Hệ giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp/ tổ chức là gì? Lựa chọn giá trị cốt lõi? Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp? Xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp?
Giá trị cốt lõi là một yếu tố rất quan trọng và đối với mỗi doanh nghiệp nó tác động trực tiếp tới quan điểm của khách hàng về doanh nghiệp chẳng hạn như doanh nghiệp đó đáng tin cậy hay không, giá trị của nó nằm ở mức độ nào? Đối với doanh nghiệp thì giá trị cốt lõi chúng ta có thể ví như việc doanh nghiệp định hướng được lối đi riêng cho doanh nghiệp đó.
Trên thực tế muốn để khách hàng nhận diện được một thương hiệu của doanh nghiệp nào đó thì các chiến lược phát triển của công ty hải hướng tới giá trị cốt lõi của công ty đặt ra và hướng tới cộng đồng.
Mục lục bài viết
1. Hệ giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp và tổ chức là gì?
Trên thực tế khi nhắc về giá trị cốt lõi chúng ta hiểu đơn giản nó là tập hợp các đặc điểm, nguyên tắc hướng dẫn và niềm tin, giúp định hướng cho hoạt động các cá thể trong doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu cụ thể. Theo đó những giá trị này có tầm ảnh hưởng đến mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, sự phát triển của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu của chính doanh nghiệp đó. Vì thế nên tại doanh nghiệp cần có hệ giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp/ tổ chức riêng để hoạt động có hiệu quả nhất có thể.
Giá trị cốt lõi của một tổ chức trong tiếng Anh được gọi là Company Core Values.
Chắc hẳn chúng ta đều biết giá trị cốt lõi của một tổ chức đó là những yếu tố căn bản tạo nên giá trị cho tổ chức, hình ảnh đại diện cho tổ chức. Theo đó ta thấy với tầm nhìn là hình ảnh ước mơ, sứ mệnh là cách thức đạt tớ ihình ảnh ước muốn, giá trị cốt lõi là cốt cách tạo nên hình ảnh ước muốn.
Giá trị thể hiện niềm tin của tổ chức và các qui tắc chi phối hoạt động bên trong tổ chức/doanh nghiệp. Như vậy nên chúng trở thành những những khuôn khổ định hướng hành vi – thước đo hành vi – nhằm khích lệ và điều khiển hành vi của tổ chức.
Như vậy nên giá trị không chỉ đại diện cho một thế hệ hay một nhóm cá nhân, mà phải đủ khả năng vượt qua thử thách của thời gian. Mỗi cá nhân ở từng giai đoạn phát triển, hoàn cảnh khác nhau thường có những ước muốn khác nhau. Trong một tổ chức có nhiều người với những hoàn cảnh khác nhau, ở các giai đoạn phát triển khác nhau cùng tham gia và phát triển cùng tổ chức/doanh nghiệp.
2. Lựa chọn giá trị cốt lõi:
Như thông tin như trênđã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi điều gì là có thể trở thành giá trị để mọi người tôn trọng, gắng sức cống hiến trong suốt cuộc đời gắn bó với tổ chức/doanh nghiệp? Câu trả lời đó là các tổ chức/doanh nghiệp rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn giá trị cốt lõi. Để xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp không thể xác định bằng cách đặt trực tiếp các câu hỏi trực tiếp cho thành viên trong tổ chức về giá trị cốt lõi, cũng như hỏi những người khác về giá trị của tổ chức.
Như chúng ta đã biết thì với giá trị là những điều mọi người đều ước muốn, do cách diễn đạt khác nhau, chúng được thể hiện dưới hình thức, ngôn từ, biểu hiện hành vi khác nhau. Bên cạnh đó những hình ảnh tạo ra trong nhận thức của những con người khác nhau, với nhãn quan khác nhau vẫn có thể được chia sẻ giống nhau trong cảm nhận.
Như vậy giá trị được tuyên bố (espoused values) sẽ không có nhiều ý nghĩa bằng giá trị thể hiện qua hành động (enacted values). Giá trị được lựa chọn phải phản ánh được hình ảnh mong muốn và có tác dụng định hướng hành vi và quyết định của các thành viên tổ chức trong công việc.
3. Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp:
Như chúng ta đã thấy chúng tôi đã đưa ra các thông tin cơ bản về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và theo đó core Values đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, vì chúng tác động tới quan điểm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Căn cứ theo một nghiên cứu từ đại học Harvard họ đã phân tích và chứng minh với các luật điểm cho rằng 95% khách hàng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên tiềm thức của bản thân. Theo đó nên ta hiểu vơi những doanh nghiệpsẽ đưa ra các giá trị cốt lõi gần với những lý tưởng mà khách hàng đặt niềm tin sẽ chiếm thế thượng phong trong các cuộc cạnh tranh trên thương trường.
Bên cạnh đó ta cũng thấy với các nhân viên đang làm việc trong công ty. Tại nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng Core Values có tầm ảnh hưởng lớn tới sự gắn bó của nhân viên với công ty và đương nhiên theo đó việc xây dựng giá trị cốt lõi là một điều cần làm với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhất là trong giai đoạn khách hàng ngày càng trở nên hoài nghi với những giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho cộng đồng.
Như vậy Starbucks là người hơn ai hết thấu hiểu quan điểm trên và theo đó khi bạn đi qua một cửa hàng cafe của hãng, chúng ta sẽ thấy không gian bài trí thật là khác lạ. Phải công nhận rằng cafe của Starbucks được rất nhiều người đánh giá cao, nhưng chỉ vậy thôi là chưa đủ để lưu lại trong tâm trí chúng ta về một chuỗi cửa hàng phục vụ đồ uống sang chảnh, có không gian ấm cúng và thân thiện.Theo đó nên ta thấy quan trọng với Starbucks đã biết cách lồng ghép giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, về quan điểm đem lại một không gian ấm cúng và thân thuộc vào bộ nhận diện thương hiệu (logo, các sản phẩm thiết kế), các điểm chạm (không gian quán, thái độ đội ngũ nhân viên) của hãng. Như vậy có thể hiểu Core Values đem đến cho doanh nghiệp bạn 7 lợi ích cụ thể như sau:
+ Đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã vạch sẵn.
+ Gắn kết nhân viên với doanh nghiệp.
+ Khắc ghi hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
+ Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
+ Giúp khách hàng thêm tin tưởng vào doanh nghiệp.
+ Xây dựng tính nhất quán trong thương hiệu.
+ Thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
4. Xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:
Để xây dựng giá trị cốt lõi là gì tốt nhất, bạn có thể xây dựng theo những bước sau đây:
– Định hướng rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Bạn cần tìm ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thông qua ẩn khuất bên trong thương hiệu của mình. Cần tìm ra và đưa những giá trị cốt lõi này trong việc vận hành doanh nghiệp cũng như thực hiện các chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Bạn có thể tìm ra giá trị cốt lõi này thông qua:
+ Thực hiện các cuộc họp: việc tập hợp các quản lý cấp cao nhằm đưa ra những giá trị chính của doanh nghiệp. Những câu hỏi có thể được kể đến như: điều gì đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp? Hay mục tiêu để hoạt động doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để có những cuộc họp hiệu quả nhất.
+ Rút kinh nghiệm: ở đây là việc học hỏi từ những thất bại, để doanh nghiệp của bạn có thể đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu, tránh những việc tương tự có thể xảy ra.
+ Xem xét lại những điều mà doanh nghiệp bạn đã làm: Khi làm bất cứ điều gì chúng ta đều cần thời gian để nhìn nhận lại toàn bộ sự việc để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
+ Hiểu rõ được doanh nghiệp của mình
Bạn cần hiểu rõ ràng doanh nghiệp của bạn đang làm gì, mong muốn điều gì, cần thực hiện điều gì để đi đến thành công bởi chỉ có như vậy bạn mới có thể thành công. Ban đầu, bạn có thể tham khảo những thương hiệu mà bạn yêu thích để tìm ra điểm đặc biệt của họ. Sau đó sẽ có thời gian phân tích, tìm hiểu, học hỏi để
– Truyền tải giá trị thương hiệu đến khách hàng
Doanh nghiệp sau khi đã có giá trị cốt lõi của doanh nghiệp riêng sẽ cần có những cách để truyền tải đến cho khách hàng.
Cần truyền tải với nội dung rõ ràng, nội dung trau chuốt, ngôn từ đẹp đẽ và mang tính dễ ghi nhớ. Hãy nhớ rằng càng ấn tượng, càng dễ ghi nhớ càng tốt bởi điều này sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn đối với khách hàng.