Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn gần gũi và vui vẻ một cách tôn trọng, nói cười hàng ngày và không đổ mồ hôi vì những việc nhỏ nhặt; ủng hộ những khoảnh khắc lớn và nhỏ của nhau. Vậy hạnh phúc gia đình là gì? Nền tảng một gia đình hạnh phúc?
Mục lục bài viết
1. Hạnh phúc gia đình là gì?
Định nghĩa của bạn về “hạnh phúc” có thể khác với định nghĩa của chúng tôi. Và những gia đình hạnh phúc có đủ mọi quy mô và sự pha trộn.
Gia đình là một trong những trụ cột của xã hội. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình hạnh phúc thường nói rằng gia đình chúng đã xích lại gần nhau hơn bởi những nghi lễ nhỏ và truyền thống gia đình. Một số món ăn vào một số ngày nhất định, bánh đặc biệt cho sinh nhật của họ, chuyến đi đường truyền thống hàng năm. Những thứ này mang lại cảm giác thân thuộc và an toàn. Những người khác nói rằng có ít nhất một bữa ăn mỗi ngày cùng nhau là phong tục quan trọng nhất. Ăn tối cùng nhau thường xuyên, mặc dù lịch trình bận rộn, cho phép các gia đình trò chuyện và gắn kết với nhau.
Nhiều chuyên gia tâm lý và các bậc cha mẹ tin rằng “một gia đình cùng cười, cùng ở với nhau”. Nhiều người sẽ nói với bạn rằng tiếng cười, niềm vui và trò chơi là một trong những khía cạnh quan trọng của một gia đình gắn bó. Sự lựa chọn trò chơi có thể khác nhau – trò chơi trên bàn, trò đố chữ, câu đố, trò chơi điện tử, v.v.; bất cứ điều gì thu hút mọi người tham gia là một lựa chọn!
Tin hay không thì tùy, nhiều gia đình hạnh phúc khẳng định rằng ngay cả những công việc gia đình cũng có thể là những hoạt động gắn kết tốt. Các hoạt động như lau cửa sổ, rửa bát hoặc cào sân sau mang lại cơ hội tốt để trò chuyện và bắt chuyện.
Hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân gia đình được hiểu thêm nhiều khía cạnh khác nhau. Có người cho rằng hạnh phúc gia đình là vợ chồng càng kiếm nhiều tiền càng tốt. Có người lại cho rằng một gia đình được coi là hạnh phúc trong đó vợ chồng con cái hiểu nhau, đời sống đủ ăn đủ mặc. Ngoài ra, giáo dục con lại được xác định trong mọi lĩnh vực đời sống tinh thần trong gia đình là thứ yếu… Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng lúc còn nghèo thì sống hạnh phúc, khi giàu thì nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn nên quan niệm này được xác định là không đúng đắn.
Đôi khi hạnh phúc ngay ở cạnh bạn mà bạn không biết, đó là lý do để khẳng định hành phúc không phải tìm kiếm đâu xa xôi. Trong công việc, bạn bè, cũng có niềm hạnh phúc nếu ta biết tìm kiếm và tận hưởng… Trong gia đình đôi khi hạnh phúc khi ta có cha có mẹ, có nụ cười trong những bữa cơm, trong những lúc gia đình cùng làm chung một công việc gì đó vui vẻ là bạn cảm thấy hạnh phúc. Khi có niềm vui, khi có yêu thương, hạnh phúc khi cha mẹ quan tâm, được bạn bè yêu mến… đó là sự thể hiện của hành phúc hay đơn giản chỉ là cái nắm tay của bàn tay rám nắng của mẹ… cũng khiến ta cảm thấy hạnh phúc.
Hay thậm chí thì hạnh phúc lại đơn giản là những công việc quây quần bên bếp của mẹ cùng mẹ làm bữa cơm cho gia đình, sau một tuần bận rộn không được quây quần bên bàn ăn. Hạnh phúc chính là gia đình hạnh phúc có khi ở ngay bên cạnh chúng ta. Đối với việc mà vợ chồng hòa thuận, hiếu thảo với cha mẹ, cùng ngồi bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống bộn bề cũng là một phần tạo nên hạnh phúc của một gia đình trong cuộc sống hiện nay.
Gia đình hạnh phúc được nhận định là những thứ mà bạn có thể tìm thấy và cảm nhận được, tuy nhiên, hạnh phúc lại không thể nào có thể cân đo đong đếm được mà việc cảm nhận được sự hành phúc của gia đình sẽ được thể hiện qua sự cảm nhận về những tháng ngày hai vợ chồng nắm tay nhau qua thử thách của cuộc sống và thời gian. Bởi vì không phải việc mà hai người cùng chia sẻ những niềm vui là hạnh phúc gia đình mà còn là khi biết có nửa kia cùng chia sẻ nỗi buồn. Gia đình hạnh phúc là khi bạn khóc có người thấu hiểu, tiếng lòng bạn có người lắng nghe…. Hay thậm chí là bố mẹ cùng nhau chăm sóc những đứa con, dắt chúng tập đi và nhìn chúng bước trên con đường đời mà chúng chọn, gia đình hạnh phúc có đôi khi chỉ là được bên nhau qua những ngày mưa cũng như những ngày gió, thấy nhau vẫn ở cạnh bên, vươn tay là tới, mở mắt là thấy hình bóng nhau…
2. Cách giữ gìn hạnh phúc gia đình:
Gia đình hạnh phúc được nhận định là một trong những việc mà các cặp vợ chồng thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của họ mà không ở đâu xa la khác.
Mỗi chủ thể đều có cách giữ gia đình hạnh phúc của mỗi người là không giống nhau và theo một cách riêng thế nhưng có một điểm chung nhất. Bởi vì gia đình hạnh phúc cần sự sẻ chia từ hai phía. Bởi vì không có một mối quan hệ nào mà không được xác lập từ hai phía. Cũng chính vì nguyên nhân này mà những người vợ, người chồng không chăm lo cho gia đình, cứ mải chạy theo những cám dỗ bên ngoài sẽ chỉ nhận được thỏa mãn trong phút chốc mà không thể nắm bắt được hạnh phúc thật sự, thứ sẽ khiến bạn thanh thản trong tâm hồn và bình yên trong mỗi giấc ngủ. Từ đó, mà sự thiếu lòng tin của hai bên đã làm cho rất nhiều gia đình hạnh phúc đã đổ vỡ khi đó, hai vợ chồng đã đánh mất cơ hội được chung hưởng hạnh phúc khi bên nhau trao tin tưởng và yêu thương, cảm nhận những phút giây hạnh phúc mà một gia đình bình thường nên có. Gia đình như vậy chỉ có áp lực và khó chịu chẳng thể lâu bền.
3. Nền tảng một gia đình hạnh phúc?
Nhiều gia đình được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Kinh tế hộ gia đình từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, chăm sóc người cao tuổi được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được phát huy.
Chăm lo, xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình là giá trị cao quý mà mỗi con người Việt Nam luôn hướng tới. Những giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân luôn được trân trọng. Những thành tựu xây dựng gia đình đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; đồng thời thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam.
Chi tiêu của gia đình cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của hộ gia đình, đặc biệt là chi cho dịch vụ y tế và giáo dục. Chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để ngăn chặn, chấm dứt những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội đối với gia đình. Bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, lao động trẻ em chưa được xử lý triệt để, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục giá trị, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ còn hạn chế.
Nền tảng của một gia định hành phúc sẽ được thể hiện thông qua sự gắn kết giữ các cặp vợ chồng trong gia đình lại với nhau. Từ đó để có thể nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; và xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi vì gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những yêu cầu quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Cần chú trọng hơn nữa việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo hướng bảo đảm sự gắn kết xã hội và phát huy vai trò của gia đình. Chính sách gia đình phải hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng trẻ em, người yếu thế và người cao tuổi; xây dựng danh mục dịch vụ công và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình, hỗ trợ gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc bên cạnh thúc đẩy bình đẳng giới.