A.
SG&A bao gồm gần như mọi thứ mà trong giá vốn hàng bán (COGS) không có. Căn cứ trên báo cáo thu nhập, giá vốn hàng bán sẽ được khấu trừ từ con số doanh thu thuần để nhằm mục đích có thể xác định tỉ suất lợi nhuận gộp. Dưới mức tỉ suất lợi nhuận gộp, SG&A và bất kì chi phí nào khác cũng sẽ được liệt kê.
Các chi phí này cũng sẽ được khấu trừ vào tỉ suất lợi nhuận gộp và cho ra kết quả là thu nhập ròng. Chi phí lãi vay được hiểu là một trong những chi phí đáng chú ý không có trong SG&A; nó cũng sẽ được liệt kê riêng trên báo cáo thu nhập. Bên cạnh đó, chi phí nghiên cứu và phát triển cũng không được bao gồm trong SG&A.
– Chi phí bán hàng (Selling Expenses):
Chi phí bán hàng cũng có thể được chia thành chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc bán một sản phẩm. Chi phí bán hàng trực tiếp trên thực tế sẽ chỉ xảy ra khi sản phẩm được bán và có thể bao gồm vật tư vận chuyển, phí giao hàng và hoa hồng bán hàng. Chi phí bán hàng gián tiếp được hiểu là chi phí xảy ra trong suốt quá trình sản xuất và sau khi sản phẩm được bán.
Chi phí trực tiếp sẽ liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể được bán. Chi phí gián tiếp về cơ bản là các khoản mục mà tiền được sử dụng nhằm mục đích để đem về doanh thu. Chi phí gián tiếp sẽ bao gồm quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, hóa đơn điện thoại, chi phí đi lại và tiền lương của nhân viên bán hàng.
Công thức tính hệ số EBITDA/Doanh thu:
Hệ số EBITDA/Doanh thu = EBITDA/Doanh thu thuần.
Hệ số EBITDA/Doanh thu trong tiếng Anh là gì?
Hệ số EBITDA/Doanh thu trong tiếng Anh là EBITDA/Sales Ratio.
Hệ số EBITDA/Doanh thu cho biết điều gì?
Mục đích của EBITDA đó là nhằm mục đích để báo cáo thu nhập trước các chi phí nhất định được coi là không kiểm soát được. EBITDA sẽ giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình hoạt động của một tổ chức dựa trên việc quản lí chi phí có thể kiểm soát.
Nếu tỉ lệ này bằng 1 sẽ chỉ ra rằng một công ty không có lãi, thuế, khấu hao. Do đó, hầu như đảm bảo rằng việc tính toán hệ số EBITDA/doanh thu của công ty sẽ nhỏ hơn 1 do khấu trừ thêm chi phí.
Bởi vì không thể áp dụng số tiền âm cho các chi phí này, hệ số EBITDA/doanh thu không được trả về giá trị lớn hơn 1. Nếu giá trị lớn hơn 1 là chỉ số đã tính toán sai.
Ở một khía cạnh khác, hệ số này cũng có thể được xem như một phép đo thanh khoản. Do khi so sánh được giữa tổng doanh thu kiếm được và thu nhập ròng còn lại trước các chi phí nhất định, hệ số EBITDA/doanh thu sẽ cho thấy tổng số tiền mà một công ty có thể nhận được sau khi đã thanh toán chi phí hoạt động. Mặc dù đây không phải là ý nghĩa thực sự của khái niệm thanh khoản, nhưng tính toán vẫn cho thấy việc doanh nghiệp dễ dàng trang trải và thanh toán cho một số chi phí nhất định.
4. Hạn chế của hệ số EBITDA/doanh thu:
Hệ số EBITDA/doanh thu của một công ty hữu ích nhất khi so sánh với các công ty có quy mô tương tự trong cùng ngành. Bởi vì các các nhân hay tổ chức khác nhau có cấu trúc chi phí khác nhau giữa các ngành, nên các tính toán hệ số EBITDA/doanh thu sẽ không nói nhiều điều nếu hệ số EBITDA/doanh thu được sử dụng để so sánh với các ngành có cấu trúc chi phí khác nhau.
Ví dụ cụ thể như: một số ngành công nghiệp có thể ưu đãi thuế thuận lợi hơn. Những ngành này sẽ cần phải chịu thuế thu nhập thấp hơn, vì thế mà hệ số EBITDA/doanh thu sẽ cao hơn.
Một tính hữu ích khác của hệ số EBITDA/doanh thu liên quan đến việc sử dụng các phương pháp khấu hao. Do các công ty có thể chọn các phương pháp khấu hao khác nhau, tính toán hệ số EBITDA/doanh thu được sử dụng để nhằm loại bỏ chi phí khấu hao khỏi việc xem xét để nhằm mục đích cải thiện tính nhất quán giữa các công ty.