Các kiểu câu trong Tiếng Việt gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, được phân chia thành 2 kiểu câu lớn đó là câu đơn và câu ghép. Ở chương trình tiểu học, học sinh sẽ được làm quen với kiểu câu ai là gì, ai làm gì và ai thế nào. Hãy cùng xem bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Câu kể là gì?
Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để: Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể thường có dấu chấm.
Cấu trúc của câu kể gồm hai thành phần chính là chủ ngữ (trả lời câu hỏi Ai?) và vị ngữ (trả lời câu hỏi làm gì? như thế nào? là gì?)
Ví dụ: Con bò ( chủ ngữ) là vật nuôi chủ yếu của các bác nông dân (vị ngữ trả lời cho câu hỏi là gì?)
Câu kể là câu đơn, thường có ba kiểu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
2. Thế nào là kiểu câu ai là gì?
Câu kể Ai là gì ? gồm 2 bộ phận:
Bộ phần 1 là Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ?
Bộ phần 2 là Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: là gì (là ai, là con gì) ?
– Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? do từ là kết hợp với danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
– Câu kể Ai là gì ? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
a) Diệu Linh /là học sinh lớp 4.
Chủ ngữ Vị ngữ
b) Lá /là một bộ phận của cây.
Chủ ngữ Vị ngữ
c) Quê hương/ là chùm khế ngọt.
Chủ ngữ Vị ngữ
3. Thế nào là kiểu câu ai làm gì?
Câu kể Ai làm gì ? thường có hai bộ phận :
– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi : Ai (con gì, cái gì) ?
– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi : Làm gì ?
– Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? chỉ sự vật (người, con vật hoặc đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
– Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật được nhân hóa)
Ví dụ:
– Thanh niên/ đeo gùi vào rừng.
Chủ ngữ Vị ngữ
– Đàn cò trắng/ bay lượn trên cánh đồng.
Chủ ngữ Vị ngữ
4. Thế nào là kiểu câu ai thế nào?
Câu kể Ai thế nào ? gồm 2 bộ phận:
Bộ phận thứ nhất là Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ?
Bộ phận thứ hai là Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào ?
– Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
Ví dụ :
a) Cả một vùng trời/ bát ngát cờ, đèn và hoa.
Chủ ngữ Vị ngữ
b) Hai con mắt chú/ long lanh.
Chủ ngữ Vị ngữ
c) Ông Bảy/ rất sôi nổi.
Chủ ngữ Vị ngữ
5. Đặt 3 câu kể theo kiểu câu ai là gì, ai làm gì và ai thế nào?
Câu kể ai là gì?
– Bố em là bác sĩ.
– Trường tiểu học của em là một trong những trường tốp đầu của huyện.
– Em là học sinh lớp 4.
Câu kể ai làm gì?
– Bác nông dân đang tưới rau.
– Em đang làm bài tập về nhà.
– Các chú công an đang thực thi nhiệm vụ.
Câu kể ai thế nào?
– Hôm nay, mọi người trong gia đình trông thật hạnh phúc.
– Các bác sĩ nhìn trông rất mệt mỏi.
– Ba mẹ mình rất trẻ trung và hạnh phúc.
7. Viết một đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu trên:
7.1. Đoạn văn sử dụng kiểu câu Ai là gì?
Tổ em là tổ bốn thuộc lớp 4A. Tổ gồm có tám bạn. Tổ trưởng là bạn Thục Linh, một người bạn dễ thương và học giỏi nhất tổ. Bảy bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn trong tổ, bạn nào cũng là “diễn viên múa” của lớp. Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tiết mục múa “Em đi học” của tổ đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo, và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Tổ bốn của em là thế đó. Em rất vui và tự hào về tổ em
7.2. Đoạn văn sử dụng kiểu câu Ai làm gì?
Gia đình em có 5 người: bố mẹ em, em trai và em gái và em. Gia đình em làm ăn và sinh sống ở một nông thôn nhỏ. Bố em làm công việc kinh doanh, kiếm tiền nuôi gia đình. Mẹ em là một người nông dân thôn quê ngày ngày ” bán lưng cho đất, bán mặt cho trời”. Ngoài ra, khi ở nhà, mẹ làm công việc nội trợ đảm đang và chăm sóc yêu thương con cái. Em và các em của mình vẫn đang đi học. Em rất yêu thương gia đình của mình.
7.3. Đoạn văn sử dụng kiểu câu Ai thế nào?
Hôm nay, trường em có buổi đi giã ngoại ở sở thú, các bạn học sinh – ai cũng háo húc và mong chờ. Lớp em được ngồi riêng một xe, ai ai cũng nở nụ cười trên môi vì thích thú, mong chờ một chuyến đi chơi cực kỳ vui. Đặc biệt là lâu lắm rồi, sau đại dịch, lớp em mới có cơ hội đi chơi trở lại với nhau. Tổ một nhìn ai cũng vui tươi và đang nô đùa. Tổ em và tổ 2 thì tổ chức chơi trò chơi, Trên nét mặt của các bạn, lộ rõ niềm vui và hạnh phúc. Em cũng rất vui và háo hức.
7.4. Đoạn văn sử dụng 3 kiểu câu:
Ông em trồng một cây đu đủ. Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Cuống lá đu đủ là một ống rỗng khá dài. Lá đu đủ lớn, hình dáng giống như một bàn tay xoè rộng. Từ nách các cuống lá, những bông hoa đu đủ màu trắng ngà, to bằng ngón chân cái đã nhú ra. Trái non nằm lọt thỏm giữa những cánh hoa. Trái đu đủ lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Đu đủ chín cây hái xuống để một vài ngày sẽ có màu vàng thẫm, vị ngọt và thơm, ăn rất bổ. Em thích được cùng ba chăm sóc cây đu đủ để cây cho nhiều trái ngọt.
8. Bài tập thực hành:
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận Vị ngữ của từng câu tìm được:
Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm.
*Phần tách Chủ ngữ và Vị ngữ của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc, nhưng như vậy rất khó xác định Động từ trung tâm , theo quan điểm của tôi thì Vị ngữ chỉ là vuốt nhẹ hai bên lườn của cá . Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy vào cho rõ ràng : Tấm / nhúng bàn tay xuống nước, vuốt nhẹ hai bên lườn của cá.
Bài 2: Dùng gạch ( / ) tách Chủ ngữ và Vị ngữ trong từng câu sau và cho biết Vị ngữ trong từng câu là Động từ hay cụm Động từ.
Em bé / cười. (Động từ)
Cô giáo / đang giảng bài . ( Cụm Động từ)
Đàn cá chuối con / ùa lại tranh nhau đớp tới tấp *. ( Cụm Động từ)
*Phần tách Chủ ngữ và Vị ngữ của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc , nhưng như vậy rất khó xác Động từ trung tâm, theo quan điểm của tôi thì Vị ngữ chỉ là tranh nhau đớp tới tấp . Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy cho rõ ràng : Đàn cá chuối con / ùa lại, tranh nhau đớp tới tấp.
Bài 3:
Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Trong đó một câu có Vị ngữ là Động từ, một câu có Vị ngữ là cụm Động từ.
Bài 4: Tìm Chủ ngữ, Vị ngữ, trạng ngữ của các câu văn sau:
Cá Chuối mẹ / lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ / nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Cá Chuối mẹ / lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo / đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ. Ở dưới nước, đàn cá chuối con /chờ đợi mãi không thấy mẹ.
Bài 5: Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưỡi các bộ phận Vị ngữ.
Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành*.
*Chú thích tương tự BT1 và BT2
Bài 6: Vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành?
*Đáp án:
– Nội dung biể thị đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật.
– Câu 1, 3, 5 do cụm Tính từ tạo thành. Câu 2, 6 do cụm Động từ tạo thành. Câu 4 do các Tính từ tạo thành.
Trên đây là một số lý thuyết liên quan đến câu kể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!