Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn trong kinh doanh quốc tế thông thường sẽ được sử dụng nhằm mục đích để đề cập tới sự thay đổi của thanh toán hoặc biên lai thông thường trong các giao dịch ngoại hối và sẽ dựa trên sự thay đổi dự kiến của tỉ giá hối đoái. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa năm bắt được thông tin về hành vi này.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về kinh doanh quốc tế:
1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế:
Hiên nay, chúng ta có thể hiểu kinh doanh là những hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ hay hàng hoá. Được các chủ thể tham gia kinh doanh tiến hành một cách độc lập nhằm mục đích chính là để mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ. Những hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tạo ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Kinh doanh quốc tế hiểu cơ bản là toàn bộ các giao dịch có tính chất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, nhằm mục đích để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và qua đó thu được lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Nếu các giao dịch giữa các chủ thể đó không nhằm mục đích lợi nhuận thì giao dịch này đó không có tính chất kinh doanh.
Nói một cách dễ hiểu thì kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Kinh doanh quốc tế rất khác so với việc kinh doanh nội địa về phạm vi, về mức độ phức tạp, về hệ thống luật pháp, về đồng tiền sử dụng trong thanh toán và các phương thức thanh toán.
Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, thì lĩnh vực kinh doanh quốc tế đã có sự bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu. Chính bởi vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là luôn cần thiết, cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế cũng rộng mở và tương lai cũng trở nên tốt đẹp.
Từ những phân tích nêu trên ta nhận thấy bản chất của kinh doanh quốc tế là các giao dịch giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau, sử dụng các đồng tiền ngoại tệ để thanh toán, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế trên thế giới, trên cơ sở đó mà thu được lợi nhuận cho tổ chức kinh doanh.
1.2. Kinh doanh quốc tế trong tiếng Anh là gì?
Kinh doanh quốc tế trong tiếng Anh là international business.
1.3. Các chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế:
Chúng ta có thể kể đến rất nhiều loại chủ thể khác nhau, có quy mô khác nhau, có địa vị pháp lí khác nhau và có thương hiệu khác nhau trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, để nhằm mục đích thuận lợi cho việc nghiên cứu và quản trị, người ra chia các chủ thể này thành hai loại cơ bản sau đây:
– Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ:
Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ là những cá nhân tự tiến hành kinh doanh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, thậm chí cả các tập đoàn đa quốc gia có quy mô nhỏ đang kinh doanh trên thị trường quốc tế (trên thị trường không phải là quốc gia xuất thân của mình, hoặc với các doanh nghiệp thuộc quốc gia khác quốc tịch với mình).
Trên thị trường thế giới, loại chủ thể là các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ nếu tính riêng lẻ thì hầu như không thấy rõ vai trò của chúng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu tính cả khối doanh nghiệp này thì chúng có vai trò khá quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới nơi mà các doanh nghiệp qui mô lớn chưa vươn tới.
– Các công ty đa quốc gia lớn/các doanh nghiệp lớn:
Loại chủ thể là các công ty đa quốc gia lớn/các doanh nghiệp lớn cũng bao gồm nhiều loại có quy mô khác nhau. Có doanh nghiệp có tài sản lớn hơn cả GDP của những quốc gia đang phát triển có quy mô nhỏ như Việt Nam, Lào, Campuchia,…
Vai trò của loại chủ thể này có thể nói là rất quan trọng đối với sự phát triển của từng thị trường/khu vực thị trường trên thế giới vì giá trị của từng giao dịch thường rất lớn trên khu vực toàn thế giới.
Loại chủ thể này kinh doanh ở đâu thì đều mang đến đó nhiều nguồn lực về vốn, quan hệ thị trường, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường thế giới và đem đến những giá trị quan trọng cho con người.
1.4. Các hình thức kinh doanh quốc tế:
Kinh doanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thường kinh doanh dưới nhiều hình thức vô cùng đa dạng và phong phú. Để nhằm việc thuận lợi cho hoạt động quản lí, người ta thường phân loại tất cả các hình thức kinh doanh quốc tế thành ba nhóm lớn sau đây:
– Thứ nhất, nhóm hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương bao gồm:
+ Nhập khẩu.
+ Xuất khẩu.
+ Chuyển khẩu.
+ Tái xuất khẩu.
+ Gia công quốc tế.
+ Xuất khẩu tại chỗ.
– Thứ hai, nhóm hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng bao gồm:
+ Hợp đồng cấp giấy phép.
+ Hợp đồng đại lí đặc quyền.
+ Hợp đồng quản lí.
+ Hợp đồng theo đơn đặt hàng.
+ Hợp đồng xây dựng và chuyển giao.
+ Hợp đồng phân chia sản phẩm.
– Thứ ba, nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
2. Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn trong kinh doanh quốc tế:
Khái niệm về hành vi đẩy nhanh và trì hoãn trong kinh doanh quốc tế.
Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn trong kinh doanh quốc tế trên thực tế sẽ thường được dùng để nhằm đề cập tới sự thay đổi của thanh toán hoặc biên lai thông thường trong giao dịch ngoại hối, dựa trên sự thay đổi dự kiến của tỉ giá hối đoái.
Khi một công ty hoặc tổ chức chính phủ có khả năng kiểm soát lịch nhận hoặc thực hiện thanh toán, thì tổ chức hay công ty đó có thể chọn thanh toán sớm hơn dự kiến hoặc trì hoãn thanh toán muộn hơn dự kiến. Những thay đổi này được thực hiện dựa trên dự đoán về việc chớp cơ hội kiếm lời từ việc thay đổi tỉ giá hối đoái. Hành vi này có thể nhận thấy ở cả giao dịch nhỏ và lớn.
Trong trường hợp một công ty ở một quốc gia sắp mua tài sản của công ty ở một quốc gia khác, và tiền tệ quốc gia của công ty mục tiêu dự kiến sẽ giảm giá trị so với quốc gia của công ty mua lại, thì việc trì hoãn mua sẽ là vì lợi ích của công ty mua lại.
Việc tăng cường tiền tệ được thanh toán sẽ dẫn đến giảm khoản thanh toán cho đơn vị được đề cập, trong khi đồng tiền bị suy yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí trong thời gian chậm thanh toán.
Đẩy nhanh và trì hoãn trong tiếng Anh là gì?
Đẩy nhanh một giao dịch được gọi là “leads” trong tiếng Anh, trong khi trì hoãn nó được gọi là “lags”.
Đẩy nhanh và trì hoãn trong tiếng Anh là Leads and Lags.
Leads and Lags còn được gọi là trò chơi thời hạn thanh toán.
Đặc điểm của Hành vi đẩy nhanh và trì hoãn:
Khi một công ty thực hiện một giao dịch ngoại hối dự kiến mà giao dịch đó là kết quả của một thỏa thuận, nó có thể cần phải mua hoặc bán một loại tiền tệ nhất định. Nếu công ty tin rằng tiền tệ có thể di chuyển theo một hướng nhất định thì công ty đó có thể chọn đẩy nhanh giao dịch hoặc trì hoãn nó để tận dụng kết quả tiềm năng. Trên thực tế thì các biến động giá bình thường từ cung và cầu giữa các quốc gia có thể rất khó dự báo, nhưng một số sự kiện chính trị nhất định thì đã có sẵn lộ trình xảy ra và có thể dễ dàng dự đoán hơn.
Ví dụ cụ thể: nếu một công ty Mỹ đã đồng ý mua một tài sản Canada, họ sẽ cần mua tiền Canada và bán tiền Mỹ để hoàn tất giao dịch. Nếu công ty tin rằng đồng đô Canada sẽ tăng giá so với đồng đô Mỹ, họ sẽ đẩy nhanh giao dịch trước khi giá của tài sản tăng theo đồng đô Mỹ.
Tuy nhiên, nếu công ty tin rằng đồng đô Canada sẽ suy yếu, họ sẽ trì hoãn thanh toán với hi vọng tài sản trở nên rẻ hơn theo đồng đô Mỹ.
Có những rủi ro xảy ra đối với hành vi đẩy nhanh hoặc trì hoãn giao dịch ở chỗ việc di chuyển tiền tệ có thể không diễn ra như mong đợi. Ví dụ: nếu công ty mua tài sản Canada chọn cách trì hoãn thanh toán vì tin rằng đồng đô Canada sẽ suy yếu. Nhưng trước khi thực hiện việc thanh toán, Ngân hàng trung ương Canada bất ngờ tăng lãi suất, đồng đô Canada tăng giá làm quyết định trì hoãn trở nên bất lợi. Vì lí do này, một số công ty sẽ chọn thực hiện một phần thanh toán tại thời điểm thỏa thuận và chờ thanh toán cho phần còn lại sau đó.