Các loại hàng hóa trong sản xuất kinh doanh qua quá trình sản xuất vận chuyển hay các yếu tố tác động từ bên ngoài vào có thể gây ra tình trạng hư hỏng hay giảm đi giá trị của sản phẩm mà trong kinh tế vẫn thường gọi là hao hụt bất thường. Vậy hao hụt bất thường là gì? Đặc điểm và ví dụ minh họa như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hao hụt bất thường là gì?
Hao hụt bất thường trong tiếng Anh là ” Abnormal Spoilage”.
Hao hụt bất thường chúng ta có thể hiểu đây là số lượng hàng tồn kho bị lãng phí hay số lượng hàng hóa bị hư hỏng vượt quá những gì được dự kiến trong một quá trình kinh doanh thông thường. Hao hụt bất thường có thể là kết quả từ việc máy móc bị hỏng hoặc hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Cũng có thể phòng ngừa ít nhất phần nào các hao hụt bất thường này. Trong kế toán, hao hụt bất thường là một mục chi phí được ghi tách biệt với hao hụt thông thường trong sổ sách nội bộ.
2. Đặc điểm và ví dụ minh họa hao hụt bất thường:
Hao hụt về nguyên vật liệu thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng. Trong tính toán chi phí từng việc, hao hụt có thể được qui cho từng công việc hoặc đơn vị cụ thể. Hoặc được qui cho tất cả công việc liên quan đến sản xuất như một phần của tổng chi phí chung. Còn hao hụt thông thường chỉ là được dự kiến trong quá trình hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh thông thường, đặc biệt đối với các công ty sản xuất hoặc xử lí các sản phẩm dễ hỏng (ví dụ như đồ ăn, thức uống). Sự hao hụt vượt quá tiêu chuẩn trong quá khứ hoặc tiêu chuẩn dự kiến được coi là hao hụt bất thường.
Các công ty bảo hiểm chuyên về hợp đồng bảo lãnh phát hành cho các công ty có rủi ro hao hụt có thể giúp giảm thiểu tổn thất do hao hụt. Nhưng thường chỉ có một giới hạn nhất định, điều đó có nghĩa là hao hụt bất thường có thể sẽ không nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Ví dụ minh họa cụ thể về về hao hụt bất thường như sau:
Giả sử một nhà máy sản xuất sữa chua đang chạy một lô sản xuất trong ca làm việc liên tục 4 tiếng trước khi tắt dây chuyền để làm sạch nhanh một số thiết bị. Một số lượng rất nhỏ của sữa chua ở dây chuyền sản xuất nằm ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ được kiểm soát theo chất lượng và phải được loại bỏ khỏi mẻ sữa chua. Đây chính là số lượng hao hụt. Bên cạnh đó thì do sự chậm trễ trong việc khởi động lại dây chuyền sản xuất sau khi làm sạch, số lượng sữa chua bổ sung bị tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn mức chấp nhận một thời gian quá dài, kết quả là gây ra hao hụt bất thường.
3. Nguyên nhân dẫn tới hao hụt hàng hóa bất thường:
Hao hụt bất thườn tại trên khái niệm ở phần 1 thì nó là một phần của hao hụt hàng tồn kho nên chúng ta có thể hiểu về hao hụt hàng tồn kho là sự hao hụt về số lượng hàng tồn kho thừa được ghi trên sổ sách kế toán, nhưng không còn tồn tại trong kho thực tế. Mức độ suy giảm quá mức có thể chỉ ra các vấn đề về trộm hàng tồn kho, hư hỏng, đếm sai, đơn vị đo không chính xác, “bay hơi” hoặc các vấn đề tương tự. Sự hao hụt này cũng có thể sự suy giảm do gian lận của nhà cung cấp, trong đó nhà cung cấp lập hóa đơn cho công ty đối với một số lượng hàng hóa nhất định được vận chuyển, nhưng không thực sự vận chuyển tất cả hàng hóa đó. Như vậy người nhận ghi lại hóa đơn cho toàn bộ chi phí của hàng hóa, nhưng ghi ít đơn vị hơn trong kho; sự khác biệt là suy giảm hàng tồn kho.
Sự hao hụt của hàng tồn kho còn được hiểu cụ thể đó là sự chênh lệch giữa số lượng hàng tồn kho được ghi lại của sản phẩm và số lượng hiện có. Sự khác biệt giữa hai số tiền này được gọi là “thu nhỏ”. Trong bối cảnh bán lẻ, điều này đôi khi được gọi là thu hẹp bán lẻ. Như vậy có thể thấy, bằng cách nào thì điều đó cũng có nghĩa giống nhau. Các nhà bán lẻ mất 1,33% doanh thu do hàng tồn kho giảm hàng năm, khiến họ mất tổng cộng 46,8 tỷ đô la mỗi năm. Những điểm khác biệt về số lượng hàng tồn kho xảy ra tại một số thời điểm giữa quá trình sản xuất sản phẩm và điểm bán hàng. Chúng có thể khiến các thương hiệu CPG và nhà bán lẻ phải trả những khoản tiền lớn.
Ví dụ cụ thẻ như Anh A có số hàng hóa trị giá 40.000 đô la. Anh ấy bán phụ kiện của mình với lợi nhuận 20%. Trong số đó, hàng hóa trị giá $ 1000 đã bị mất tích. Theo đó nên tổng thiệt hại mà anh ta phải gánh chịu = 1200 đô la [1000 + 20%]. Anh A đã mất gần 1200 đô la chỉ vì hàng tồn kho bị hao hụt. Đây là cách hàng tồn kho co lại ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Theo đó hiện nay giải pháp để khắc phục đó là cần có các giải pháp để đo lường mức độ suy giảm của hàng tồn kho, hãy tiến hành đếm thực tế của hàng tồn kho và tính giá thành của sản phẩm, sau đó trừ chi phí này khỏi chi phí được liệt kê trong sổ sách kế toán. Chia khoản chênh lệch cho số tiền trong sổ sách kế toán để tính đến tỷ lệ phần trăm suy giảm của hàng tồn kho.
Hàng hóa bị hao hụt và bị hư hỏng trước khi bỏ trên các phương tiện vận tải chúng ta có thể hiểu trong trường hợp này, nếu phát hiện được, người vận tải có quyền trả lại hoặc nhận vận chuyển với điều kiện đã kiểm tra kỹ và ghi chú lên chứng từ vận tải. Bên cạnh đó ta thấy thì nhà vận tải nên có xác nhận rõ rằng bằng văn bản hoặc bằng mail với phía chủ hàng trước khi xếp hàng lên phương tiện.
3.1. Hàng hóa bị hao hụt do chất xếp hàng không đúng cách:
Đối với trường hợp xếp các loại hàng hóa không cần thận dẫn tới hư hỏng và có thể là hao hụt chúng ta hiểu đây là cách nên chú ý để quá trình vận chuyển bảo quản hàng hóa được tốt hơn. Ví dụ như các sản phẩm xếp không đúng cách nó sẽ gây ra tình trạng bóp méo hay có thể đơn giản là bị đả lộn tư thế hay ciều của hàng hóa khiến cho bao bì hoặc vỏ bị ảnh hưởng nghiệm trọng nên chúng tôi cho rằng việc xếp hàng hóa cũng cần có kĩ thuật cụ thể và nhất định để hàng hoa bảo quản tốt tránh tổn thất do hàng hóa bị hao hụt do xếp không đúng cách của nó.
3.2. Hàng hóa bị hap hụt do bảo quản kém:
Do quá trình vận chuyển không đảm bảo được các yếu tố cụ thê như với chế độ ẩm, nhiệt, thông thoáng thích hợp làm cho hàng bị ẩm mốc, hay rỉ sét, cong vênh. Một số loại hàng có thể bị cháy, nổ, hóa lỏng hay giảm phẩm chất khi không được bảo quản đúng kỹ thuật. (ví dụ: vận chuyển gỗ, gỗ bị nứt nẻ, cong vênh là do độ ẩm không đúng cánh).
3.3. Hàng hóa bị hap hụt do ảnh hưởng thời tiết xấu:
Chúng ta thây quá trình vận tải bộ cũng như vận tải biển ta thấy yếu tố thời tiết sẽ gây ra các ảnh hưởng vào việc hư hỏng hàng hóa theo đó nếu không có những phương án khắc phục thì việc hư hỏng là không thể tránh khỏi. Như vậy nên ta có thể thấy thời tiết là yếu tố chúng ta cũng nên xem xét khi hàng hóa có hư hòng và hao hụt để từ đó có các biện pháp khác phục tốt hơn.
Hàng hóa bị hap hụt dohậu quả của các tại nạn, đâm va gây lật xe, chìm tàu, cháy nổ: Hàng hóa hao hụt do nguyên nhân này ta thấy nó không hay xảy ra trong quá trình vận chuyển nhưngbân cạnh đó với một khi đã xẩy ra thì hẩu quả vô cùng nghê gớm có thể dẫn tới hư hỏng 100% lượng hàng vận chuyển.
Hàng hóa bị hap hụt do chậm giao hàng trường hợp này phải kể đến các hàng hóa nhạy cảm với thời tiết đặc biệt là các vặt hàng bảo quản lạnh thì việc giao hàng chậm là một trong những nguyên nhân có thể gây hư hỏng hàng hóa là chính.
Hàng hóa bị hap hụt do những khuyết tật ẩn tì bên trong hàng hóa theo đó với hàng hóa trường hợp này đa số là do có những khuyết tật bên trong hàng hóa cụ thể nào đó và nó dẫn đến việc hư hỏng hàng hóa.
Hàng hóa bị hap hụt do côn trùng, nấm mốc, dịch bệnh: Đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ tự nhiên cụ thể như mặt hàng gỗ hoặc sản phẩm của gỗ, nông sản, động vật sống thì rất dễ bị hư hải bởi các yếu tố này. Cách phòng tránh là cần chuẩn bị kỹ công tác hun trùng, diệt mốc, hạn chế dịch bệnh.