Thực chất, kinh tế học hành vi là giao điểm của kinh tế học và tâm lý học. Đây là hai môn khoa học có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống. Hành vi làm bẽ mặt trước đám đông là một hành vi được nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế học hành vi. Vậy hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trong kinh tế học hành vi là gì?
Mục lục bài viết
1. Hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trong kinh tế học hành vi là gì?
Hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trong kinh tế học hành vi thực chất là một thuật ngữ trong kinh tế học hành vi, thuật ngữ hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trong kinh tế học hành vi được sử dụng để nhằm mục đích có thể mô tả một người cố tình đưa ra thách thức hoặc đặt câu hỏi cho một người trước mặt người khác nhằm biến người đó thành trò cười. Hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trong kinh tế học hành vi sẽ gây chia rẽ và nó có thể xảy ra trong một cuộc họp, thuyết trình, hội nghị hoặc các diễn đàn khác.
Chủ thể là người đưa ra thách thức có thể được cho là đang tấn công người kia, đôi khi có thái độ thù địch. Một ví dụ về hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trong kinh tế học hành vi đó chính là hỏi một chuyên gia đang thuyết trình một câu hỏi mà một chủ thể sẽ không thể trả lời, có khả năng làm giảm uy tín của chủ thể đó.
Hành vi làm bẽ mặt trước đám đông tiếng Anh là Stump the Chump.
2. Tìm hiểu về kinh tế học hành vi:
2.1. Tìm hiểu về kinh tế học:
– Khái niệm kinh tế học:
Kinh tế học thực chất là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà cá nhân và xã hội lựa chọn việc sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình như thế nào.
Kinh tế học cũng chính là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.
– Kinh tế học trong tiếng Anh được gọi là gì?
Kinh tế học trong tiếng Anh được gọi là economics.
– Vấn đề cốt lõi của kinh tế học:
Các chủ thể là những nhà kinh tế học thống nhất vấn đề cốt lõi trong kinh tế học đó chính là vấn đề khan hiếm.
Lý do có thể nói như vậy là vì bất kì một chủ thể nào trong nền kinh tế, Chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân hay nhìn chung toàn bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với sự khan hiếm. Cụ thể là:
+ Sự khan hiếm đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc, mong muốn nhiều nhưng tiền (thu nhập) có giới hạn. Hay khan hiếm thời gian (1 ngày chỉ có 24 giờ), muốn làm nhiều việc nhưng thời gian có hạn, và mỗi người đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động của mình.
+ Sự khan hiếm đối với doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy sự khan hiếm về vốn, thiếu tiền để lao động giỏi, máy móc, trang thiết bị. Hay khan hiếm lao động đặc biệt là lao động có chất lượng cao.
+ Sự khan hiếm đối với một nền kinh tế: Thực chất dù là cường quốc hay các nước nghèo cũng phải đối mặt với khan hiếm.
Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích để có thể giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và các tác nhân kinh tế tương tác với nhau.
Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.
2.2. Khái niệm kinh tế học hành vi:
– Ta hiểu về kinh tế học hành vi như sau:
Theo một cách nào đó, kinh tế học hành vi chính là giao điểm của kinh tế học và tâm lý học. Trên thực tế, hành vi trong kinh tế học hành vi có thể được coi là tương tự của hành vi trong tâm lý học hành vi.
Một mặt, lý thuyết kinh tế truyền thống cho rằng con người là những người máy kinh tế nhỏ bé hoàn toàn lý trí, kiên nhẫn, thông thạo tính toán, biết khách quan điều gì khiến họ hạnh phúc và đưa ra những lựa chọn nhằm tối đa hóa hạnh phúc này. (Ngay cả khi các chủ thể là những nhà kinh tế học truyền thống thừa nhận rằng mọi người không phải là những người tối đa hóa tiện ích hoàn hảo, họ thường tranh luận rằng những sai lệch là ngẫu nhiên thay vì chỉ ra bằng chứng về những thành kiến nhất quán.)
– Kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là gì?
Kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là Behavioral Economics.
– Bản chất kinh tế học hành vi:
Trong một thế giới lí tưởng, mọi người đều đưa ra các quyết định tối ưu mang lại ích lợi và độ thoả mãn cao nhất. Một con người lí trí biết tự kiểm soát bản thân và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và do đó biết được điều gì là tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên kinh tế học hành vi ra đời thì lại chỉ ra rằng con người phi lí trí và không thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Kinh tế học hành vi thực chất là dựa trên tâm lí học và kinh tế học để từ đó có thể khám phá lí do tại sao đôi khi mọi người đưa ra quyết định phi lí trí, và tại sao và làm thế nào hành vi của họ không tuân theo dự đoán của các mô hình kinh tế.
Các quyết định cụ thể như trả bao nhiêu cho một tách cà phê, có nên đi học cao học hay không, có nên theo đuổi lối sống lành mạnh, tiết kiệm bao nhiêu cho cuộc sống khi nghỉ hưu hay rất nhiều các quyết định khác chính là những quyết định mà đa số mọi người đưa ra vào một lúc nào đó cuộc sống.
Kinh tế học hành vi thực chất là tìm cách giải thích lí do tại sao một cá nhân quyết định chọn lựa A, thay vì lựa chọn B.
3. Đặc điểm của hành vi làm bẽ mặt trước đám đông:
Hành vi làm bẽ mặt trước đám đông trên thực tế sẽ có thể xảy ra trong một cuộc họp hoặc sự kiện, một trong số khán giả liên tục đặt câu hỏi cho chủ thể là người đang thuyết trình, diễn giải hoặc dẫn dắt. Các câu hỏi của các khán giả thông thường mang một giọng điệu gay gắt, thường gây rối cho tất cả những người có mặt trong sự kiện. Đôi khi hành vi làm bẽ mặt trước đám đông này cũng chính là một mánh khóe tâm lí có ý thức, hành vi làm bẽ mặt trước đám đông được sử dụng trong các lĩnh vực chính trị, luật pháp, nhân sự hoặc giải trí.
Cụm từ hành vi làm bẽ mặt trước đám đông này cũng có thể được áp dụng cho các bối cảnh khác ngoài các cuộc họp và sự kiện của công ty, ví dụ như:
– Cụm từ hành vi làm bẽ mặt trước đám đông này cũng có thể được áp dụng trong quá trìnhhỏng vấn xin việc: Chủ thể là người quản lí tuyển dụng có thể sử dụng loại câu hỏi này để nhằm mục đích có thể loại trừ ứng viên hoặc khiến họ mất cảnh giác.
– Cụm từ hành vi làm bẽ mặt trước đám đông này cũng có thể được áp dụng trong chính trị: “Can’t stump the Trump”, một cách nói lái của “Can’t stump the chump”, được dịch là “Không thể làm bẽ mặt trước đám đông”, là một khẩu hiệu chiến dịch được sử dụng bởi các chủ thể là những người ủng hộ ứng cử viên chính của tổng thống đảng Cộng hòa năm 2016 Donald Trump để chỉ ra rằng ông không bị bối rối trước những hành vi cố tình làm bẽ mặt ông hoặc chỉ trích ông.
– Cụm từ hành vi làm bẽ mặt trước đám đông này cũng có thể được áp dụng trong trò chơi đố: Người dẫn chương trình trò chơi truyền hình hoặc đài phát thanh có thể đặt câu hỏi cho các thí sinh theo cách này.
– Cụm từ hành vi làm bẽ mặt trước đám đông này cũng có thể được áp dụng tại quan toà: Luật sư thông thường sẽsử dụng kĩ thuật này khi kiểm tra chéo tội phạm đứng trước vành móng ngựa.
Trong môi trường doanh nghiệp, khi ai đó muốn cố gắng làm bẽ mặt một người khác, dù hành vi đó có ý thức hay vô thức, thì người đó đang có những động cơ khác nhau. Ví dụ cụ thể như người này có thể muốn khiến mình trở nên thông minh và kiểm soát hơn và làm người đang thuyết trình trở nên không đủ năng lực trong mắt người khác. Chủ thể đó có thể đang thách thức diễn giả bằng cách cố gắng thể hiện rằng anh ta biết rõ hơn, nhằm tăng giá trị bản thân để thăng chức hoặc tăng lương.
Nếu cuộc họp liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền cao hơn hoặc những vị khách quan trọng, người đó có thể đang cố gắng gây ấn tượng với họ bằng cách làm người nói trở nên kém cỏi hơn, đồng thời thể hiện mình có hiểu biết hơn.