Hệ sinh thái kinh tế số là hệ sinh thái với những phát triển cần thiết cho đời sống con người. Hệ sinh thái mới được xây dựng trên các nền tảng ban đầu đưa đến các bộ mặt phát triển mới cả về kinh tế, xã hội hay quản lý nhà nước. Cùng bài viết tìm hiểu hệ sinh thái kinh tế số là gì? Đặc điểm và tình hình phát triển hệ sinh thái số ở VN?
Mục lục bài viết
1. Hệ sinh thái kinh tế số là gì?
Hệ sinh thái kinh tế số trong tiếng Anh gọi là: Digital economy ecosystem.
Hệ sinh thái kinh tế số được hiểu là:
“Nhóm tác nhân phụ thuộc (doanh nghiệp, con người, vật) chia sẻ nền tảng số để đạt được lợi ích”, “đối tác số của hệ sinh thái sinh học, có kiến trúc mạnh, tự tổ chức và được mở rộng năng động để giải quyết các vấn đề phức tạp, tùy biến cao”, “sự hội tụ kết nối công nghệ trong một thị trường và hoạt động kinh doanh vì (i) người tiêu dùng mới, (ii) doanh nghiệp mới, (iii) hiệu năng thị trường và (iv) trải nghiệm người dùng”.
Hệ sinh thái này mang đến những cải tiến mới trong nền kinh tế. Khi các yếu tố được kết nối với nhau và phản ánh đồng bộ, hiệu quả, toàn diện hơn. Việc chia sẻ các nền tảng số mang đến lợi ích trong kết nối. Mở ra những hiện đại so với môi trường của hệ sinh thái truyền thống. Trong hoạt động của các quốc gia, ý nghĩa tìm kiếm trong phát triển công nghệ luôn được ưu tiên. Khi đó, các nghiên cứu hay ứng dụng mới mang đến giá trị tác động to lớn. Hướng đến các tiếp cận cho nhu cầu ngày càng cao, càng hiện đại của các chủ thể tham gia vào thị trường.
Hệ sinh thái kinh tế số gắn liền với chuyển đổi số, với sự tích hợp của số hóa. Mang đến kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Cũng là những ứng dụng hiệu quả cho hoạt động quản lý hay tổ chức của nhà nước cho các thành phần kinh tế khác nhau. Đặc biệt khi các thành phần kinh tế tư nhân có lợi thế và môi trường để phát triển. Mang đến các ứng dụng cần thiết trên các trang thương mại điện tử, thông qua mạng internet.
Mục đích.
Mục đích này cũng được đề cập trong khái niệm khi nhắm đến các mục tiêu trong chiến lược. Đó là tạo ra môi trường hay cách thức tiếp cận mới, hiện đại hơn cho thị trường. Trong đó, hướng đến các chủ thể tham gia vào nhu cầu và hoạt động kinh doanh. Gồm có các chủ thể nguồn cung là các doanh nghiệp và giá trị tìm kiếm trên thị trường. Cùng với đối tượng người tiêu dùng với các nhu cầu được đáp ứng ngày càng cao. Hiệu quả này tác động và kích thích thị trường phát triển. Đặc biệt là khi thị trường trên thế giới mới là môi trường hướng đến của phát triển bền vững.
2. Đặc điểm hệ sinh thái số ở Việt Nam:
Sự xuất hiện.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mở ra những điểm mới trong hiệu quả tìm kiếm lợi ích hay tiềm năng trên thị trường. Đánh dấu với sự xuất hiện của Internet vạn vật (Internet of Things: IoT). Phản ánh sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội. Đặc biệt là những hiệu quả tìm kiếm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có thể nhận thấy những hướng tiếp cận dễ dàng và hiệu quả hơn cho các đối tượng tham gia vào thị trường. Nhu cầu trong tìm kiếm các lợi ích dễ dàng hơn cho kinh doanh có thể mang đến hiệu quả lớn cho nền kinh tế.
Các tiếp cận dần trở nên phổ biến hơn trong thị trường. Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Mang các lợi ích dễ dàng tiếp cận, ít tốn kém chi phí tới phần lớn đối tượng trên thị trường. Đặc biệt khi internet có thể kết nối không giới hạn số lượng, phạm vi và nhu cầu. Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển. Bởi các đòi hỏi trong phát triển nhanh, bền vững đang được đặt ra.
Các nhu cầu cần thiết đặt ra.
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu. Là nền tảng cơ bản cho xây dựng các nhu cầu, đảm bảo thực hiện nền tảng tốt. Các hiệu quả từ ứng dụng công nghệ có thể được thực hiện và phản ánh trên thực tế hay không. Trong đó, cần khẩn trương triển khai hiệu quả các mạng lưới băng thông rộng quốc gia tốc độ cao, các trung tâm dữ liệu và cơ sở dữ liệu cho các dịch vụ điện toán đám mây… Đưa đến tiếp cận hiệu quả trong đồng bộ, phối hợp giữa các vùng lãnh thổ.
Ban hành Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Các chiến lược phải được xây dựng và triển khai đồng bộ trên thực tế. Khi đó, các nhu cầu trong tiếp cận mới được thực hiện hiệu quả. Đặc biệt là cải thiện ổn định về kết nối mạng ở những vùng xâu, vùng xa. Mang đến các đóng góp của các vùng khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Nhu cầu trong quản lý, điều chỉnh với công nghệ. Cũng như nắm bắt, học hỏi các ứng dụng mới nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh các nghiên cứu cần thiết cho nhu cầu thực tế của quốc gia. Chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải đảm bảo với hiệu quả thực tế. Cân đối và cân bằng khi mang đến tiếp cận cho những người có năng lực, trình độ. Phải xây dựng được một lực lượng lao động số nòng cốt, đủ về số lượng và chất lượng. Mang đến các nhân sự cung cấp ổn định và kịp thời. Đáp ứng được về chất lượng để phục vụ yêu cầu số hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ
3. Tình hình phát triển hệ sinh thái số ở Việt Nam:
3.1. Hướng tiếp cận:
Trước mắt, các ứng dụng trong nền tảng công nghệ được tiến hành ở bước tiếp cận và hướng đến vai trò ổn định. Để đạt được sự kết nối – chia sẻ nền tảng số, thương mại điện tử (TMĐT) doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) Việt Nam cần trở thành thành phần chủ chốt trong toàn bộ hoạt động TMĐT quốc gia như tại các nền kinh tế phát triển. Các ưu điểm của thương mại điện tử trong đời sống là không thể phủ nhận. Ở các nước phát triển, hoạt động này được triển khai và thực hiện rất tốt.
Với nước ta, việc tiếp cận và giữ vai trò quan trọng của nền tảng thương mại điện tử đã được phản ánh. Tuy nhiên, các hiệu quả trong chất lượng chưa được phản ánh. Do đó mà các quy định pháp luật trong hàng hóa hay giao dịch mua bán hàng hóa vẫn không được đảm bảo trên thực tế. Hệ sinh thái công nghệ số cần được phát triển đi đôi với đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng trên thị trường. Ngoài ra, còn rất nhiều các tồn tại Việt nam cần học tập các nước phát triển trên thế giới.
3.2. Hạn chế về phát triển hệ sinh thái ở Việt Nam:
Một hạn chế rất lớn của Việt Nam là TMĐT B2B Việt Nam chưa được phát triển đủ tầm vóc. Có thể mang đến các tiếp cận tốt trong số lượng hàng hóa. Nhưng chất lượng hay giá trị lại không được phản ánh với tiêu chuẩn được đáp ứng. Số liệu về TMĐT B2B Việt Nam còn mờ nhạt trong các báo cáo TMĐT hàng năm quốc gia và quốc tế. Bởi vậy mà các giá trị phản ánh trong hiệu quả của ứng dụng công nghệ số của Việt nam không được phản ánh. Nó chỉ là một số liệu nhỏ bé trong thị trường giao dịch quốc tế. Đây là một vấn đề lớn, cấp bách cần được giải quyết.
Trong đó, tính chất trong tác động, điều chỉnh hay phối hợp cần thiết xây dựng trong tất cả các thành phần kinh tế. Cần có sự nỗ lực và phối hợp của Chính phủ, từng doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp để phát triển TMĐT B2B Việt Nam. Trong đó, nhà nước đóng vai trò kích cầu, mang đến các thuận lợi cho người tham gia vào thị trường. Các nghĩa vụ hay quyền lợi được đảm bảo xây dựng ở mức tốt nhất. Bên cạnh các nhu cầu hay nguồn cung cũng được điều chỉnh kịp thời. Tính chất cạnh tranh lành mạnh được xác định trên thị trường. Từ đó, các giá trị trong sản phẩm và chất lượng mới được phản ánh. Càng xây dựng niềm tin cho các chủ thể tham gia.
B2B là hình thức kinh doanh được tiến hành giữa các doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và người bán buôn hay giữa người bán buôn và người bán lẻ.
3.3. Các hướng phát triển hệ sinh thái:
Hiện nay, Việt nam đang cố gắng tiếp cận với hệ sinh thái kinh tế số. Thông qua hướng thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số. Cải cách mạnh mẽ nền hành chính theo hướng số hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mở ra các nhu cầu trong tiếp cận hiệu quả, đảm bảo chất lượng được cung cấp ở nhiều nền tảng khác nhau. Chính phủ với vai trò và quản lý của mình. Vừa mang đến những chủ trương trong đảm bảo hiệu quả và giá trị từ kinh doanh trên thị trường. Vừa cố gắng tìm kiếm thuận lợi, tiềm năng thúc đẩy nhu cầu tham gia của các chủ thể vào thị trường.
Ngoài ra, cũng cần những tinh thần của các thành phần kinh tế trong tiếp cận kinh tế số. Đưa đến những thuận lợi và lợi ích mới, dễ dàng và thách thức hơn trên thị trường. Với quyết tâm chính trị, nền tảng thể chế và công nghệ ở mức khá tích cực, đây là cơ sở để Việt Nam tự tin về khả năng chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số.